cháy, thông tin báo cháy và chữa cháy trong các tình huống có cháy xảy ra ở đối tượng cơ sở kinh doanh có điều kiện. Trách nhiệm tham gia chữa cháy của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi có cháy xảy ra đối với cơ sở kinh doanh có điều kiện. Thẩm quyền của chỉ huy chữa cháy, trách nhiệm giải quyết hậu quả vụ cháy; trách nhiệm điều tra, xác định nguyên nhân gây cháy.
- Nhóm các hành vi trong công tác xây dựng lực lượng PCCC cơ sở trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện: Việc tổ chức, quản lý và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở; công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức về PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người tham gia hoạt động PCCC của các cơ sở kinh doanh có điều kiện.
- Nhóm các hành vi trong trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện PCCC, phương tiện cứu nạn, cứu hộ; trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện và các dịch vụ về PCCC.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy chữa cháy
Phòng cháy và chữa cháy là một lĩnh vực hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Do vậy, từ năm 1961, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC, đồng thời hình thành hệ thống quản lý chuyên trách từ trung ương đến cấp tỉnh, thành phố. Ngay từ thời điểm đó, công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện đã được đặt ra và cụ thể hóa nội dung này ngày 29/6/2001, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật PCCC. Đây là kết quả gần 8 năm làm việc của các cá nhân, cơ quan có liên quan. Đến ngày 12/7/2001, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương đã ký Lệnh số 08/2001/L- CTN công bố Luật Phòng cháy, chữa cháy. Luật này có hiệu lực thi hành kể
21
Mới đây nhất, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp tập trung phối hợp thực hiện các nhiệm vụ về phòng cháy chữa cháy.
1.3. Nội dung các bước trong thực thi chính sách Phòng cháy chữ cháy
Thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chu trình chính sách Phòng cháy chữa cháy. Nếu hoạch định chính sách PCCC đã làm tốt rồi thì việc tiếp theo là phải làm tốt giai đoạn thực thi chính sách mới góp phần làm cho chính sách đạt kết quả.
Để làm tốt thực thi chính sách đòi hỏi phải tuân thủ các bước sau đây:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách PCCC, đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách PCCC là quá trình phức tạp, lại diễn ra trong thời gian dài do đó phải có kế hoạch.
Kế hoạch này phải được xây dựng trước khi đưa chính sách PCCC vào cuộc sống, các cơ quan triển khai từ TW đến địa phương đều phải lập kế hoạch bao gồm các bước sau:
+Kế hoạch về tổ chức, điều hành như hệ thống các cơ quan tham gia, đội ngũ nhân sự, cơ chế thực thi
+Kế hoạch cung cấp nguòn vật lực như tài chính, trang thiết bị +Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện
+Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách
+Dự kiến về quy chế, nội dung về tổ chức và điều hành thực thi chính sách Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách PCCC. Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách PCCC đã được thông qua. Nó cũng cần thiết vì giúp cho nhân dân, các cấp chính quyền hiểu được về chính sách và giúp cho chính sách được triển khai thuận lợi và có hiệu quả
22
Để làm tốt được việc tuyên truyền này thì chúng ta cần được đầu tư về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, trang thiết bị kỹ thuật.... vì đây là đòi hỏi của thực tế khách quan.
Việc tuyên truyền này cần phải thực hiện thường xuyên liên tục, ngay cả khi chính sách đang được thực thi, và với mọi đối tượng và trong khi tuyên truyền phải sử dụng nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp trao đổi... Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách PCCC. Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác các hoạt động thực thi mục tiêu là hết sức đa dạng, phức tạp chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm bởi vậy nên cần phối hợp giữa các cấp, ngành để triển khai chính sách
Nếu hoạt động này diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động khoa học sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao, và duy trì ổn định.
Bước 4: Điều chỉnh và duy trình chính sách PCCC, đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế
Để duy trì được chính sách cần nhìn ra được những nhược điểm của chính sách đó để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế trong công tác triển khai thực hiện chính sách PCCC. Thự hiện chính sách PCCC còn đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực của nhiều yếu tố như Nhà nước và người tổ chức thực thi chính sách phải tạo điều kiện và môi trường để chính sách được thực thi tốt.
Đối với người chấp hành chính sách phải có trách nhiệm tham gia tích cực vào thực thi chính sách. Nếu các hoạt động này được tiến hành đồng bộ thì việc duy trì chính sách là việc làm không khó
Bước 5: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và xử lý vi phạm việc thực hiện chính sách Phòng cháy chữa cháy . Bất cứ triển khai nào thì cũng phải kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo các chính sách này được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực
23
Các cơ quan Nhà nước thực hiện việc kiểm tra này và nếu tiến hành thường xuyên thì giúp nhà quản lý nắm vững được tình hình thực thi chính sách từ đó có những kết luận chính xác về chính sách
Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm này cũng giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra những hạn chế của mình để điêù chỉnh bổ xung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách.
Bước 6: Tổng kết rút kinh nghiệm
Tổ chức thực thi chính sách PCCC được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách PCCC, vì vậy phải đánh giá tổng kết và rút kinh nghiệm. Trong quá trình này ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực thi chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Đánh giá tổng kết, sơ kết chính sách PCCC là quá trình xem xét, kết luận, kiểm điểm về chỉ đạo điều hành và chấp hành của đối tượng thực thi chính sách. Đánh giá các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCCC.
Nội dung đánh giá, tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành là chương trình hành động, kế hoạch được xây dựng để thực hiện chính sách PCCC và những nội quy, quy chế, các văn bản hướng dẫn, văn bản liên tịch, chương trình phối hợp và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách PCCC.
Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước còn phải xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách PCCC của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Đó là đánh giá tinh thần hưởng ứng mục tiêu và ý thức chấp hành những quy định của chính sách PCCC. Việc đánh giá tổng kết trong thực hiện chính sách PCCC sẽ chỉ ra được chính xác những ưu điểm, hạn chế, kinh nghiệm trong thực hiện chính sách.
24
Trong các bước trên thì bước tổ chức thực thi là quan trọng nhất vì đây là bước đầu tiên làm cơ sở cho các bước tiếp theo. Ở bước này đã dự kiến cả việc triển khai thực hiện kế hoạch phân công thực hiện, kiểm tra... Hơn nữa tổ chức thực thi là quá trình phức tạp do đó lập kế hoạch cũng là việc làm cần thiết và quan trọng.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy
Trong quá trình thực thi chính sách PCCC sẽ có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân vì thế kết quả tổ chức thực thi chính sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố chủ quan và khách quan. Cụ thể:
- Thứ nhất, yếu tố khách quan
Điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến thực thi chính sách PCCC.
Một là, hệ thống chính trị bao gồm văn hóa chính trị, Hiến pháp và thể
chế chính trị. Hệ thống chính trị chi phối toàn bộ nội dung và hình thức trong việc thực hiện chính sách PCCC bởi nó được quy định cụ thể trong Hiến pháp, có tính kế thừa và phát triển qua nhiều giai đoạn. Mọi hoạt động của các thể chế có liên quan đến thực hiện chính sách PCCC đều không nằm ngoài những quy định của Hiến pháp. Mặt khác, sự nhất quán trong quan điểm lãnh đạo và những quy định của Hiến pháp tạo nên một văn hóa chính trị mang tính truyền thống, bền vững, phản ánh nhận thức và tư duy chính trị của các tổ chức và cá nhân trong hệ thống chính trị đối với việc thực hiện chính sách PCCC.
Hai là, vai trò điều hành của Nhà nước. Nhà nước với vai trò quản lý
vĩ mô của mình có tác động lớn và toàn diện đến sự phát triển nói chung và việc thực hiện chính sách PCCC nói riêng. Nhà nước thực hiện các chức năng như định hướng, tạo điều kiện môi trường, điều tiết và kiểm soát. Nhà nước thực hiện vai trò quản lý thông qua việc vận dụng các quy luật khách quan, các chính sách, các nguyên tắc và phương pháp quản lý nói chung một cách
25
toàn diện. Thực hiện chính sách PCCC phải tính đến khả năng quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ. Việc thực hiện chính sách PCCC thành công khi có bộ máy quản lý, điều hành đáp ứng yêu cầu.
Ba là, các yếu tố bao gồm vai trò của công luận và truyền thông, hệ
thống các giá trị xã hội, hệ thống kinh tế, các quan hệ bên trong chính quyền. Chính sách PCCC chịu sự tác động bởi các yếu tố văn hóa, môi trường sống, dư luận xã hội và đời sống kinh tế. Điều đó thể hiện sự tồn tại trong đa dạng và thỏa hiệp của chính sách PCCC với hệ thống các giá trị xã hội, đồng thời sự nảy sinh các vấn đề xã hội mới buộc các nhà hoạch định chính sách phải tính toán xây dựng, điều chỉnh để việc thực hiện chính sách PCCC trở nên hài hòa, phù hợp nhằm đảm bảo đạt được những mục tiêu đề ra của chính sách.
- Thứ hai, yếu tố chủ quan
Một là, các yếu tố thuộc về cơ quan, tổ chức. Việc thực hiện chính sách
đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình thực hiện chính sách. Nếu không chính sách sẽ không đạt kết quả tốt, sẽ đi không đúng mục tiêu, yêu cầu đặt ra.
Hai là, năng lực tổ chức, quản lý nhà nước và đội ngũ cán bộ, công
chức ở các cấp trong công tác PCCC. Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả thực hiện chính sách PCCC. Chính vì vậy, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ cơ sở trực tiếp thực thi nhiệm vụ chính là vấn đề cần được quan tâm, chú trọng. Các cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực hiện. Do đó, đòi hỏi người cán bộ ở cơ sở phải có kiến thức và năng lực tương đối tổng hợp. Vì vậy, cần thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ các cấp làm công tác PCCC.
26
Ba là, điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách của nhà
nước. Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách PCCC đạt được kết quả và hiệu quả trong điều kiện hiện nay, Nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất để phục vụ cho việc triển khai thực hiện chính sách. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ quá trình thực hiện chính sách của Nhà nước hiện đã trở thành một nguyên lý phát triển. Việc quyết định đầu tư đến đâu, theo cách nào là do Nhà nước chủ động lựa chọn trên cơ sở năng lực hiện có của cán bộ, công chức thực hiện chính sách. Nếu các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực hiện chính sách luôn được tăng cường. Trong thực tế, do thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho công tác tuyên truyền phổ biến chính sách thì các cơ quan nhà nước khó có thể chuyển tải những nội dung chính sách đến với chủ thể tham gia và đối tượng thụ hưởng một cách thường xuyên.
Bốn là, sự đồng tình ủng hộ của đối tượng thụ hưởng chính sách và các
đối tượng liên quan. Đây cũng là nhân tố có vai trò quan trọng trong quyết định sự thành công hay thất bại của một chính sách là hết sức lớn lao, bởi việc thực hiện các mục tiêu chính sách không thể chỉ do các cơ quan, tổ chức nhà nước làm, mà còn phải có sự tham gia của cá nhân. Vì mỗi cá nhân không chỉ là người trực tiếp tham gia thực hiện các mục tiêu chính sách, mà còn là đối tượng trực tiếp thụ hưởng những lợi ích do chính sách mang lại. Do vậy, một chính sách đáp ứng được nhu cầu thực tế được sự ủng hộ, đồng tình của đối tượng thụ hưởng chính sách thì chính sách đó mới hiệu quả.
27
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trên cơ sở khoa học, chương 1 đã nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về PCCC tại các nhà chung cư như: Một số khái niệm về cơ bản có liên quan đến đặc điểm, tính chất cháy nổ các nhà chung cư; khái niệm thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy; trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của các thành phần trong xã hội; quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy; Nội dung các bước thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy.
Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC luận văn đã nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy , để làm căn cứ cho việc đánh giá thực trạng hoạt động thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy tại các chung cư quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Đặc biệt luận văn đã nghiên cứu Nội dung các bước thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy, từ đó làm cơ sở để triển khai khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động của các đối tượng tham gia thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy, đánh giá nguyên nhân dẫn tới những tồn tại, hạn chế