Vị trí của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-2 (Trang 80 - 82)

Theo dân luật truyền thống, quan hệ tiêu dùng được hiểu là quan hệ dân sự và nó được thiết lập chủ yếu trên cơ sở hợp đồng mua bán vì vậy nó được điều chỉnh bởi BLDS. Tuy nhiên, BLDS được sinh ra để điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể độc lập, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý nên việc bảo đảm nguyên tắc tự do hợp đồng là yêu cầu hàng đầu của Bộ luật này. Luật Thương mại cũng tập trung điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể độc lập, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, nhưng hầu hết các chủ thể này đều mang tính chuyên nghiệp trong các hoạt động liên quan tới quan hệ được điều chỉnh.[10, tr 33-34]

Như đã trình bày ở trên, trong quan hệ giữa NTD (bên nghiệp dư) với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (bên chuyên nghiệp) thì NTD luôn ở bên yếu thế. Nếu chỉ được điều chỉnh bằng luật dân sự truyền thống và luật thương mại thì sẽ không khắc phục được điều này. Theo PGS.TS Nguyễn Như Phát: “những kẻ có thế và lực mạnh hơn thường hành xử theo xu hướng lạm dụng quyền lực trong quan hệ với kẻ yếu. Thêm vào đó, nếu như cứ có 300% lợi nhuận thì các nhà “tư bản” sẵn sàng treo cổ mình lên và vì vậy, họ cũng sẵn sàng “khuyến mại” cho khách hàng và người tiêu dùng những cạm bẫy pháp lý và kỹ thuật và thậm chí còn cả những thứ độc hại”. Chính vì vậy, nhằm bảo đảm sự công bằng trong giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

để xâm hại quyền lợi chính đáng của NTD, việc đưa ra các quy tắc đặc thù điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ với NTD là rất cần thiết. Như vậy, quan hệ giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chỉ được điều chỉnh bởi luật dân sự truyền thống và luật thương mại mà cần tới “một hệ thống thể chế nhằm khắc phục vị thế bất cân xứng giữa họ” [33,tr.78]. Pháp luật về BVQLNTD của nhiều nước hoặc Luật Hợp đồng tiêu dùng ở một số nước có sứ mệnh này.

Trên tinh thần đó, pháp luật bảo vệ NTD là loại pháp luật mang tính can thiệp vào quyền tự do (do không nhận thức được quy luật) của các nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ và như thế, không có sự tự do và bình đẳng trong quan hệ pháp luật về bảo vệ NTD. Một số luật gia Pháp cho rằng với sự xuất hiện khái niệm NTD, được xem như là “sự khước từ quan điểm tự do hợp đồng được xây dựng trên cơ sở công bằng trừu tượng giữa các bên, là sự phản ánh khủng hoảng của thứ bình đẳng giả tạo giữa các bên trong quan hệ hợp đồng”

[71, tr.25]. Vì vậy, pháp luật về bảo vệ NTD không điều chỉnh vào nội dung của giao dịch mà chỉ là công cụ để đảm bảo hiệu chỉnh, khắc phục vị thế bất cân xứng trong mối quan hệ giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng, trong quan hệ tiêu dùng bao giờ cũng bao gồm hai chủ thể, nếu chỉ vì bảo vệ NTD mà làm triệt tiêu sản xuất thì có lẽ quan hệ tiêu dùng cũng không thể tồn tại và NTD cũng không có cơ hội để sử dụng pháp luật bảo vệ cho mình.

Bên cạnh Luật BVQLNTD, các lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật cạnh tranh, pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, pháp luật về chất lượng sản phẩm và rộng ra là cả pháp luật dân sự, hình sự đều có thêm mục đích là bảo vệ NTD. Tuy nhiên, nếu như các lĩnh vực pháp luật này bảo vệ NTD theo phương pháp can thiệp vào hành vi của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua những hạn chế hoặc cấm đoán hành vi thì pháp luật bảo vệ NTD (với tính

cách là một chế định pháp luật độc lập) lại xuất hiện ở phía NTD. Theo đó, pháp luật bảo vệ NTD sẽ tạo cho NTD những khả năng và cơ hội thuận lợi hơn trong cơ chế điều chỉnh pháp luật quan hệ mua bán (theo luật dân sự) mà một chủ thể pháp luật dân sự thông thường sẽ không có được.

Như vậy, pháp luật bảo vệ NTD được hiểu là một hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để BVQLNTD trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-2-2 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w