Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn bản nuôi tại huyện tân lạc, tỉnh hòa bình​ (Trang 27 - 30)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Lợn bản tại Hòa Bình có tầm vóc nhỏ, thân hình thanh chắc, mình ngắn, tai nhỏ dựng đứng, lưng thẳng hoặc hơi võng, lông da đen tuyền, lông dài và cứng, chân nhỏ, đi móng, mắt tinh nhanh, mặt nhỏ, mõm dài nhọn. Lợn bản khác với lợn Lũng Pù là lúc trưởng thành chỉ đạt 45 - 50 kg, bụng không sệ, thân hình gọn và đặc trưng là 4 móng chân màu trắng khác với lợn Lũng Pù là trắng từ khuỷu chân xuống đến móng. Lợn Bản thường có 7 - 8 vú (Quách Văn Thông, 2009) ; Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009).

Theo Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) thì tuổi động dục lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của lợn bản tại Điện Biên là khá muộn lần lượt là 336,91 và 451,4 ngày. Tuổi phối giống lần đầu của lợn Lang tại Cao Bằng là 219,90 ngày (Từ Quang Hiển và cs., 2004). Một nghiên cứu khác đối với lợn đen của các tỉnh phía Bắc, tác

giả Nguyễn Mạnh Cường và cs. (2010) công bố tuổi động dục lần đầu là 162,0 ngày. Tác giả Phạm Hữu Doanh (1995) cho biết lợn Móng Cái có tuổi động dục lần đầu là 120,18 ngày, khối lượng động dục lần đầu là 23,40 kg và tuổi phối giống lần đầu là 186,5 ngày.

Nhiều nghiên cứu đã được công bố cho thấy, các chỉ tiêu số con sinh ra/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ của phần lớn giống lợn bản địa đạt được thường là thấp (ngoại trừ lợn Móng Cái). Các chỉ tiêu này ở lợn Kiềng Sắt trung bình của 3 lứa đầu lần lượt là 6,86; 6,56 và 6,56 con (Hồ Trung Thông và cs., 2011) Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục và cs. (2010) trên lợn Khùa cho thấy các chỉ tiêu về số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ lần lượt là 6,54; 6,33 và 5,67 con; nghiên cứu trên lợn bản nuôi tại Điện Biên các chỉ tiêu này lần lượt là 5,86 con; 5,76 con và 5,55 con (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010) .

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, tính năng sản xuất của lợn bản nuôi tại Tân Lạc, tác giả Quách Văn Thông (2009) cho biết: tuổi phối giống lần đầu là 208,02 ngày khi lợn đạt 32,80 kg, tuổi đẻ lứa đầu 394,80 ngày, số con sơ sinh/ổ 7,26 con, số con sơ sinh sống/ổ 6,63 con, khối lượng sơ sinh/con 0,42 kg, số con cai sữa/ổ 5,95 con, khối lượng cai sữa/con 5,2 kg ở thời gian cai sữa là 82,07 ngày.

Công bố của Nguyễn Mạnh Cường và cs. (2010), khi nghiên cứu về năng suất thịt lợn đen địa phương nuôi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy lợn đen có tỷ lệ móc hàm khá cao (77,25%), tỷ lệ thịt xẻ trung bình 68,40% và tỷ lệ nạc thấp 37,85%. Nghiên cứu của Phạm Văn Giới và Nguyễn Văn Đức (2007) đối với lợn đen Lũng Pù cho thấy tỷ lệ móc hàm tương đối thấp là 66,69% và tỷ lệ thịt xẻ/móc hàm là 68,34%, tỷ lệ nạc của giống lợn này tương đương với các giống lợn bản địa Việt Nam, trung bình là 37,43, cao nhất là 38,01%.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Giống lợn Meishan có nguồn gốc từ Trung Quốc được biết đến là một giống lợn nỗi tiếng thế giới về số lượng vú nhiều, thành thục về tính sớm và có khả năng sinh sản cao (Haley, C.S. và Lee G. S.,1990). Nhiều nước trên thế giới (Pháp, Mỹ, Anh...) đã nghiên cứu sử dụng lợn Meishan để nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái thông qua khai thác ưu thế lai của con mẹ trong các tổ hợp lai. Nhiều năm qua, các

nhà khoa học Châu Âu cũng đã sử dụng lợn Meishan để nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái với việc khai thác tối đa ưu thế lai của con mẹ trong các tổ hợp lai có giống Meishan (Kuhlers và cs, 1988). Điều đặc biệt là ưu thế lai giữa lợn Meishan và các giống lợn trắng của châu Âu cao hơn khi lai giữa các giống lợn trắng Châu Âu với nhau (Mercer và Hoste.,1994). Hill và Web (2002), cho biết, tại Pháp người ta đã dùng tỷ lệ 1/2 giống lợn Trung Quốc trong công thức lai (Large White x Meishan) có thể làm tăng 3,7 lợn con/ổ, 3,5 lợn con cai sữa.

Gunsett và Robison (1990), cho biết lợn nái lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỷ lệ thụ thai cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng nhiều hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ cao hơn (0,6 - 0,7 con) và số con cai sữa/ổ (0,8 con) nhiều hơn so với lợn nái thuần chủng. Tỷ lệ nuôi sống lợn con ở các lợn nái lai cao hơn (5%), khối lượng sơ sinh/ổ (1 kg), khối lượng 21 ngày/ổ (4,2 kg) cao hơn so với lợn nái giống thuần.

Theo Soukanh Keonouchanh và cs. (2011) lợn Moo Lat ở Lào có tuổi động dục lần đầu (182 - 197 ngày), khối lượng động dục lần đầu là 21 - 31 kg, khối lượng phối giống lần đầu là 42 - 48 kg, tuổi phối giống lần đầu lớn hơn 360 ngày, số lứa đẻ/nái/năm là 1,5 lứa và có số con sơ sinh sống/ổ là 7 - 8 con. Thời gian cai sữa khoảng 3 tháng lợn đạt khối lượng 7,8 kg/con. Tác giả này cũng cho biết rằng, khả năng tăng khối lượng của lợn đực thấp hơn của lợn cái, trung bình khối lượng cơ thể lợn đực là 20,5 kg với thời gian nuôi 170 - 200 ngày.

Nghiên cứu khả năng sinh sản của một số giống lợn bản địa Mexico, Lemus và cs. (2003) cho biết lợn Hairless có số con sinh ra/ổ là 6,36 con, số con sơ sinh sống/ổ: 6,04 con, khối lượng sơ sinh/ổ: 6,32 kg, khối lượng sơ sinh/con: 1,01 kg, số con cai sữa/ổ: 4,2 con, khối lượng cai sữa/ổ: 21,35 kg, khối lượng cai sữa/con: 5,25 kg, tuổi đẻ lứa đầu: 534,64 ngày, thời gian mang thai: 113,38 ngày, thời gian cai sữa: 40,30 ngày, thời gian động dục trở lại: 11,39 ngày, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 159,60 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn bản nuôi tại huyện tân lạc, tỉnh hòa bình​ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)