Chỉ tiêu Đơn vị tính Lô TN Lô ĐC
Ngô Kg 55 55
Cám gạo Kg 15 15
Bột sắn Kg 10 10
Tổng 100 100
Năng lượng trao đổi Kcal/kg 3040 3040
Protein (min) % 14,64 14,64
Canxi (max) % 1,27 1,27
Photpho (min) % 0,79 0,79
Lô đối chứng: lợn nuôi theo tập quán địa phương bán chăn thả Lô thí nghiệm: Nuôi theo phương thức nhốt hoàn toàn
Các hộ chăn nuôi được lựa chọn đều có đặc điểm về chuồng trại, điều kiện địa lý cũng như trình độ dân trí như nhau. Các khẩu phần ăn thí nghiệm được thiết lập nhằm tận dụng được các nguyên liệu sẵn có ở địa phương gồm cám gạo, bột ngô, gạo tấm, rau… có bổ sung thêm thức ăn đậm đặc. Lợn được cho ăn 2 lần/1 ngày vào lúc 7 giờ sáng và lúc 5 giờ chiều. Lợn được cho ăn các loại thức ăn xanh 2 lần/ngày.
* Các chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái
- Thời gian mang thai (ngày): Xác định chỉ tiêu này bằng cách xác định khoảng thời gian từ khi lợn được phối giống có chửa đến khi đẻ.
- Số lợn con sơ sinh (con/ổ): Là số con khi đẻ xong kể cả những con chết và được xác định bằng cách đếm tổng toàn bộ lợn con được sinh ra tính thời điểm lợn đẻ xong con cuối cùng.
- Số lợn con sơ sinh sống (con/ổ): Xác định bằng cách đếm số lợn con sống từ lúc sinh xong đến lúc 24 giờ.
- Khối lượng lợn con sơ sinh (kg/con): Là khối lượng lợn con được xác định ngay sau khi đẻ được lau khô, cắt rốn, bấm răng nanh và chưa cho bú sữa đầu. Được xác định bằng cân đồng hồ có khả năng cân tối đa 2 kg với phân độ nhỏ nhất là 10 gram, cân khối lượng từng con.
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg): Được xác định bằng cách cân toàn bộ khối lượng lợn con sau khi đẻ được lau khô, cắt rốn, bấm răng nanh và chưa cho bú sữa đầu. Được xác định bằng cân đồng hồ có khả năng cân tối đa 15 kg với phân độ nhỏ nhất là 50 gram.
- Khối lượng lợn con lúc cai sữa (60 ngày tuổi) (kg/con): Được xác định bằng cân đĩa có khả năng cân tối đa 15 kg với phân độ nhỏ nhất là 50 gram, cân khối lượng từng con.
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg): chỉ tiêu này được xác định bằng cách cân toàn bộ lợn con trước khi cho ăn bằng cân đồng hồ có khả năng cân tối đa 15 kg với phân độ nhỏ nhất là 50 gram, cân từng con một rồi cộng tổng khối lượng của đàn.
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày): Xác định khoảng thời gian từ lúc cai sữa đến lúc lợn mẹ có biểu hiện động dục trở lại.
- Số lứa đẻ/năm (lứa): Được xác định như sau:
Số lứa đẻ/năm (lứa) =
365 ngày
Khoảng cách lứa đẻ (ngày) - Tỷ lệ sống của lợn con sau cai sữa (%) được xác định như sau:
Tỷ lệ sống (%) =
Số con còn sống đến cai sữa 60 ngày tuổi/ổ
x 100 Số con để nuôi/ổ
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được xử lý bằng chương trình Excel và Minitab 14.0 theo phương pháp thông kê của Tukey-Kramer với mức α tương ứng là 0,05 và 0,01.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả điều tra thực trạng chăn nuôi lợn bản tại một số xã của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình Lạc, tỉnh Hòa Bình
3.1.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
Tiến hành điều tra về các loại lợn được nuôi tại 3 xã nghiên cứu (mỗi xã điều tra 60 hộ). Sau khi thu thập, tính toán số liệu, kết quả được trình bày ở bảng 3.1.