3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
Tiến hành điều tra về các loại lợn được nuôi tại 3 xã nghiên cứu (mỗi xã điều tra 60 hộ). Sau khi thu thập, tính toán số liệu, kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại 3 xã thuộc huyện Tân Lạc Địa điểm (xã) Tổng số lợn (con) Lợn con và lợn thịt Lợn nái Lợn đực giống n % n % n % Phú Cường 2094 1830 87,39 235 11,22 29 1,38 Phú Vinh 1792 1552 86,61 216 12,05 24 1,34 Trung Hòa 1695 1499 88,44 175 10,32 21 1,24 Tính chung 5581 4881 87,46 626 11,22 74 1,33 Kết quả điều tra chăn nuôi lợn tại 3 xã nghiên cứu cho thấy cơ cấu đàn lợn nuôi tại các xã đều có đủ cả lợn nái, lợn đực giống, lợn con và lợn thịt. Đa số các hộ nuôi lợn đều nuôi cả lợn nái, lợn con và lợn thịt, một số ít hộ có nuôi lợn đực giống. Xét từng xã cụ thể như sau:
- Trong 2094 lợn được nuôi tại xã Phú Cường có 87,3 % là lợn con và lợn thịt; 11,2% là lợn nái và chỉ có 1,4 % số lợn là là lợn đực giống.
- Có 1552/1792 lợn điều tra của 60 hộ thuộc xã Phú Vinh là lợn con và lợn thịt, chiếm tỷ lệ 86,6%. Có 12,0% số lợn điều tra là lợn nái. Tỷ lệ lợn đực giống chỉ chiếm 1,3%.
Trong 1695 lợn điều tra nuôi tại xã Trung Hòa thì có 1499 là lợn con và lợn tỷ lệ 88,4%. Số lợn nái là 175 con chiếm 10,30% và có 21 lợn đực chiếm 1,2%.
Kết quả tính chung thấy cơ cấu đàn lợn của xã Phú Cường, Phú Vinh và Trung Hòa của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình này như sau: tỷ lệ lợn thịt và và lợn con chiếm 87,94%; tỷ lệ lợn nái 11,22% và tỷ lệ lợn đực giống là 1,33%.
Để thấy rõ hơn về cơ cấu đàn lợn của 3 xã (Phú Cường, Phú Vinh và Trung Hòa) chúng tôi minh họa bằng biểu đồ hình 3.1.
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu đàn lợn của xã nghiên cứu