Cơ cấu lợn nuôi tại 3 xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn bản nuôi tại huyện tân lạc, tỉnh hòa bình​ (Trang 40 - 52)

Đối tượng lợn Tổng lợn điều tra (con) Lợn Bản Lợn lai trắng Số lợn (con) Tỷ lệ (%) Số lợn (con) Tỷ lệ (%) Lợn thịt 4881 3532 72,36 1349 27,64 Lợn nái 626 476 76,04 150 23,96 Lợn đực giống 74 62 83,78 12 16,22 Tính chung 5581 4070 72,93 1511 27,07

Về thức ăn: đa số thức ăn cung cấp cho lợn đều tận dụng từ nguồn thức ăn sẵn có của hộ gia đình, chủ yếu là các loại rau được băm nhỏ, nấu chín rồi trộn thêm một lượng nhỏ cám gạo hoặc bột ngô, bột sắn. Do thức ăn thiếu và nghèo dinh dưỡng như vậy nên lợn nái Bản sau lứa đẻ thứ 2 - 3 thường quá gầy, không có khả năng hồi phục nên thường loại thải sớm.

Lợn con đẻ ra gần như không được quan tâm, không có người trực đẻ, không cắt rốn, không bấm nanh, không có ổ úm... tất cả do lợn mẹ nuôi nên tỷ lệ hao hút đến khi cai sữa không cao.

Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu các nhóm lợn của các xã nghiên cứu

3.1.3. Tình hình dịch bệnh và công tác tiêm phòng cho đàn lợn bản tại các địa điểm nghiên cứu nghiên cứu

3.1.3.1. Công tác tiêm phòng cho đàn lợn bản tại các địa điểm nghiên cứu

Điều tra về tình hình tiêm phòng các bệnh quy định cho lợn bản tại 3 xã nghiên cứu, kết quả thể hiện qua bảng 3.3.

Kết quả bảng 3.3 cho thấy:

Qua điều tra cho thấy, số lợn bản được tiêm phòng các bệnh thường gặp như Dịch tả, Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, … còn thấp. Tỷ lệ lợn nái được tiêm phòng bệnh chiếm 81,95%. Tỷ lệ lợn con và lợn thịt được tiêm phòng là 81,87%; tuy nhiên, theo thông tin từ các hộ chăn nuôi thì lợn con theo mẹ hầu như không được tiêm phòng tất cả các loại vaccine. Các hộ chỉ tiêm phòng cho lợn thịt theo 2 đợt tiêm miễn phí trong năm theo chương trình chỉ đạo của Cơ quan thú y. Cũng chỉ có 63,51%

Lợn bản , Lợn thịt, 72.362 Lợn bản , Lợn nái, 76.038 Lợn bản , Lợn đực giống, 83.784 Lợn trắng lai, Lợn thịt, 27.638 Lợn trắng lai, Lợn nái, 23.962 Lợn trắng lai, Lợn đực giống, 16.216 Lợn bản Lợn trắng lai

số lợn đực giống được tiêm phòng các bệnh quy định. Để thấy rõ hơn về tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn, chúng tôi minh họa bằng hình 3.3.

Bảng 3.3. Công tác tiêm phòng vắc-xin một số bệnh theo quy định cho đàn lợn bản nuôi tại các xã nghiên cứu

Loại lợn

Địa điểm (xã)

Lợn nái Lợn con và lợn thịt Lợn đực giống

Số điều tra (con) Số tiêm phòng (con) Tỷ lệ (%) Số điều tra (con) Số tiêm phòng (con) Tỷ lệ (%) Số điều tra (con) Số tiêm phòng (con) Tỷ lệ (%) Phú Cường 1830 1637 89,45 235 192 81,70 29 13 44,83 Phú Vinh 1552 1257 80,99 216 178 82,41 24 19 79,17 Trung Hòa 1499 1102 73,52 175 143 81,71 21 15 71,43 Tính chung 4881 3996 81,87 626 513 81,95 74 47 63,51

Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ tiêm phòng một số bệnh trên đàn lợn tại các xã nghiên cứu

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00

Phú Cường Phú Vinh Trung Hòa Tính chung 89.45 80.99 73.52 81.87 81.70 82.41 81.71 81.95 44.83 79.17 71.43 63.51 Lợn thịt và lợn con Lợn nái Lợn đực giống

Chính hiểu biết của người chăn nuôi về công tác tiêm phòng bệnh còn hạn chế như vậy nên nhiều hộ không cho lợn tiêm phòng; khi dịch bệnh xảy ra làm cho nhiều lợn bị chết. Khi thấy lợn ốm nặng người chăn nuôi thường mổ ăn, một số gia đình mổ đem bán nên góp phần làm lây lan dịch bệnh tại địa phương. Bên cạnh đó, khi lợn mắc bệnh th́ tỷ lệ lợn chết cũng rất cao; nguyên nhân là do khả năng phát hiện bệnh cho lợn của người chăn nuôi c̣n hạn chế, điều kiện địa hình của các xã khó khăn, dịch vụ thú y tại cơ sở chưa phát triển, vì vậy, khi bệnh xảy ra lợn không được điều trị kịp thời và chết.

3.1.3.2. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn bản trong 3 năm (2016 - 2018)

Điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn lợn trong 3 năm gần đây, kết quả được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nuôi trong các hộ theo dõi trong 3 năm (2016 - 2018) Địa điểm (xã) Bệnh thường gặp Phú Cường (60 phiếu) Phú Vinh (60 phiếu) Trung Hòa (60 phiếu) n % n % n % Số hộ nuôi lợn nái bị bệnh 14,0 23,3 6,0 10,0 12,0 20,0 Số hộ có lợn nái bị chết do bệnh 5,0 8,3 3,0 5,0 3,0 5,0 Số hộ có lợn con theo mẹ bị bệnh 9,0 15,0 7,0 11,7 17,0 28,3 Số hộ có lợn con theo mẹ chết do bệnh 8,0 13,3 5,0 8,3 8,0 13,3 Số hộ có lợn thịt bị bệnh 11,0 18,3 14,0 23,3 13,0 21,7 Số hộ có lợn thịt chết do bệnh 5,0 8,3 9,0 15,0 4,0 6,7

Kết quả bảng 3.4 cho thấy: tại các hộ chăn nuôi lợn bản điều tra, trong những năm gần đây, đều có dịch bệnh đều xảy ra trên đàn lợn bản. Cán bộ thú y cơ sở cho biết các bệnh thường gặp là bệnh tiêu chảy, bệnh do ký sinh trùng và 1 vài bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Dịch tả, tụ huyết trùng...). Cụ thể:

- Trong 60 hộ ở xã Phú Cường được điều tra thì có 14 hộ cho biết có nái bản bị mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 23,3%. Tuy nhiên, chỉ có 5 hộ báo có lợn nái Bản chết do bệnh, chiếm 8,3%. Có 9 hộ (15%) cũng cho biết lợn con theo mẹ thường bị tiêu chảy; nếu không điều trị kịp lợn con sẽ bị chết. Có 11/60 hộ điều tra cho biết đàn lợn thịt của gia đình cũng bị mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 18,30%; chỉ có 5 hộ kê khai có lợn thịt chết do bệnh, chiếm 8,30%.

- Điều tra 60 hộ tại xã Phú Vinh thấy tỷ lệ các hộ có lợn bị bệnh tương đương với xã Phú Cườn. Cụ thể: có 6/60 hộ nuôi lợn nái có lợn bị bệnh, chiếm 10,0%; 3 trong số 6 hộ này báo có lợn bị chết khi ốm, chiêm 5,0%. Có 7/60 hộ có lợn con theo mẹ bị mắc bệnh và có 5/7 hộ này báo có lợn con theo mẹ bị chết do bệnh. Chỉ có 14/60 hộ báo có lợn nuôi thịt bị bệnh nhưng chỉ có 9 hộ báo có lợn chết do bệnh, chiếm 15,0%.

- Tại xã Trung Hòa: trong 60 hộ điều tra có 12 hộ báo có lợn nái bị mắc bệnh trong quá trình nuôi, chiếm tỷ lệ 20,0%; đồng thời có 3 hộ trong số này báo có nái bị chết do bệnh, chiếm 5,0%. Tỷ lệ hộ có lợn con theo mẹ mắc bệnh tại xã Trung Hòa khá cao 28,3% và có 8 hộ trong số này có lợn con bị chết, chiếm 13,3%. Có 13/60 hộ báo khi nuôi lợn thịt có lợn mắc bệnh nhưng chỉ có 4 hộ báo có lợn thịt chết do bệnh, chiếm 6,7%.

Dịch bệnh xảy ra thường xuyên như vậy gây ảnh hưởng lớn đến quy mô chăn nuôi giống lợn bản tại các xã nghiên cứu. Bệnh Lở mồm long móng lẻ tẻ nổ ra gây hoang mang cho người chăn nuôi. Quý II năm 2019, bệnh Dịch Tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại huyện Tân Lạc nhưng nằm ngoài các xã nghiên cứu cũng đã gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho các hộ chăn nuôi.

3.1.4. Một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của lợn bản nuôi tại các xã nghiên cứu cứu

Kết quả điều tra về khả năng sản xuất của lợn bản nuôi tại các xã điều tra được thể hiện tại bản 3.5.

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: khối lượng xuất chuồng trung bình của lợn bản vào khoảng 30,5 – 33,9 kg với thời gian nuôi khoảng tới hơn 11 tháng. Trong khi đó,

khối lượng của một số lợn ngoại như Landrace, Yorkshire và con lai F1 (Landrace x Yorkshire) ở giai đoạn 3 tháng tuổi tương ứng là 98,95kg; 97,90kg và 97,45kg, cao hơn nhiều so với Bản ở cùng độ tuổi (Phan Xuân Hảo, 2007 [21]).Như vậy, khối lượng xuất bán thấp, thời gian nuôi dài là những đặc điểm chung của lợn bản địa ở nước ta (Lê Thị Thúy và Bùi Khắc Hùng, 2008). Tuy nhiên, giá bán của thịt lợn bản địa cao hơn nhiều so với các loại thịt lợn khác. Nguyên nhân có thể là do thịt lợn bản địa có chất lượng thơm, ngon, ngọt nên đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bảng 3.5. Một số đặc điểm sản xuất của lợn bản nuôi tại các xã nghiên cứu

Các chỉ số Đơn vị tính Phú Cường XmX Phú Vinh XmX Trung Hòa XmX Số phiếu điều tra Phiếu 60 60 60

Thời gian nuôi thịt tháng 11,3 ± 0,33 10,80 ± 0,36 9,43 ± 0,24 Khối lượng xuất bán kg/con 33,90 ± 1,19 32,05 ± 0,75 30,55 ± 1,04 Số con sơ sinh/lứa con/lứa 6,15 ± 0,31 6,35 ± 0,36 6,80 ± 0,37 Số con cai sữa/lứa con/lứa 5,77 ± 0,29 5,65 ± 0,34 5,45 ± 0,28 Hệ số lứa đẻ lứa/năm 1,80 ± 0,01 1,78 ± 0,01 1,79 ± 0,01 Tuổi cai sữa ngày 59,90 ± 1,24 60,15 ± 1,11 62,40 ± 0,70 Khối lượng cai sữa kg/con 5,43 ± 0,17 5,03 ± 0,19 5,10 ± 0,13

Theo kết quả điều tra, mỗi năm lợn nái Bản đẻ được khoảng 1,78 lứa – 1,80, mỗi lứa trung bình có khoảng 6 - 7 con. Tuy nhiên, số con nuôi còn sống đến giai đoạn cai sữa thấp hơn, chỉ đạt khoảng 5,54 – 5,77 con/lứa. Kết quả này tương đương so với một số kết quả đã công bố của Lê Thị Thúy và Bùi Khắc Hùng, (2008) đối với lợn bản, các chỉ số này lần lượt là 6,01 con/lứa và 5,71 con/lứa. So sánh với kết quả nghiên cứu trên lợn Kiềng Sắt của Hồ Trung Thông và cs. (2011), thì lợn Kiềng Sắt

nuôi tại Quảng Ngãi có số con đẻ ra/lứa và số con còn sống sau cai sữa cao hơn so với lợn bản nuôi tại Tân Lạc, tương ứng là 7,94 và 7,11 con.

Khối lượng cai sữa trung bình của lợn bản khoảng 5kg/con. Nếu so sánh thì kết quả này với khối lượng cai sữa của lợn Sóc là 400 - 450g/con (Lê Thị Biên và cs, 2006) ) thì cao hơn, nhưng lại thấp hơn so với chỉ tiêu này ở lợn Hung, Hà Giang là 5,77 kg/ con (Nguyễn Văn Mão và cs., 2013) và giống với lợn bản nuôi tại Hòa Bình có khối lượng cai sữa 5,05 kg/ con (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009)

Tuổi cai sữa của lợn bản ở Tân Lạc trung bình 60 ngày. Tuổi cai sữa này ngắn hơn so với tuổi cai sữa của lợn Kiềng Sắt nuôi tại Quảng Ngãi trong nghiên cứu của Hồ Trung Thông và cs. (2011) khi tác giả cho biết, tuổi cai sữa của giống lợn này kéo dài vào gần khoảng 70 ngày.

Như vậy, kết quả điều tra thông tin cho thấy năng suất sinh trưởng và sinh sản của lợn bản nuôi ở 3 xã nghiên cứu của huyện Tân Lạc là tương đương với các kết quả nghiên cứu trên lợn bản ở một số địa phương khác. Do đó, bên cạnh việc lưu giữ lợn bản thuần, cần tiến hành các nghiên cứu nhằm khai thác hiệu quả nguồn gen tốt của các giống lợn khác nhau, phát huy những đặc tính quý phục vụ cho thực tiễn sản xuất.

3.1.5. Một số đặc điểm về nguồn giống, phương thức nuôi dưỡng và tình hình sử dụng thức ăn nuôi lợn bản tại địa phương dụng thức ăn nuôi lợn bản tại địa phương

Để tìm hiểu rõ hơn về cơ cấu đàn lợn giống, cách thức nuôi dưỡng lợn Bản tại địa phương, chúng tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên trên 180 hộ chăn nuôi lợn tại 3 xã (mỗi xã 60 hộ) theo mẫu phiếu đã chuẩn bị sẵn. Kết quả tổng hợp sau khi thu thập thông tin được trình bày ở bảng 3.6.

Số liệu bảng 3.6 cho thấy:

- Về nguồn giống: Lợn bản có thể do chính người nuôi lai tạo (61,67% tổng số hộ trả lời) hoặc được mua giống từ nơi khác (38,33% ý kiến). Đây là vấn đề khó khăn trong công tác quản lý vì nguy cơ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống do giao phối cận huyết. Tình trạng này cũng phổ biến đối với một số lợn bản địa khác như lợn lợn

Mẹo, lợn Vân Pa (Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, 2005; Lê Thị Thúy và Bùi Khắc Hùng, 2008)

- Về phương thức chăn nuôi: Tổng số 51,11% số người được hỏi cho biết đa số người dân nuôi lợn bản theo phương thức thả rông. Ngoài ra, phương thức nuôi bán thả và nuôi nhốt cũng được sử dụng nhưng với tỉ lệ thấp hơn, tương ứng là 19,44% và 29,44% ý kiến trả lời. Mặt khác, do lợn bản còn mang nhiều tập tính của động vật hoang dã như tính bầy đàn cao, tự tìm kiếm thức ăn, ... nên đã ảnh hưởng đến phương thức nuôi của người dân. Phương thức nuôi thả tự do trong rừng và trong các bản làng cũng được người dân tộc thiểu số ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình áp dụng trên lợn bản. Khi điều tra về phương thức chăn nuôi của 3 xã, chúng tôi thấy rằng có sự khác nhau về phương thức nuôi đến từ tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt của người dân. Các hộ dân ở Phú Cường có hương ước của địa phương trong thực hiện nông thôn mới và đời sống văn hóa ở khu dân cư cũng như diện tích đất đai trồng trọt ít hơn nên họ hạn chế thả rông lợn. Ở xã Phú Vinh và Trung Hòa hiệu lực của hương ước thôn vẫn chưa được thực hiện triệt để cộng với diện tích đất ở của ngươi dân rộng nên vẫn còn một số hộ thả rông lợn.

Bảng 3.6. Đặc điểm về nguồn giống, phương thức nuôi và mức độ sử dụng các loại thức ăn trong chăn nuôi lợn bản (Số phiếu điều tra: 180) TT Thông tin điều tra Số phiếu trả

lời có

Tỉ lệ (%)

1 Nguồn con giống

Tự tạo (lợn nái của nhà đẻ

ra) 111 61,67 Mua từ nơi khác 69 38,33 2 Phương thức nuôi Thả rông 92 51,11 Bán chăn thả 35 19,44 Nhốt 53 29,44 3 Rau lang 135 75,00 Cám gạo 160 88,89

Mức độ sử dụng các loại thức ăn Sắn 48 26,67 Cây chuối 50 27,78 Rau rừng 32 17,78 Củ khoai lang 8 4,44 Ngô 60 33,33 Bí đỏ 18 10,00

- Về khả năng sử dụng các loại thức ăn: Kết quả khảo sát cho thấy lợn bản có thể sử dụng nhiều loại thức ăn thô sẵn có ở địa phương như rau lang, rau rừng, cây chuối, ... (thức ăn xanh) hoặc thức ăn tinh như cám gạo, sắn, ngô, ... với các mức độ khác nhau. Trong đó, rau lang, cám gạo, củ sắn, ngô và thân cây chuối được sử dụng nhiều nhất với trên 80% ý kiến trả lời. Các loại thức ăn khác như củ khoai lang và bí đỏ được sử dụng với tỉ lệ thấp hơn (13 - 30% số phiếu trả lời). Nguồn thức ăn cho lợn phụ thuộc vào gia đình có được và rau xanh kiếm được ở rừng về. Phần lớn các hộ nuôi lợn nái và lợn thịt cho ăn chung một nồi cám. Với lợn con tuy không nhiều nhưng đã có một số hộ cho ăn chế độ riêng (nhiều tinh bột hơn). Vào mùa thu hoạch lợn được cho ăn ngô, sắn, cám gạo; vào vụ giáp hạt hầu hết lợn chỉ được ăn một ít cám hoặc ít ngô và chủ yếu là rau (thân cây chuối, rau lang, rau rừng).

Như vậy, có thể thấy rằng nguồn thức ăn của lợn bản rất phong phú, đa dạng, rẻ tiền và dễ kiếm. Việc chủ động nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương là rất có ý nghĩa trong trường hợp giá cả thức ăn chăn nuôi có nhiều biến động về giá thành.

Tuy nhiên, để phát huy giá trị kinh tế và khả năng thích nghi của lợn bản địa, việc đầu tư hơn nữa kiến thức về chăn nuôi cũng như trình độ quản lý cho người dân là hết sức cần thiết.

3.1.6. Ưu nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi lợn bản truyền thống tại các xã nghiên cứu tại các xã nghiên cứu

Để đánh giá một số ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi giống lợn bản tại địa phương, chúng tôi đã tiến hành phát 180 phiếu điều tra để thu thập thông tin từ các gia đình chăn nuôi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7.

- Về ưu, nhược điểm của lợn bản: có 100% người được hỏi khẳng định ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn bản nuôi tại huyện tân lạc, tỉnh hòa bình​ (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)