Nội dung 1: Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn nái Bản tại một số xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn bản nuôi tại huyện tân lạc, tỉnh hòa bình​ (Trang 30 - 37)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Nội dung 1: Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn nái Bản tại một số xã

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Nội dung 1: Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn nái Bản tại một số xã của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Phương pháp điều tra

- Điều tra qua số liệu thống kê hàng năm về t́nh h́nh chăn nuôi lợn của phòng Thống kê huyện Tân Lạc.

- Chọn ngẫu nhiên 180 hộ gia đình tại 3 xã Phú Cường, Phú Vinh, Trung Hòa của huyện Tân Lạc chăn nuôi lợn bản để điều tra (xây dựng bộ câu hỏi điều tra), từ đó đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn bản tại Hòa Bình. Các hộ tham gia phỏng vấn được lựa chọn đa dạng để thu thập thông tin một cách khách quan về thực trạng chăn nuôi lợn Bản tại các xã của huyện Tân Lạc.

Phương pháp thu thập số liệu

- Thực hiện điều tra thông qua phỏng vấn theo bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp nhằm mục đích thu thập các thông tin cơ bản về các đặc điểm sinh học và đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn bản trên địa bàn Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

2.4.2. Nội dung 2: Ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản của lợn bản nuôi tại một số xã của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Căn cứ vào kết quả điều tra của nội dung 1, chúng tôi đã xây dựng nội dung 2 đó là áp dụng một số giải pháp kỹ thuật trong chăn nuôi lợn nái Bản nhằm nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái Bản bao gồm:

(1). Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho lợn nái mang thai, nuôi con đến cai sữa bằng nguồn thức ăn sẵn có của địa phương và bổ sung thêm các loại thức ăn khác, có sự cân đối về khẩu phần (Áp dụng theo khuyến cáo tại Kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ (2007)).

(2). Thay đổi phương thức nuôi: từ tập tính nuôi thả rông và bán chăn thả chuyển sang nuôi nhốt hoàn toàn giai đoạn mang thai và đến khi cai sữa cho lợn con. Chuồng nuôi được xây dựng bằng cách tận dụng các vật dụng tại địa phương như tre, lứa, lá, ... làm ô úm cho lợn con giai đoạn theo mẹ, làm bạt che chắn quanh chuồng để chống lạnh cho lợn vào mùa đông.

2.4.2.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của việc cải thiện chế độ dinh dưỡng cho lợn nái mang thai đến năng suất sinh sản của lợn nái Bản nuôi tại một số xã của huyện Tân Lạc, Hòa Bình

Căn cứ vào kết quả điều tra số lượng hộ nuôi lợn tại 3 xã, cơ cấu đàn lợn, lứa đẻ… chúng tôi chọn 40 lợn nái để theo dõi và phân làm 2 lô, lô đối chứng và lô thí nghiệm. Đảm bảo yếu tố đồng đều về lứa tuổi theo dõi, điều kiện tự nhiên tại khu vực theo dõi, trình độ dân trí như nhau. Chỉ khác nhau lô đối chứng được chăn nuôi theo đúng thực trạng hiện nay tại cơ sở và lô thí nghiệm được tác động bởi sự thay đổi nguồn thức ăn (tận dụng nguồn thức ăn của địa phương và bổ sung thêm thức ăn đậm

đặc), khẩu phần ăn cho lợn ở lô thí nghiệm được phối trộn theo khuyến cáo của Kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ (2007). Khẩu phần chi tiết được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sinh sản của lợn nái Bản Lô Thí nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi Lô Thí nghiệm Lô Đ/c

Giống lợn Lợn bản

Số lợn theo dõi 20 20

Phương thức nuôi Bán chăn thả

Lứa đẻ 2 - 4

Yếu tố TN (Thức ăn)

KP cơ sở + thức ăn đậm đặc

(áp dụng KP theo khuyến cáo)

Rau xanh + cám gạo + ngô + gạo

tấm

(Theo đúng thực trạng chăn nuôi hiện nay tại địa

phương)

Bảng 2.2. Khẩu phần thức ăn cơ sở cho lợn nái chửa và nuôi con

(Tính cho 100kg thức ăn)

Loại thức ăn ĐVT Chửa kỳ 1 Chửa kỳ 2 và nuôi con

Ngô kg 45 57

Cám gạo kg 25 25

Bột sắn kg 15 0

Đậu tương rang kg 10

Bột cá loại 1 kg 4,25 0

Đậm đặc cho lợn nái kg - 17

Muối ăn kg 0,5 0,5

Khoáng kg 0,25 0,5

Tổng kg 100 100

Protein thô % 13,7 14,59

* Các chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái

- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): Xác định chỉ tiêu này bằng cách xác định khoảng thời gian từ khi lợn sinh ra đến khi động dục lần đầu. Theo dõi lợn xuất hiện động dục 2 lần vào buổi sáng và chiều trong ngày, khi lợn nái hậu bị ở giai đoạn từ 3-5 tháng tuổi

- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): Xác định chỉ tiêu này bằng cách xác định khoảng thời gian từ khi lợn sinh ra đến thời điểm lợn được phối giống lần đầu.

- Khối lượng động dục lần đầu (kg): Là khối lượng lợn nái lúc có các biểu hiện động dục lần đầu, được xác định bằng cân đĩa có khả năng cân tối đa 150 kg với phân độ nhỏ nhất là 200 gram.

- Thời gian mang thai (ngày): Xác định chỉ tiêu này bằng cách xác định khoảng thời gian từ khi lợn được phối giống có chửa đến khi đẻ.

- Số lợn con sơ sinh (con/ổ): Là số con khi đẻ xong kể cả những con chết và được xác định bằng cách đếm tổng toàn bộ lợn con được sinh ra tính thời điểm lợn đẻ xong con cuối cùng.

- Số lợn con sơ sinh sống (con/ổ): Xác định bằng cách đếm số lợn con sống từ lúc sinh xong đến lúc 24 giờ.

- Khối lượng lợn con sơ sinh (kg/con): Là khối lượng lợn con được xác định ngay sau khi đẻ được lau khô, cắt rốn, bấm răng nanh và chưa cho bú sữa đầu. Được xác định bằng cân đồng hồ có khả năng cân tối đa 2 kg với phân độ nhỏ nhất là 10 gram, cân khối lượng từng con.

- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg): Được xác định bằng cách cân toàn bộ khối lượng lợn con sau khi đẻ được lau khô, cắt rốn, bấm răng nanh và chưa cho bú sữa đầu. Được xác định bằng cân đồng hồ có khả năng cân tối đa 15 kg với phân độ nhỏ nhất là 50 gram.

- Khối lượng lợn con lúc cai sữa (60 ngày tuổi) (kg/con): Được xác định bằng cân đĩa có khả năng cân tối đa 15 kg với phân độ nhỏ nhất là 50 gram, cân khối lượng từng con.

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg): chỉ tiêu này được xác định bằng cách cân toàn bộ lợn con trước khi cho ăn bằng cân đồng hồ có khả năng cân tối đa 15 kg với phân độ nhỏ nhất là 50 gram, cân từng con một rồi cộng tổng khối lượng của đàn.

- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày): Xác định khoảng thời gian từ lúc cai sữa đến lúc lợn mẹ có biểu hiện động dục trở lại.

 Số lứa đẻ/năm (lứa): Được xác định như sau:

Số lứa đẻ/năm (lứa) =

365 ngày

Khoảng cách lứa đẻ (ngày)

- Tỷ lệ sống của lợn con sau cai sữa (%) được xác định như sau:

Tỷ lệ sống (%) =

Số con còn sống đến cai sữa 60 ngày tuổi/ổ

x 100 Số con để nuôi/ổ

- Tiêu tốn thức ăn/lợn con cai sữa (kg) Tiêu tốn thức ăn/lợn con

cai sữa (kg) =

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg) Số con cai sữa/ổ (con) - Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa (kg)

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa (kg) =

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg) Tổng khối lượng cai sữa/ổ (kg)

Trong đó: Lượng thức ăn tiêu thụ = (lượng thức ăn cho nái chờ phối + lượng thức ăn cho nái mang thai + lượng thức ăn cho nái nuôi con + lượng thức ăn cho lợn con tập ăn/ổ)

2.4.2.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng phương thức nuôi đến năng suất sinh sản của lợn nái Bản nuôi tại một số xã của huyện Tân Lạc, Hòa Bình

Mô tả thí nghiệm: Chọn 40 lợn nái Bản tại 3 xã của huyện Tân Lạc để theo dõi và phân làm 2 lô, lô đối chứng và lô thí nghiệm. Đảm bảo yếu tố đồng đều về lứa tuổi theo dõi, điều kiện tự nhiên tại khu vực theo dõi, trình độ dân trí như nhau. Chỉ khác nhau lô đối chứng được chăn nuôi theo đúng thực trạng hiện nay tại cơ sở (thả rông hoặc bán chăn thả) và lô thí nghiệm được tác động bởi sự thay đổi phương thức nuôi, nuôi nhốt hoàn toàn, từ giai đoạn mang thai đến khi cai sữa cho lợn con. Chuồng nuôi được xây dựng tận dụng các vật dụng của địa phương để xây dựng chuồng trại.

Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

Ảnh hưởng của phương thức nuôi đến năng suất sinh sản của lợn nái Bản Chỉ tiêu theo dõi Lô Thí nghiệm Lô Đ/c

Giống lợn Lợn bản địa tại Tân Lạc Số lợn theo dõi (con) 20 20

Lứa đẻ 2 - 4

Phương thức phối giống Nhảy phối trực tiếp Nhảy phối trực tiếp Thời gian nuôi Từ khi lợn nái có chửa đến khi cai sữa cho lợn con

Loại thức ăn Rau xanh + cám gạo + ngô + thức ăn đậm đặc

Rau xanh + cám gạo + ngô + thức ăn đậm đặc Yếu tố thí nghiệm

(phương thức nuôi) Nuôi nhốt hoàn toàn Bán chăn thả

Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm Chỉ tiêu Đơn vị tính Lô TN Lô ĐC Chỉ tiêu Đơn vị tính Lô TN Lô ĐC

Ngô Kg 55 55

Cám gạo Kg 15 15

Bột sắn Kg 10 10

Tổng 100 100

Năng lượng trao đổi Kcal/kg 3040 3040

Protein (min) % 14,64 14,64

Canxi (max) % 1,27 1,27

Photpho (min) % 0,79 0,79

Lô đối chứng: lợn nuôi theo tập quán địa phương bán chăn thả Lô thí nghiệm: Nuôi theo phương thức nhốt hoàn toàn

Các hộ chăn nuôi được lựa chọn đều có đặc điểm về chuồng trại, điều kiện địa lý cũng như trình độ dân trí như nhau. Các khẩu phần ăn thí nghiệm được thiết lập nhằm tận dụng được các nguyên liệu sẵn có ở địa phương gồm cám gạo, bột ngô, gạo tấm, rau… có bổ sung thêm thức ăn đậm đặc. Lợn được cho ăn 2 lần/1 ngày vào lúc 7 giờ sáng và lúc 5 giờ chiều. Lợn được cho ăn các loại thức ăn xanh 2 lần/ngày.

* Các chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái

- Thời gian mang thai (ngày): Xác định chỉ tiêu này bằng cách xác định khoảng thời gian từ khi lợn được phối giống có chửa đến khi đẻ.

- Số lợn con sơ sinh (con/ổ): Là số con khi đẻ xong kể cả những con chết và được xác định bằng cách đếm tổng toàn bộ lợn con được sinh ra tính thời điểm lợn đẻ xong con cuối cùng.

- Số lợn con sơ sinh sống (con/ổ): Xác định bằng cách đếm số lợn con sống từ lúc sinh xong đến lúc 24 giờ.

- Khối lượng lợn con sơ sinh (kg/con): Là khối lượng lợn con được xác định ngay sau khi đẻ được lau khô, cắt rốn, bấm răng nanh và chưa cho bú sữa đầu. Được xác định bằng cân đồng hồ có khả năng cân tối đa 2 kg với phân độ nhỏ nhất là 10 gram, cân khối lượng từng con.

- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg): Được xác định bằng cách cân toàn bộ khối lượng lợn con sau khi đẻ được lau khô, cắt rốn, bấm răng nanh và chưa cho bú sữa đầu. Được xác định bằng cân đồng hồ có khả năng cân tối đa 15 kg với phân độ nhỏ nhất là 50 gram.

- Khối lượng lợn con lúc cai sữa (60 ngày tuổi) (kg/con): Được xác định bằng cân đĩa có khả năng cân tối đa 15 kg với phân độ nhỏ nhất là 50 gram, cân khối lượng từng con.

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg): chỉ tiêu này được xác định bằng cách cân toàn bộ lợn con trước khi cho ăn bằng cân đồng hồ có khả năng cân tối đa 15 kg với phân độ nhỏ nhất là 50 gram, cân từng con một rồi cộng tổng khối lượng của đàn.

- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày): Xác định khoảng thời gian từ lúc cai sữa đến lúc lợn mẹ có biểu hiện động dục trở lại.

- Số lứa đẻ/năm (lứa): Được xác định như sau:

Số lứa đẻ/năm (lứa) =

365 ngày

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) - Tỷ lệ sống của lợn con sau cai sữa (%) được xác định như sau:

Tỷ lệ sống (%) =

Số con còn sống đến cai sữa 60 ngày tuổi/ổ

x 100 Số con để nuôi/ổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn bản nuôi tại huyện tân lạc, tỉnh hòa bình​ (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)