c) Buộc tổ chức, cá nhân kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra khỏi hợp đồng theo mẫu, điều
4.1.1 Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có sử dụng hợp đồng theo mẫu gắn với việc xây dựng kinh tế thị trường
dịch có sử dụng hợp đồng theo mẫu gắn với việc xây dựng kinh tế thị trường và quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế vận động và phát triển dựa trên cơ sở các quy luật của thị trường (quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả…). Trong đó, quan hệ tài sản, hàng hoá - tiền tệ bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Ở nước ta, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản [14, tr 204-205].
Các nước trên thế giới đã có hàng trăm năm phát triển nền kinh tế thị trường, còn chúng ta mới đang phát triển ở giai đoạn đầu, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện [14, tr 92]. Vì vậy, khi nghiên cứu về các đặc trưng của nền kinh tế thị trường của Việt Nam cần tiếp cận theo hướng xem xét chúng thông qua quá trình hình thành và phát triển. Khác với nền kinh tế kế hoạch hoá là tập trung trước đây, nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay có một số đặc trưng chủ yếu chi phối quyền tự do hợp đồng trong quan hệ tiêu dùng như sau:
Một là, nó được xây dựng và phát triển trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, xuất phát từ yêu cầu chủ quan của Nhà nước
chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang quản lý theo cơ chế thị trường. Với những đặc điểm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nó không chứa đựng các điều kiện, yếu tố để bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại nói chung và trong quan hệ giữa thương nhân với NTD nói riêng. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường ở giai đoạn đầu, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN bắt đầu được xây dựng. Tuy nhiên, do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế quản lý cũ, nên một số nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường bị vi phạm. Tư duy bao cấp chưa được khắc phục triệt để. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu cản trở sự phát triển [13, tr.62]. Trong điều kiện đó, việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong quan hệ giữa thương nhân với NTD còn có những hạn chế về cả phương diện lập pháp lẫn thực tiễn thi hành.
Về lý luận cũng như thực tiễn, cơ chế thị trường có bản chất khác với cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Để xây dựng nền kinh tế thị trường tất yếu phải xoá bỏ những điểm bất hợp lý của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Điều này đòi hỏi phải đổi mới tư duy và phong cách quản lý nền kinh tế. Mặt khác, Nhà nước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính[14, tr 106]. Đặc điểm này chỉ ra mức độ và yêu cầu cải cách hệ thống pháp luật nói chung cũng như yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong quan hệ giữa thương nhân với NTD nói riêng. Theo đó, pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ với NTD phải đảm bảo: xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với NTD, đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cả tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và NTD. Phát triển đa dạng, đồng bộ, ngày càng văn minh, hiện đại các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ, bảo vệ lợi ích của cả người
sản xuất và NTD, nhất là về giá cả, chất lượng hàng hoá, vệ sinh, an toàn thực phẩm [14, tr 211]
Hai là, nền kinh tế thị trường ở nước ta được xây dựng và phát triển với
“với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (Điều 51- Hiến pháp 2013). Trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, Nhà nước chủ trương thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Trong đó, kinh tế nhà nước được xác định giữ vai trò chủ đạo, là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển, là lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và NTD phải quán triệt yêu cầu của nền kinh tế thị trường, trong đó “hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, về ký kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp”
[14, tr 210], bảo đảm quyền bình đẳng và quyền tự do hợp đồng giữa các chủ thể trong nền kinh tế với các doanh nghiệp nhà nước, chống việc các doanh nghiệp nhà nước lạm dụng thế mạnh độc quyền gây ảnh hưởng xấu đến quyền tự do hợp đồng của các chủ thể khác, xâm phạm lợi ích của các chủ thể khác, lợi ích của NTD và của xã hội. Đáp ứng yêu cầu này, pháp luật hợp đồng cùng lúc phải đáp ứng hai yêu cầu: (i) phải có cách tiếp cận thích hợp với vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong một số lĩnh vực đặc thù. (ii) phải bảo đảm tính chất thị trường, nguyên tắc bình đẳng [59, tr.52], các quyền hợp đồng; chống lại các hành vi lạm dụng độc quyền, nhất là độc quyền nhà nước.
Ba là, định hướng XHCN trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế đó được xây dựng trên cơ sở một hệ tư tưởng nhằm xác định hướng đi bảo đảm mục tiêu tổng quát là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Như vậy, cùng với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hợp đồng phải bảo đảm quyền tự do, bình đẳng, dân chủ giữa các chủ thể nhằm
xây dựng một nền kinh tế thị trường phát triển văn minh, hiện đại. Pháp luật còn phải bảo vệ quyền lợi của NTD; khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, như: các hành vi lạm dụng độc quyền, không công bằng, hiện tượng đầu cơ, lũng đoạn thị trường… Điều này đòi hỏi pháp luật hợp đồng phải ghi nhận những điểm tiến bộ, ưu việt của của chủ nghĩa xã hội như: bảo đảm nguyên tắc công bằng, dân chủ, thiện trí, hợp tác… trong quan hệ hợp đồng; bảo vệ lợi ích của các bên, nhất là của bên ở vị trí yếu thế trước sự lạm dụng, chèn ép của bên thế mạnh, đề cao lợi ích chung của xã hội trước hành vi lạm dụng quyền tự do hợp đồng của bên thế mạnh. Đồng thời, pháp luật hợp đồng cũng phải tôn trọng những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường như: nguyên tắc tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh, tự do định giá...
Định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi vai trò điều tiết của Nhà nước đối với các quan hệ kinh tế thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm khắc phục tính tự phát, tình trạng “vô chính phủ” trong hoạt động kinh tế, tình trạng “lạm dụng” trong quan hệ hợp đồng. Xuất phát từ đòi hỏi này, pháp luật hợp đồng cần có cách tiếp cận theo hướng dự tính được các trường hợp đặc biệt Nhà nước cần tác động vào quan hệ hợp đồng nhằm bảo đảm trật tự công cộng và lợi ích chung của xã hội, đặc biệt là trong quan hệ giữa thương nhân với NTD. Để bảo đảm việc Nhà nước không lạm dụng sự tác động này, các trường hợp can thiệp của Nhà nước vào quan hệ hợp đồng phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp luật được cơ quan lập pháp ban hành.