Đặc điểm nguy hiểm cháy n ti các nhà chung cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cư trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 40 - 45)

Nhà chung cư là công trình có mật độ tập trung đông người, có những đặc điểm về PCCC khác với công trình thấp tầng, diễn biến cháy nổ ở các công trình này rất phức tạp, việc thoát nạn, cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguy cơ thiệt hại về người và tài sản cao.

- Đặc điểm kiến trúc:

+ Nhà càng cao thì diện tích sử dụng càng lớn, dẫn đến mật độ tập trung người đông, lượng chất cháy, vật tư thiết bị hàng hóa cũng tập trung với khối lượng lớn;

+ Về thiết kế cầu thang trong nhà chung cư: Cầu thang là trục giao thông thẳng đứng của ngôi nhà, có tầm quan trọng lớn đối với chất lượng sử dụng công trình. Cầu thang đảm bảo các chức năng liên hệ thẳng đứng và là lối thoát nạn khi có sự cố hoặc cháy nổ. Lối ra thoát nạn chính là qua cầu thang, buồng thang bộ nên việc di chuyển khó khăn và chậm hơn so với di chuyển theo phương ngang, dẫn tới thời gian thoát nạn kéo dài;

+ Việc triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn cũng như việc cấp nước chữa cháy càng lên cao càng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là

33

đối với những công trình có chiều cao vượt trội và khả năng hoạt động của xe thang được trang bị của lực lượng Cảnh sát PCCC thấp hơn độ cao công trình hoặc máy bơm chữa cháy không đủ công suất để bơm đẩy nước chữa cháy lên tầng cao;

- Về giao thông, khoảng cách PCCC:

+ Các nhà chung cư chung cư khi xây dựng phải đảm bảo về đường giao thông phục vụ chữa cháy (đường phải rộng tối thiểu 3,5m, cao tối thiểu 4,25 m, khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà đảm bảo 8 m – 10 m, trong khoảng không này không bố trí đường dây điện, cây cao thành hàng);

+ Đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách PCCC của công trình với các hạng mục công trình xung quanh, trong đó khoảng cách từ 2 công trình có bậc chịu lửa I, II phải ≥ 6 m, khi khoảng cách không đảm bảo thì phải xem xét đến khoảng cách từ mép tường công trình đến đường ranh giới khu đất để nội suy ra % diện tích được mở các lỗ mở tường đầu hồi tiếp giáp với công trình bên cạnh.

- Về đặc điểm bố trí mặt bằng bên trong:

+ Trong các phương án thiết kế hiện nay cho thấy: Tổ chức không gian đa năng trong nhà chung cư phổ biến là sử dụng tầng hầm, tầng 1 làm dịch vụ, nơi trông giữ xe máy tập trung và lắp đặt thiết bị kỹ thuật, còn các tầng trên là căn hộ ở, văn phòng làm việc, căn hộ ở hoặc cho thuê. Bên cạnh đó cũng còn những phương án theo dạng: Dịch vụ, căn hộ; văn phòng hoặc dịch vụ, căn hộ, trung tâm thương mại, sinh hoạt công cộng;

+ Chỗ đỗ xe bên trong các công trình nhà chung cư là vấn đề đã được các chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn quan tâm ngay từ giai đoạn thiết kế. Phương án đề cập đến chỗ đỗ ô tô tập trung chủ yếu đối với khối khách sạn, trụ sở làm việc, văn phòng cho thuê và một số chung cư cao cấp. Tỷ lệ nhà ở chung cư có nơi trông giữ xe máy tập trung bên trong ở tầng một hoặc tầng hầm chiếm 100%;

34

+ Về bố cục hình khối, có thể là nhà ở kiểu đơn nguyên, các căn hộ bố trí xung quanh 1 cầu thang (CT 1-5 Bắc Linh Đàm); nhà ở hợp khối: Tổ chức lồng ghép một số đơn nguyên hoặc bố cục công trình được tổ hợp từ nhiều khối có chiều cao khác nhau; Nhà tháp (nhà 1 đơn nguyên độc lập) có các căn hộ tập trung xung quanh trục giao thông đứng với hình dáng đa dạng như: hình vuông, hình chữ nhật ...; Nhà chung cư hành lang giữa và hành lang bên. - Đặc điểm bố trí công năng: Nhà chung cư thường có khối chung cư và khối đế với nhiều loại công năng kết hợp như văn phòng, trung tâm thương mại, nhà trẻ, lớp học, dịch vụ ăn uống, giải trí, gara để xe… do vậy các nhà chung cư có càng nhiều công năng thì càng nguy hiểm.

- Các hệ thống kỹ thuật của nhà chung cư:

Nhà chung cư thường được bố trí nhiều hệ thống kỹ thuật như: máy phát điện, hệ thống gas trung tâm, hệ thống điều hòa, thông gió, chống tụ khói cho công trình (hệ thống tăng áp buồng thang, giếng thang máy, hệ thống hút khói hành lang, tầng hầm, sảnh thông tầng, trung tâm thương mại…); camera, cáp điện thoại, thang máy, thang cuốn…; hệ thống PCCC cũng có nhiều loại như hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bằng khí, hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà, ngoài nhà. Điều kiện đảm bảo sự hoạt động bình thường cũng như sự an toàn của nhà chung cư phụ thuộc rất lớn các hệ thống kỹ thuật, trong nhà chung cư chỉ cần một trong những hệ thống kỹ thuật gặp sự cố hoặc sử dụng không đúng quy trình cũng có thể gây mất an toàn và không đảm bảo về PCCC. Ví dụ hệ thống gas trung tâm bị rò rỉ, hệ thống báo cháy hoặc chữa cháy không hoạt động. Mặt khác bản thân các hệ thống kỹ thuật cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ cao hoặc là đường lan chuyền cháy lan chính trong công trình, đặc biệt là tại các vị trí trục kỹ thuật thông tầng, ống đổ rác, không gian thông tầng…

35

Các tòa nhà chung cư chung cư là nơi tập trung nhiều người sinh sống và làm việc. Những người dân sinh sống, làm việc và hoạt động trong các nhà chung cư, nhà tái định cư, các công trình có trung tâm thương mại thường thuộc về nhiều thành phần khác nhau (người lao động phổ thông, công nhân viên, công chức, học sinh …) có trình độ nhận thức của các cá nhân không đồng đều. Trong đó, nhiều người nhận thức về công tác PCCC hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của công tác PCCC. Trong khi đó nhà chung cư lại là nơi tập trung nhiều đồ dùng sinh hoạt, thiết bị văn phòng, các loại hàng hóa và vật liệu dễ cháy và cháy được với số lượng lớn như: Bàn, ghế, giường, tủ, đệm, mút, bông, vải, các thiết bị máy móc, vi tính, gas, xăng dầu…

Mặt khác công tác đảm bảo an toàn PCCC tại nhà chung cư phụ thuộc rất lớn vào các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà. Để duy trì và vận hành các hệ thống kỹ thuật được trang bị tại tòa nhà hoạt động theo chức năng thiết kế thì lại phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu cơ sở, lực lượng bảo vệ, bộ phận kỹ thuật trong tòa nhà. Hiện nay đa số các chung cư chung cư mới được xây dựng dưới hình thức sử dụng đa năng.

Tâm lý và kỹ năng của người dân Việt Nam nói chung và người dân tại các chung cư chung cư nói riêng là thiếu bình tĩnh ứng phó với các sự cố xảy ra, đặc biệt là trước các sự cố cháy, nổ. Chính vì vậy, khi sự cố xảy ra, tình trạng hoảng loạn và không biết cách ứng phó là thường thấy. Chính điều đó đã gây khó khăn cho lực lượng chức năng làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Trước xu hướng phát triển tất yếu của nhà chung cư chung cư trên cả nước, Bộ xây dựng đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chế quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng công trình và đáp ứng nhu cầu của người dân khi vào tái định cư. Song trong quy chế quản lý chung cư chung cư này chưa đề cập cơ chế tài chính cho công tác quản lý, vận hành, bao gồm cả việc

36

bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên… nói chung và hệ thống phòng cháy chữa cháy nói riêng, khiến dư luận chung, nhất là các chủ thể được giao quản lý lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn cháy cho các công trình này.

- Về chất cháy: chất cháy trong chung cư chung cư bao gồm:

Các loại vật liệu nội thất như bàn, ghế, giường, tủ… làm bằng gỗ, vật liệu nhựa tổng hợp ; Chăn, ga, gối, đệm, rèm .. chế tạo từ vật liệu tổng hợp; Xăng, dầu và các chi tiết bằng vật liệu nhựa tổng hợp dễ cháy của ôtô, xe máy tại các nơi trông giữ tập trung dưới tầng hầm hoặc tầng một ; Khí đốt sử dụng trong các căn hộ;

Tải trọng chất cháy trong các phòng thay đổi phụ thuộc vào công dụng của từng phòng và vị trí sắp đặt chúng. Các loại vật liệu nói trên khi cháy trong phòng kín, sự trao đổi khí bị hạn chế, do vậy tạo nhiều khói, trong thành phần sản phẩm cháy có nhiều chất độc hại như ôxít các bon CO, cloruahyđrô HCl, hyđrô xyanua HCN...

- Về nguồn nhiệt gây cháy: Trong các nhà chung cư chung cư luôn tồn tại nguồn nhiệt gây cháy ở nhiều dạng khác nhau như:

Nguồn nhiệt phát sinh do ngọn lửa trần; Nguồn nhiệt phát sinh gây cháy có thể xuất phát từ hệ thống mạng điện và thiết bị điện trong quá trình vận hành sử dụng như: Quá tải; chập mạch; do điện trở tiếp xúc...

Nguồn nhiệt phát sinh do các nguyên nhân khác: Do đốt, do sơ xuất bất cẩn trong khi sử dụng lửa, hút thuốc...

Nguồn nhiệt đốt nóng do động cơ xe làm việc liên tục trong thời gian dài cũng có thể trở thành nguồn nhiệt gây cháy. Tia lửa điện gây cháy: Khi lấy xe ra từ chỗ để xe trong nhà, nhiều trường hợp chủ xe thường nổ máy ngay tại cửa phòng, tầng. Trong quá trình nổ máy có thể phát sinh tia lửa điện. Khi gặp các tia lửa điện, hỗn hợp hơi xăng dễ dàng bắt cháy.

- Về sự phát triển của đám cháy: Khi xảy ra cháy, đặc biệt cháy tại các tầng phía dưới, đám cháy phát triển rất nhanh theo phương thẳng đứng và khó

37

khăn trong công tác chữa cháy, thoát nạn và cứu nạn. Thời gian nhiễm khói cả toà nhà rất ngắn. Khói từ các phòng bị cháy còn có thể lan truyền qua khe hở giữa các tầng, nơi giao nhau giữa sàn ngăn và các đường ống, thiết bị kỹ thuật.

Ngoài ra, khi cháy nhà chung cư còn có các đặc điểm nguy hiểm cháy khác biệt hơn so với cháy nhà thấp tầng như: Hiện nay một số chung cư cao tầng có lắp đặt và sử dụng hệ thống cung cấp khí đốt cho toàn nhà. Khí đốt là loại chất có nguy hiểm cháy nổ cao, hệ thống dẫn khí đốt dễ xảy ra rò rỉ. Do đó nguy cơ cháy, nổ đối với hệ thống là tương đối lớn. Trong quá trình chữa cháy đòi hỏi sự tập trung rất lớn lực lượng, phương tiện và các phương tiện kỹ thuật chuyên ngành khác như xe thang, máy bơm cao áp và các thiết bị chữa cháy, cứu nạn chuyên dụng. Trong ngôi nhà nếu không có thang bộ chống tụ khói, không có ban công hoặc lôgia để tạm trú trong khi chờ cứu nạn thường xảy ra tâm lý hoảng loạn, nhiều trường hợp nhảy từ tầng bị cháy để tự thoát gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối với tầng hầm trong các nhà chung cư hiện nay phần lớn được sử dụng làm nơi trông giữ ô tô, xe máy tập trung, do vậy luôn tồn tại đầy đủ các yếu tố và điều kiện hình thành sự cháy.

Với những tiện ích vốn có, chung cư cao tầng là lựa chọn phù hợp với nhiều người dân. Tuy nhiên, chung cư cao tầng cũng tồn tại không ít những nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn tới cháy, nổ, đặt ra những yêu cầu chặt chẽ trong công tác đảm bảo an toàn về PCCC.

2.2.2. Đặc điểm lực lượng phòng cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy t i các nhà chung cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cư trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)