Một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của lợn bản nuôi tại các xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn bản nuôi tại huyện tân lạc, tỉnh hòa bình​ (Trang 45 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.4. Một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của lợn bản nuôi tại các xã

hoang mang cho người chăn nuôi. Quý II năm 2019, bệnh Dịch Tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại huyện Tân Lạc nhưng nằm ngoài các xã nghiên cứu cũng đã gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho các hộ chăn nuôi.

3.1.4. Một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của lợn bản nuôi tại các xã nghiên cứu cứu

Kết quả điều tra về khả năng sản xuất của lợn bản nuôi tại các xã điều tra được thể hiện tại bản 3.5.

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: khối lượng xuất chuồng trung bình của lợn bản vào khoảng 30,5 – 33,9 kg với thời gian nuôi khoảng tới hơn 11 tháng. Trong khi đó,

khối lượng của một số lợn ngoại như Landrace, Yorkshire và con lai F1 (Landrace x Yorkshire) ở giai đoạn 3 tháng tuổi tương ứng là 98,95kg; 97,90kg và 97,45kg, cao hơn nhiều so với Bản ở cùng độ tuổi (Phan Xuân Hảo, 2007 [21]).Như vậy, khối lượng xuất bán thấp, thời gian nuôi dài là những đặc điểm chung của lợn bản địa ở nước ta (Lê Thị Thúy và Bùi Khắc Hùng, 2008). Tuy nhiên, giá bán của thịt lợn bản địa cao hơn nhiều so với các loại thịt lợn khác. Nguyên nhân có thể là do thịt lợn bản địa có chất lượng thơm, ngon, ngọt nên đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bảng 3.5. Một số đặc điểm sản xuất của lợn bản nuôi tại các xã nghiên cứu

Các chỉ số Đơn vị tính Phú Cường XmX Phú Vinh XmX Trung Hòa XmX Số phiếu điều tra Phiếu 60 60 60

Thời gian nuôi thịt tháng 11,3 ± 0,33 10,80 ± 0,36 9,43 ± 0,24 Khối lượng xuất bán kg/con 33,90 ± 1,19 32,05 ± 0,75 30,55 ± 1,04 Số con sơ sinh/lứa con/lứa 6,15 ± 0,31 6,35 ± 0,36 6,80 ± 0,37 Số con cai sữa/lứa con/lứa 5,77 ± 0,29 5,65 ± 0,34 5,45 ± 0,28 Hệ số lứa đẻ lứa/năm 1,80 ± 0,01 1,78 ± 0,01 1,79 ± 0,01 Tuổi cai sữa ngày 59,90 ± 1,24 60,15 ± 1,11 62,40 ± 0,70 Khối lượng cai sữa kg/con 5,43 ± 0,17 5,03 ± 0,19 5,10 ± 0,13

Theo kết quả điều tra, mỗi năm lợn nái Bản đẻ được khoảng 1,78 lứa – 1,80, mỗi lứa trung bình có khoảng 6 - 7 con. Tuy nhiên, số con nuôi còn sống đến giai đoạn cai sữa thấp hơn, chỉ đạt khoảng 5,54 – 5,77 con/lứa. Kết quả này tương đương so với một số kết quả đã công bố của Lê Thị Thúy và Bùi Khắc Hùng, (2008) đối với lợn bản, các chỉ số này lần lượt là 6,01 con/lứa và 5,71 con/lứa. So sánh với kết quả nghiên cứu trên lợn Kiềng Sắt của Hồ Trung Thông và cs. (2011), thì lợn Kiềng Sắt

nuôi tại Quảng Ngãi có số con đẻ ra/lứa và số con còn sống sau cai sữa cao hơn so với lợn bản nuôi tại Tân Lạc, tương ứng là 7,94 và 7,11 con.

Khối lượng cai sữa trung bình của lợn bản khoảng 5kg/con. Nếu so sánh thì kết quả này với khối lượng cai sữa của lợn Sóc là 400 - 450g/con (Lê Thị Biên và cs, 2006) ) thì cao hơn, nhưng lại thấp hơn so với chỉ tiêu này ở lợn Hung, Hà Giang là 5,77 kg/ con (Nguyễn Văn Mão và cs., 2013) và giống với lợn bản nuôi tại Hòa Bình có khối lượng cai sữa 5,05 kg/ con (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009)

Tuổi cai sữa của lợn bản ở Tân Lạc trung bình 60 ngày. Tuổi cai sữa này ngắn hơn so với tuổi cai sữa của lợn Kiềng Sắt nuôi tại Quảng Ngãi trong nghiên cứu của Hồ Trung Thông và cs. (2011) khi tác giả cho biết, tuổi cai sữa của giống lợn này kéo dài vào gần khoảng 70 ngày.

Như vậy, kết quả điều tra thông tin cho thấy năng suất sinh trưởng và sinh sản của lợn bản nuôi ở 3 xã nghiên cứu của huyện Tân Lạc là tương đương với các kết quả nghiên cứu trên lợn bản ở một số địa phương khác. Do đó, bên cạnh việc lưu giữ lợn bản thuần, cần tiến hành các nghiên cứu nhằm khai thác hiệu quả nguồn gen tốt của các giống lợn khác nhau, phát huy những đặc tính quý phục vụ cho thực tiễn sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn bản nuôi tại huyện tân lạc, tỉnh hòa bình​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)