Một vài nét về vấn đề phòng ngừa và điều trị loãng xƣơng hiện nay

Một phần của tài liệu Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tuổi tại xã tam hưng huyện thanh oai hà nội năm 2012 (Trang 29 - 30)

Chẩn đoán loãng xương không thể dựa vào triệu chứng lâm sàng vì bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi xương trở nên giòn và dễ gẫy. Kanis J.A,1991 nêu rằng khi bệnh nhân có biểu hiện gẫy xương thì bị mất khoảng 30-50% tổ chức bè xương và 25-30% tổ chức vỏ xương. Vì vậy việc tăng cường khối lượng xương đỉnh lúc trẻ và phòng ngừa nhằm giảm thiểu nguy cơ loãng xương lúc về già là vấn đề rất quan trọng.

- Chế độ ăn:

Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ calci và vitamin D theo nhu cầu của cơ thể trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Ngoài calci và vitamin D, chế độ ăn cũng cần đảm bảo có đầy đủ các yếu tố khác như: protein; hoa quả và rau các loại; các vitamin và các khoáng chất (vitamin A,B, K; Magie; kẽm)[59]

- Chế độ tập luyện thể dục:

Thể dục thể thao và các hoạt động thể lực rất quan trọng đối với sự vững chắc của bộ xương. Cần duy trì các hoạt động thể lực ít nhất 3 ngày/ tuần và mỗi lần ít nhất 30 phỳt. Cỏc hoạt động thể lực tốt cho xương bao gồm: đi bộ, chạy, khiêu vũ, cầu lông, xà đơn, xà kép, cử tạ...)[23]

- Thay đổi lối sống:

Từ bỏ các thói quen không tốt cho xương như hút thuốc lá, lạm dụng rượu, thói quen tĩnh tại ít vận động, duy trì cân nặng bình thường [83]

- Sử dụng thuốc:

Sử dụng các nội tiết tố: tuy nhiên hiện nay các nội tiết tố được cho là chỉ có lợi ích về sinh dục mà ít hiệu quả trong dự phòng mất xương sau mãn kinh. Estrogen kèm theo progesteron chỉ định với LX sau mãn kinh. Nội tiết tố sinh dục nam chỉ định dự phòng LX ở nam giới

Ở các nước phát triển, vấn đề nghiên cứu loãng xương và nguy cơ gãy xương do loãng xương đã và đang được nghiên cứu sâu. Nhưng ở Việt Nam cũng như ở một số nước đang phát triển khác, số liệu nghiên cứu về vấn đề này cũn ớt.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tuổi tại xã tam hưng huyện thanh oai hà nội năm 2012 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)