Địa điểm (xã) Tổng số lợn (con) Lợn con và lợn thịt Lợn nái Lợn đực giống n % n % n % Phú Cường 2094 1830 87,39 235 11,22 29 1,38 Phú Vinh 1792 1552 86,61 216 12,05 24 1,34 Trung Hòa 1695 1499 88,44 175 10,32 21 1,24 Tính chung 5581 4881 87,46 626 11,22 74 1,33 Kết quả điều tra chăn nuôi lợn tại 3 xã nghiên cứu cho thấy cơ cấu đàn lợn nuôi tại các xã đều có đủ cả lợn nái, lợn đực giống, lợn con và lợn thịt. Đa số các hộ nuôi lợn đều nuôi cả lợn nái, lợn con và lợn thịt, một số ít hộ có nuôi lợn đực giống. Xét từng xã cụ thể như sau:
- Trong 2094 lợn được nuôi tại xã Phú Cường có 87,3 % là lợn con và lợn thịt; 11,2% là lợn nái và chỉ có 1,4 % số lợn là là lợn đực giống.
- Có 1552/1792 lợn điều tra của 60 hộ thuộc xã Phú Vinh là lợn con và lợn thịt, chiếm tỷ lệ 86,6%. Có 12,0% số lợn điều tra là lợn nái. Tỷ lệ lợn đực giống chỉ chiếm 1,3%.
Trong 1695 lợn điều tra nuôi tại xã Trung Hòa thì có 1499 là lợn con và lợn tỷ lệ 88,4%. Số lợn nái là 175 con chiếm 10,30% và có 21 lợn đực chiếm 1,2%.
Kết quả tính chung thấy cơ cấu đàn lợn của xã Phú Cường, Phú Vinh và Trung Hòa của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình này như sau: tỷ lệ lợn thịt và và lợn con chiếm 87,94%; tỷ lệ lợn nái 11,22% và tỷ lệ lợn đực giống là 1,33%.
Để thấy rõ hơn về cơ cấu đàn lợn của 3 xã (Phú Cường, Phú Vinh và Trung Hòa) chúng tôi minh họa bằng biểu đồ hình 3.1.
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu đàn lợn của xã nghiên cứu
3.1.2. Các nhóm lợn được nuôi tại các xã nghiên cứu
Qua điều tra các hộ chăn nuôi lợn tại 3 xã nghiên cứu (thông qua 60 phiếu điều tra/xã) thấy hầu hết các hộ đều nuôi giống lợn bản địa, tự sản xuất giống tại địa phương.
Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng 3.2 và hình 3.2.
Tất cả số lợn đực giống, lợn con và lợn thịt điều tra đều là giống lợn bản địa, chiếm tỷ lệ 72,93%, lợn trắng lai chiếm tỷ lệ 27,07%, lợn trắng là kết quả của lợn nái Bản phối với tinh lợn ngoại không rõ nguồn gốc hoặc lợn đực trắng người dân giữ lại làm giống. Lợn đực (lợn bản và lợn trắng lai) không được đánh số tai; một số địa
Phú Cường, Lợn thịt và lợn con, 87.3 Phú Vinh , Lợn thịt và lợn con, 86.6 Phú Vinh , Lợn nái, 12 Phú Vinh , Lợn đực giống, 1.3 Trung Hòa, Lợn thịt và lợn con, 88.4 Trung Hòa, Lợn nái, 10.3 Trung Hòa, Lợn đực giống, 1.2
phương xa không có lợn đực chuyên dụng mà người dân sử dụng những lợn đực mới lớn nhưng chưa thiến đem đi phối giống nên tỷ lệ đồng huyết hoàn toàn có thế xảy ra. Ở một số vùng xa, công của mỗi lần phối giống thường được quy đổi bằng lợn con khi xuất chuồng. Mỗi lứa nếu phối giống thành công chủ của lợn đực giống sẽ được trả công bằng 01 con lợn con to nhất trong đàn.
Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy: các hộ nuôi lợn đều chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, phương thức chăn nuôi truyền thống (chăn thả hoặc bán chăn thả); vì vậy, chuồng trại dùng cho nuôi lợn không được đầu tư kiên cố. Chuồng nuôi lợn chủ yếu được quây bằng gỗ hoặc tre và lợp lá, một số ít hộ xây chuồng bằng gạch, lợp Fibro xi măng nhưng chiều cao của mái chuồng thường rất thấp (khoảng 1,4 - 1,6 mét) nên chuồng nuôi không đủ ánh sáng và nóng nực vào mùa hè.