Mở rộng phạm vi kiểm soát hợp đồng theo mẫu

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-2 (Trang 155 - 157)

c) Buộc tổ chức, cá nhân kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra khỏi hợp đồng theo mẫu, điều

4.2.2 Mở rộng phạm vi kiểm soát hợp đồng theo mẫu

BVQLNTD thông qua việc cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát nội dung của hợp đồng theo mẫu là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Đây có thể coi là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn những điều khoản “bất công” hay “lạm dụng” từ phía cơ quan nhà nước để bảo vệ NTD trong các giao dịch có sử dụng hợp đồng theo mẫu, và thông qua đó hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung gồm các nội dung: “Nội dung không có hiệu lực quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Các quy

định tại Điều 7 Nghị định này. Sự phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng.” (Điều 13 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP), tức là kiểm soát các điều khoản không có hiệu lực đã được quy định trong Luật BVQLNTD và về hình thức của hợp đồng theo mẫu. Có thể nói, việc phát hiện các điều khoản không có hiệu lực và vi phạm về hình thức của hợp đồng theo mẫu đối với các cơ quan quản lý nhà nước không phải là điều khó khăn, nhưng trong khi thực tế vi phạm về nội dung hợp đồng theo mẫu diễn ra rất đa dạng (không chỉ là các điều khoản không có hiệu lực theo quy định của Luật), mà điển hình là việc bên soạn thảo hợp đồng theo mẫu sử dụng những thuật ngữ chuyên môn khó hiểu để lừa dối NTD mà từ đó gây thiệt hại cho NTD hoặc có những điều khoản “lạm dụng” trong hợp đồng theo mẫu nhưng lại không được liệt kê trong pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sửa đổi điều khoản đó hay không? Hay họ có quyền áp dụng Khoản 3 Điều 405 BLDS (2015) “Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” để yêu cầu sửa đổi điều khoản trong hợp đồng theo mẫu?

Theo chúng tôi, cả hai trường hợp này đều không thể xảy ra, vì tinh thần “thượng tôn pháp luật” không cho phép cơ quan hành chính nhà nước áp đặt ý chí của mình mà không tuân thủ các quy định của pháp luật. Còn với quy định tại Khoản 3 Điều 405 BLDS (2015), cơ quan hành chính ở Việt Nam không có thẩm quyền công nhận một điều khoản là điều khoản không có hiệu lực ngoài danh sách của Luật BVQLNTD, thẩm quyền này thuộc về Toà án (nếu có khởi kiện thì Toà án mới thụ lý và có thể tuyên bố vô hiệu), và lúc này ý nghĩa của việc kiểm soát nội dung của hợp đồng theo mẫu không đạt được như mong muốn ban đầu.

Chúng tôi cho rằng, để bảo vệ NTD có hiệu quả thì cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền cần phải xem xét toàn bộ nội dung của hợp đồng theo mẫu, đảm bảo nội dung của hợp đồng phải phù hợp với các luật chuyên ngành và thực tiễn áp dụng. Nhưng để kiểm soát toàn bộ nội dung hợp đồng thì điều quan trọng là phải phải sửa đổi luật, thay vì các điều khoản không có hiệu lực được luật định thì những nội dung này nên giao cho cơ quan hành pháp (Luật chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc), hằng năm cơ quan hành pháp rà soát và ban hành danh sách những điều khoản không có hiệu lực cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước thì vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều và ý nghĩa thực sự của việc kiểm soát nội dung hợp đồng theo mẫu bằng biện pháp đăng ký hợp đồng theo mẫu sẽ được thể hiện triệt để hơn. Trong quá trình kiểm soát đăng ký hợp đồng theo mẫu, cơ quan đăng ký nhận ra được những điều

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-2 (Trang 155 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w