Thuận lợi khi nuôi lợn địa phương:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn bản nuôi tại huyện tân lạc, tỉnh hòa bình​ (Trang 51)

Dễ nuôi 180 100

Đầu tư ít 154 85,56

Tận dụng được các loại thức ăn 165 91,67

Ít bệnh 126 70,00

Dễ bán 166 92,22

Phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng 170 94,44

Mặt khác, theo thông tin từ người chăn nuôi, việc nuôi lợn bản cũng gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định. Những thuận lợi như chi phí đầu tư thấp, tận dụng được nguồn lao động, tận dụng đất đai và nguồn thức ăn dư thừa của gia đình đã được người dân khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi nuôi lợn bản là tăng khối lượng chậm, khối lượng cơ thể chỉ đạt khoảng 34 kg sau 11 tháng nuôi. Ngoài ra, nguồn cung cấp con giống cho người chăn nuôi hiện nay cũng là một khó khăn lớn, đặc biệt khi ngành chăn nuôi nước ta đang trong xu thế nhập nội các giống lợn ngoại cho năng suất cao với thời gian nuôi ngắn. Đây cũng chính là nguyên nhân lớn nhất gây nên sự suy giảm nguồn gen của lợn bản địa (Lê Viết Ly và cs, 2003). Những hộ chăn nuôi lợn bản địa thường là chăn nuôi nhỏ, có khả năng tận dụng lao động, tận dụng đất đai và nguồn thức ăn dư thừa của gia đình, sản phẩm tạo ra đa dạng và có chất lượng cao. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, nguồn con giống, nguồn cung cấp thức ăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, ...

3.1.7. Khả năng tiêu thụ và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn bản truyền thống

Kết quả điều tra về khả năng tiêu thụ lợn bản và hiệu quả kinh tế do lợn bản mang lại được trình bày trong bảng 3.8.

Kết quả điều tra ở bảng 3.8 cho thấy:

- Cách tiêu thụ: Có 55% (99/180) số phiếu trả lời là bán để lấy tiền, 20% (36/180) trả lời rằng nuôi lợn phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình trong các dịp

lễ, tết, cưới hỏi và 25% (45/180) trả lời nuôi lợn để thịt ăn và bán một phần cho các hộ khác mà không tính toán kinh tế.

- Về khả năng tiêu thụ: tất cả các hộ điều tra đều cho rằng lợn bản là rất dễ bán hoặc dễ bán nên khả năng tiêu thụ cao (100,00% số người được hỏi trả lời). Mặc khác, lợn bản được nuôi chủ yếu bởi người dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp cận thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, thị trường tiêu thụ của lợn bản chưa được mở rộng, chủ yếu là bán cho người trong cùng bản làng sử dụng khi gia đình có việc ma chay, hiếu hỉ và cúng giỗ (23,33% ý kiến trả lời). Ngược lại, số người bán lợn bản cho lái buôn từ nơi khác đến hoặc tiêu thụ lợn ở chợ chiếm tỷ lệ rất thấp (tỷ lệ tương ứng là 42,22% và 34,44%).

- Về hiệu quả kinh tế: có 86,67% ý kiến đánh giá hiệu quả kinh tế do lợn bản đem lại ở mức bình thường và có 13,33% ý kiến cho rằng hiệu quả kinh tế của lợn này là thấp. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do nền chăn nuôi của người dân chủ yếu là nhỏ, lẻ, chi phí đầu tư thấp, bị hạn chế trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Một phần khác người chăn nuôi cho biết do sở thích của người già thích có vật nuôi to ở trong chuồng nên nuôi thời gian dài mà không tính đến hiệu quả kinh tế. .. Do đó, người chăn nuôi chưa thể khai thác có hiệu quả giá trị của lợn bản, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Sản phẩm sản xuất của các hộ chăn nuôi thường được gia đình tự tiêu thụ hoặc bán để lấy tiền chi tiêu

Bảng 3.8. Các cách tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của lợn bản TT Thông tin điều tra Số phiếu TT Thông tin điều tra Số phiếu

trả lời Tỉ lệ (%) 1 Một số đặc điểm về tiêu thụ lợn bản Cách tiêu thụ Bán 99 55 Tự tiêu thụ 36 20 Bán và dùng 45 25 Nơi tiêu thụ Người trong bản 42 23,33 Lái buôn (tại nhà) 76 42,22

Chợ 62 34,44

Khả năng tiêu thụ

Dễ bán 141 78,33

Khó bán 0

2 Hiệu quả kinh tế

Rất cao 0 0

Cao 0 0

Bình thường 156 86,67

Thấp 24 13,33

Rất thấp 0 0

3.2. Kết quả của việc ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất sinh sản của lợn bản sinh sản của lợn bản

Sau khi điều tra ban đầu về thực trạng chăn nuôi lợn bản ở 3 xã nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn nái giống bản địa tại 3 xã này, trên cơ sở áp dụng một số giải pháp kỹ thuật tổng hợp vào chăn nuôi lợn nái sinh sản. Từ thí thi nghiệm (20 lợn đối chứng được nuôi theo hình thức cũ và 20 lợn thí nghiệm có những thay đổi về biện phát kỹ thuật trong chăn nuôi). Các hộ chăn nuôi lợn thuộc lô thí nghiệm được hỗ trợ một phần thức ăn đậm đặc, tập huấn hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh cho lợn bằng vaccin, ghép đôi giao phối tránh đồng huyết, cải tạo chuồng nuôi, tiêm bổ sung sắt cho lợn con, chủ động cai sữa cho lợn con …. hiệu quả chăn nuôi lợn nái Bản đã được cải thiện đáng kể. Kết quả cụ thể như sau:

3.2.1. Ảnh hưởng của việc cải thiện chế độ dinh dưỡng cho lợn nái mang thai đến năng suất sinh sản của lợn nái Bản

3.2.1.1. Ảnh hưởng của việc cải thiện chế độ dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Bản

Sinh lý sinh sản là một đặc điểm sinh học hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản của lợn nái. Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản, bao gồm một số chỉ tiêu: tuổi động dục lần đầu, khối lượng cơ thể khi động dục lần đầu, thời gian động dục, chu kỳ động dục, thời gian mang thai, thời gian động dục trở lại sau cai sữa. Việc nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý sinh dục là cơ sở để đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của một giống, dòng... Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Bản giai đoạn kiểm định nuôi bằng khẩu phần ăn truyền thống và lợn

nái Bản nuôi bằng khẩu phần ăn cải thiện chế độ dinh dưỡng được thể hiện qua bảng 3.9

Kết quả bảng 3.9 cho thấy:

Tuổi động dục lần đầu của lợn nái Bản lô đối chứng (nuôi bằng khẩu phầần ăn truyền thống) là 147,65 ngày lô thí nghiệm (có bổ sung thêm thức ăn đậm đặc) là 144,40 ngày. Kết quả phân tích thống kê cho thấy tuổi động dục lần đầu của lô thí nghiệm sớm hơn 3,25 ngày so với lô đối chứng song sự sai khác này không mang ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuổi động dục lần đầu của cả hai nhóm lợn nghiên cứu tại Tân Lạc, Hòa Bình của chúng tôi đều sớm hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hà và Phùng Thị Hà (2013) khi nghiên cứu tại Yên Châu, Sơn La (148,45 ngày). Sự khác nhau này càng xa khi so với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Sơn (2015) nghiên cứu trên lợn Mẹo tại Nghệ An (230 ngày).

Tuổi phối giống lần đầu của lợn nái Bản ở lô thí nghiệm là 167,90 ngày trong khi đó chỉ tiêu này ở lô đối chứng là 173,05 ngày. Khi so sánh thống kê cho thấy sự sai khác này không mang ý nghĩa thống kê (P>0,05). Đinh Thị Thu Lan (2014) khi nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái Rừng, Meishan và F1(Rừng x Meishan)

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu Sinh lý sinh sản của lợn nái Bản

Chỉ tiêu ĐVT

Lô TN

(n=20) Lô ĐC (n=20) P XmX XmX

Tuổi động dục lần đầu Ngày 144,40 ± 3,03 147,65 ± 3,06 0,444 Tuổi phối giống lần đầu Ngày 167,90 ± 3,09 173,05 ± 3,13 0,237 Khối lượng cơ thể động dục lần đầu Kg 34,18a ± 0,62 27,70b ± 0,79 0,001 Thời gian động dục Ngày 2,85 ± 0,10 2,80 ± 0,10 0,719 Chu kỳ động dục Ngày 23,50 ± 0,50 22,90 ± 0,73 0,304 Thời gian mang thai Ngày 114,55 ± 0,69 114,35 ± 0,43 0,802 Thời gian động dục lại sau cai sữa Ngày 17,70b ± 0,66 25,05a ± 1,16 0,001

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Nuôi tại Tam Điệp, Ninh Bình cho biết tuổi phối giống lần đầu của lợn Meishan (144,25 ngày) thì lợn nái Bản nuôi tại Tân Lạc, Hòa Bình muộn hơn. Tác giả Lê Đức Thạo (2017) khi nghiên cứu trên lợn lai ½ VCN15 – MS15 cho biết chỉ tiêu này là 181,17 ngày. Theo tác giả Lê Đình Phùng và Mai Đức Trung (2008), lợn nái Móng Cái nuôi trong nông hộ tại Quảng Bình có tuổi động dục lần đầu là 5,81 tháng tuổi (khoảng 174,3 ngày), theo Lê Thị Thúy và Bùi Khắc Hùng (2008), với lợn nái Móng Cái nuôi trong nông hộ tại Sơn La có tuổi động dục lần đầu là 139 ngày.

Khối lượng cơ thể khi động dục lần đầu của lợn nái lô đối chứng là 27,70 kg; trong khi lợn thuộc lô thí nghiệm đạt khối lượng 34,18 kg. Khi phân tích thống kê cho thấy với (P < 0,05) thì khối lượng cơ thể khi động dục lần đầu của lợn lô thí nghiệm cao hơn đáng kể so với lô đối chứng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Đức Thạo (2017) khi nghiên cứu trên lợn VCN15 khi nuôi tại Thừa Thiên Huế, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Duy Phẩm và cs (2014) khi nghiên cứu trên lợn VCN15 (từ 36,2 - 42,8 kg). Thời gian động dục của nhóm lợn nái Bản lô đối chứng trung bình là 2,80 ngày trong khi của nhóm thí nghiệm là 2,85 ngày. Thời gian động dục của cả 2 nhóm lợn không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn với kết quả nghiên cứu của Từ Quang Hiển và cs (2004), lợn Lang là 3,25 ngày; lợn Đen có thời gian động dục là 3,06 ngày.

Chu kỳ động dục của hai nhóm nái bản đối chứng và thí nghiệm không có sự khác biệt nhiều (P > 0,05). Ở lợn nái đối chứng chu kỳ động dục trung bình là 22,35 ngày và ở lô nái thí nghiệm là 22,90 ngày. Nguyễn Hưng Quang (2000) cho biết, chu kỳ động dục của lợn nái đen địa phương ở Ba Bể, Bắc Kạn là 21,14 ngày. So sánh với nghiên cứu trên thấy lợn nái Bản nuôi tại Tân Lạc, Hòa Bình có chu kỳ động dục dài hơn.

Thời gian mang thai là chỉ tiêu sinh lý sinh sản ổn định mang tính di truyền theo loài, ở lợn thời gian mang thai là 114 ± 2 ngày (Trần Thanh Vân và cs, 2017). Qua kết quả theo dõi, thời gian mang thai của cả hai nhóm lợn đều tương đương với trung bình chung của loài. Thời gian mang thai của nhóm lợn đối chứng và thí nghiệm lần lượt là 114,35 ngày và 114,55 ngày. Thời gian mang thai của 2 nhóm lợn nái không có sự chênh lệch lớn (P > 0,05) và phù hợp với đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả như: Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà (2005) cho thấy thời gian mang thai của lợn Mẹo - Sơn La là 114,26 ngày; Ma Thị Điềm (2016) cho biết thời gian mang thai trung bình của nái địa phương nuôi tại Bắc Kạn là 115,50 ngày.

Thời gian động dục trở lại sau cai sữa là khoảng thời gian từ khi lợn nái cai sữa cho con đến khi động dục lứa tiếp theo. Thời gian này được rút ngắn là rút ngắn được khoảng cách giữa các lứa đẻ, tăng được lứa đẻ/năm từ đó tiết kiệm được thức ăn và công chăm sóc. Thời gian động dục trở lại sau cai sữa theo dõi được trên đàn lợn nái đối chứng trung bình là 25,05 ngày trong khi của nhóm thí nghiệm là 17,70 ngày. Như vậy, thời gian động dục trở lại tính từ khi cai sữa của nhóm lợn nái thí nghiệm ngắn hơn so với đối chứng gần 8 ngày. Với P <0,001 thì thời gian động dục lại sau cai sữa của lợn lô thí nghiệm sớm hơn đáng kể so với lô đối chứng. Kết quả này thu được theo chúng tôi, là do ảnh hưởng của việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và quá tình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn này. Từ các kết quả trên cho thấy, khi lợn bản được chăm sóc nuôi dưỡng tốt và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ hơn thì một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục cũng được cải thiện rõ rệt.

3.2.1.2. Ảnh hưởng của việc cải thiện chế độ dinh dưỡng đến năng suất sinh sản của lợn nái Bản

Trong chăn nuôi lợn nái số lợn con sơ sinh, số lợn con sơ sinh sống, số lợn con sống đến đến cai sữa, số lứa đẻ/năm là những tính trạng quan trọng, là chìa khoá quyết định năng suất chất lượng đàn nái và hiệu quả chăn nuôi lợn nái. Khối lượng sơ sinh/con; khối lượng sơ sinh/ổ; khối lượng khi cai sữa/con; khối lượng cai sữa/ổ là

những chỉ tiêu đánh giá khả năng chuyển hóa thức ăn, khả năng làm mẹ của lợn nái. Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của lợn bản được trình bày tại bảng 3.10. Số liệu bảng 3.10 cho thấy:

Số con đẻ ra/ổ ở lợn nái Bản lô đối chứng đạt bình quân 6,65 con/ổ; lô thí nghiệm là 7,75 con/ổ. Kết quả phân tích thống kê cho thấy sự sai khác này là rất rõ ràng (P<0,05). Điều này cho thấy khi bổ sung dinh dưỡng vào khẩu phần ăn cho lợn nái Bản giai đoạn kiểm định đã nâng cao được số lợn con đẻ ra/lứa. So sánh với các kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu này ở một số giống lợn khác chúng tôi có nhận xét: số con sơ sinh đẻ ra/ ổ ở lợn bản tương đương với lợn Mẹo nuôi tại Nghệ An (Phạm Văn Sơn, 2015), lợn Móng Cái 7,6 con/ổ (Ma Thị Điềm, 2016); lợn bản (Hòa Bình) 7,33 con/ổ (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009) nhưng thấp hơn nhiều so với lợn Hạ Lang (Cao Bằng) 10,45 con/ ổ (Từ Quang Hiển và cs., 2004); và cao hơn lợn Hung - Hà Giang là 6,12 con/ ổ (Nguyễn Văn Mão và cs., 2013). Theo chúng tôi, để tăng năng suất sinh sản cho lợn nái cần thực hiện tốt một số kỹ thuật quan trọng như xác định thời điểm phối tinh thích hợp, nguyên tắc là phối vào thời điểm nào để xác suất tinh trùng gặp được tế bào trứng nhiều nhất.

Các chỉ tiêu: số con sống đến 24 giờ/ổ, số con cai sữa (60 ngày tuổi)/lứa; số lứa đẻ/năm; khối lượng sơ sinh/con; khối lượng sơ sinh/ổ; khối lượng 60 ngày/con và

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn Bản

Chỉ tiêu ĐVT Lô TN (n=20) Lô ĐC (n=20) P

XmX XmX

Số con đẻ ra/lứa Con 7,75a ± 0,39 6,65b ± 0,34 0,034 Số con còn sống đến 24 giờ Con 7,00a ± 0,31 6,00b ± 0,25 0,013 Số con cai sữa/lứa (60 ngày) Con 6,55a ± 0,28 5,60b ± 0,20 0,008 Số lứa đẻ/năm Lứa 1,87a ± 0,01 1,80b ± 0,01 <0,001 Khối lượng sơ sinh/con kg 0,49a ± 0,02 0,37b ± 0,01 <0,001

Khối lượng sơ sinh/ổ Kg 3,80a ± 0,26 2,44b ± 0,13 0,001 Khối lượng 60 ngày/con kg 6,03a ± 0,25 4,74b ± 0,13 0,001 Khối lượng 60 ngày/ổ kg 39,30a ± 2,31 26,25b ± 0,81 0,001

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Khối lượng lúc 60 ngày/ổ của lô thí nghiệm lần lượt là 7,00 con; 6,55 con; 1,87 lứa; 0,49 kg/con; 3,80 kg; 6,03 kg/con và 39,30 kg cao hơn (P<0,05) so với lô đối chứng lần lượt là 6,00 con; 5,6 con; 1,80 lứa; 0,37 kg/con; 2,44 kg; 4,74 kg/con và 26,25 kg. Điều này cho thấy khi bổ sung dinh dưỡng cho lợn nái địa phương (lợn bản) cũng đã cải tiến được năng suất sinh sản.

Tác giả Lê Đức Thạo (2017) nghiên cứu trên lợn VCN-MS15 ở 2 lứa đầu cho biết số con đẻ sơ sinh/ổ là 11,78 con; lợn Meishan có số con sơ sinh là 13,7 con/lứa (Phạm Duy Phẩm và cs (2014) thì số kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn điều này có thể là do lợn nái Bản có số lượng tế bào trứng rụng thấp và tỷ lệ sống của bào thai trong giai đoạn trước khi đẻ chưa cao.

Theo nghiên cứu của Từ Quang Hiển và cs. (2004) cho biết, lợn Hạ Lang có số con sơ sinh sống/ổ là 9,95 con; lợn Vân Pa là 7 con sơ sinh sống/ ổ (Đặng Hoàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn bản nuôi tại huyện tân lạc, tỉnh hòa bình​ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)