3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1.5. Một số đặc điểm về nguồn giống, phương thức nuôi dưỡng và tình
dụng thức ăn nuôi lợn bản tại địa phương
Để tìm hiểu rõ hơn về cơ cấu đàn lợn giống, cách thức nuôi dưỡng lợn Bản tại địa phương, chúng tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên trên 180 hộ chăn nuôi lợn tại 3 xã (mỗi xã 60 hộ) theo mẫu phiếu đã chuẩn bị sẵn. Kết quả tổng hợp sau khi thu thập thông tin được trình bày ở bảng 3.6.
Số liệu bảng 3.6 cho thấy:
- Về nguồn giống: Lợn bản có thể do chính người nuôi lai tạo (61,67% tổng số hộ trả lời) hoặc được mua giống từ nơi khác (38,33% ý kiến). Đây là vấn đề khó khăn trong công tác quản lý vì nguy cơ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống do giao phối cận huyết. Tình trạng này cũng phổ biến đối với một số lợn bản địa khác như lợn lợn
Mẹo, lợn Vân Pa (Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, 2005; Lê Thị Thúy và Bùi Khắc Hùng, 2008)
- Về phương thức chăn nuôi: Tổng số 51,11% số người được hỏi cho biết đa số người dân nuôi lợn bản theo phương thức thả rông. Ngoài ra, phương thức nuôi bán thả và nuôi nhốt cũng được sử dụng nhưng với tỉ lệ thấp hơn, tương ứng là 19,44% và 29,44% ý kiến trả lời. Mặt khác, do lợn bản còn mang nhiều tập tính của động vật hoang dã như tính bầy đàn cao, tự tìm kiếm thức ăn, ... nên đã ảnh hưởng đến phương thức nuôi của người dân. Phương thức nuôi thả tự do trong rừng và trong các bản làng cũng được người dân tộc thiểu số ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình áp dụng trên lợn bản. Khi điều tra về phương thức chăn nuôi của 3 xã, chúng tôi thấy rằng có sự khác nhau về phương thức nuôi đến từ tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt của người dân. Các hộ dân ở Phú Cường có hương ước của địa phương trong thực hiện nông thôn mới và đời sống văn hóa ở khu dân cư cũng như diện tích đất đai trồng trọt ít hơn nên họ hạn chế thả rông lợn. Ở xã Phú Vinh và Trung Hòa hiệu lực của hương ước thôn vẫn chưa được thực hiện triệt để cộng với diện tích đất ở của ngươi dân rộng nên vẫn còn một số hộ thả rông lợn.
Bảng 3.6. Đặc điểm về nguồn giống, phương thức nuôi và mức độ sử dụng các loại thức ăn trong chăn nuôi lợn bản (Số phiếu điều tra: 180) TT Thông tin điều tra Số phiếu trả
lời có
Tỉ lệ (%)
1 Nguồn con giống
Tự tạo (lợn nái của nhà đẻ
ra) 111 61,67 Mua từ nơi khác 69 38,33 2 Phương thức nuôi Thả rông 92 51,11 Bán chăn thả 35 19,44 Nhốt 53 29,44 3 Rau lang 135 75,00 Cám gạo 160 88,89
Mức độ sử dụng các loại thức ăn Sắn 48 26,67 Cây chuối 50 27,78 Rau rừng 32 17,78 Củ khoai lang 8 4,44 Ngô 60 33,33 Bí đỏ 18 10,00
- Về khả năng sử dụng các loại thức ăn: Kết quả khảo sát cho thấy lợn bản có thể sử dụng nhiều loại thức ăn thô sẵn có ở địa phương như rau lang, rau rừng, cây chuối, ... (thức ăn xanh) hoặc thức ăn tinh như cám gạo, sắn, ngô, ... với các mức độ khác nhau. Trong đó, rau lang, cám gạo, củ sắn, ngô và thân cây chuối được sử dụng nhiều nhất với trên 80% ý kiến trả lời. Các loại thức ăn khác như củ khoai lang và bí đỏ được sử dụng với tỉ lệ thấp hơn (13 - 30% số phiếu trả lời). Nguồn thức ăn cho lợn phụ thuộc vào gia đình có được và rau xanh kiếm được ở rừng về. Phần lớn các hộ nuôi lợn nái và lợn thịt cho ăn chung một nồi cám. Với lợn con tuy không nhiều nhưng đã có một số hộ cho ăn chế độ riêng (nhiều tinh bột hơn). Vào mùa thu hoạch lợn được cho ăn ngô, sắn, cám gạo; vào vụ giáp hạt hầu hết lợn chỉ được ăn một ít cám hoặc ít ngô và chủ yếu là rau (thân cây chuối, rau lang, rau rừng).
Như vậy, có thể thấy rằng nguồn thức ăn của lợn bản rất phong phú, đa dạng, rẻ tiền và dễ kiếm. Việc chủ động nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương là rất có ý nghĩa trong trường hợp giá cả thức ăn chăn nuôi có nhiều biến động về giá thành.
Tuy nhiên, để phát huy giá trị kinh tế và khả năng thích nghi của lợn bản địa, việc đầu tư hơn nữa kiến thức về chăn nuôi cũng như trình độ quản lý cho người dân là hết sức cần thiết.