c) Buộc tổ chức, cá nhân kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra khỏi hợp đồng theo mẫu, điều
4.1.2 Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch sử dụng hợp đồng theo mẫu gắn với hội nhập kinh tế quốc tế
dịch sử dụng hợp đồng theo mẫu gắn với hội nhập kinh tế quốc tế
Trong thời đại ngày nay, hầu hết các nước đang cố gắng xây dựng hệ thống pháp luật của mình phù hợp với thông lệ quốc tế để đáp ứng xu thế hội nhập. Khi tham gia vào “sân chơi” toàn cầu, với tư cách là thành viên của WTO, là một bên tham gia hoặc phê chuẩn các Điều ước quốc tế, Việt Nam có nghĩa vụ bảo đảm
các luật, quy tắc và các thủ tục hành chính của mình tương thích với các quy định của WTO và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là Bản hướng dẫn BVQLNTD theo Nghị quyết số 39/248 ngày 09/4/1985 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc trong vấn đề bảo vệ NTD. Trước yêu cầu đó, pháp luật BVQLNTD của Việt Nam phải có những thay đổi, hoàn thiện theo hướng tiếp thu những giá trị tiến bộ đã được các nước thừa nhận chung, phù hợp chuẩn mực, thông lệ và tập quán quốc tế. Điều này được thể hiện qua hoạt động lập pháp của Quốc hội. Trong thời gian qua, Quốc hội đã thông qua Luật Thương mại (2005), Luật BVQLNTD (2010), Luật Giao dịch điện tử (2005), Luật Giá (2012), Luật đo lường (2011), Luật quảng cáo (2012), Bộ luật Dân sự (2015) … đã tạo ra sự đổi mới cơ bản của pháp luật BVQLNTD Việt Nam so với trước đây theo hướng ngày càng tôn trọng và bảo đảm quyền của NTD phù hợp hơn với Bản hướng dẫn BVQLNTD của Liên hợp quốc và thông lệ quốc tế.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp tiêu dùng cần xây dựng những cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế trong việc BVQLNTD. Cũng như hoạt động công nhận các phán quyết trọng tài nước ngoài hay các phán quyết tòa án, hoạt động hỗ trợ tư pháp…thì đối với công tác BVQLNTD, Việt Nam và các quốc gia khác cần xây dựng những thỏa thuận khung về công nhận và bảo đảm quyền lợi cho NTD của quốc gia khác tiêu dùng hàng hóa trên lãnh thổ của nhau, hợp tác và phối hợp trong hoạt động điều tra, xác minh vụ việc, hỗ trợ tư pháp (khi cần thiết), tăng cường phối hợp và liên kết giữa các tổ chức xã hội BVQLNTD trong hoạt động đại diện quyền lợi NTD khởi kiện. Các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ NTD như tranh chấp tiêu dùng qua biên giới, tranh chấp tiêu dùng qua internet… cần trở thành nội dung đưa vào thảo luận tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đồng thời đẩy mạnh việc tham gia, xây dựng các văn kiện quốc tế và khu vực để giải quyết các tranh chấp tiêu dùng tương tự tại Việt Nam.