Điều chỉnh; Duy trì thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cư trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 60 - 71)

2.3.4.1 Công tác tự kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các nội quy, quy định phòng cháy và chữa cháy

Hoạt động PCCC là hoạt động đặc thù, kinh nghiệm đúc kết đã trở thành những nguyên tắc để đảm bảo công tác PCCC có chất lượng, hiệu quả. Một trong bốn nguyên tắc đã được khái quát nêu trong Luật PCCC là: Hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. Nguyên tắc này là một trong những tiêu chí cần thực hiện của các lực lượng nòng cốt hoạt động về PCCC, trong đó có lực lượng PCCC cơ sở.

53

Có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả tích cực phòng ngừa cháy nổ, trong đó việc kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các nội quy, quy định, các yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC là quan trọng. Đây cũng là một trong những công việc mà lực lượng PCCC cơ sở phải thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được pháp luật PCCC quy định.

Tuy nhiên, khảo sát thực tế tại một số nhà chung cư cho thấy: Ban quản lý và Ban quản trị các tòa nhà chung cư chưa thực sự quan tâm đến công tác tự kiểm tra an toàn về PCCC, chưa tổ chức và duy trì thường xuyên hoạt động kiểm tra đối với việc thực hiện các nội quy, quy định về PCCC. Người đứng đầu cơ sở còn chưa thấy hết được trách nhiệm của mình trong việc tổ chức hoạt động tự kiểm tra mà còn ỷ lại vào cơ quan Cảnh sát PCCC, các đợt kiểm tra chỉ tập trung chủ yếu vào dịp ngày Toàn dân PCCC (4/10), tết Nguyên đán, tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ và PCCN...

Đối với lực lượng PCCC cơ sở chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong công tác tự kiểm tra, còn thụ động phụ thuộc vào ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu, chưa tham mưu, đề xuất để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra an toàn về PCCC tại cơ sở. Lực lượng PCCC cơ sở chưa nắm chắc chức trách, nhiệm vụ của mình trong công tác kiểm tra, có thể kể đến như: Lực lượng PCCC cơ sở của Tòa nhà văn phòng (227 Nguyễn Ngọc Nại, phường Khương Mai), Tòa nhà N2A,... (75/98 nhà chung cư)

Thời điểm tự kiểm tra của lực lượng PCCC cơ sở mới chỉ tập trung vào trong giờ làm việc hành chính, còn lơ là trong việc kiểm tra trước và sau giờ làm việc; nội dung kiểm tra còn chung chung, chưa đi sâu vào từng nội dung cụ thể (như hệ thống điện, sử dụng nguồn nhiệt...) nên vẫn bỏ sót nhiều sơ hở, thiếu sót, vi phạm quy định an toàn PCCC có thể dẫn đến cháy, nổ.

54

Kiểm tra an toàn PCCC tòa X1 phường Hạ Đình quận Thanh Xuân năm 5/2019

Đồng thời, qua kiểm tra cũng chưa đưa ra được những biện pháp, giải pháp khắc phục đảm bảo an toàn về PCCC cụ thể, chỉ dừng lại ở các kiến nghị chung chung. Tại nhiều nhà chung cư, dù đội viên PCCC được biên chế khá nhiều, nhưng đa số đều nắm không sâu kiến thức về PCCC nên khi tham gia kiểm tra cũng chỉ đánh giá sơ sài, chủ yếu theo sách vở, không có sự phân tích sâu sắc để rút kinh nghiệm, chỉ ra biện pháp loại trừ các điều kiện có thể gây cháy. Ở một số nhà chung cư chưa ban hành quy trình kiểm tra cụ thể, việc tiến hành kiểm tra an toàn về PCCC chỉ được tiến hành một cách đơn thuần là kiểm tra, theo dõi tình trạng các bình chữa cháy, các phương tiện chữa cháy lăng, vòi, không gắn với kiểm tra việc chấp hành nội quy của quần chúng nhân dân, và hiện trạng các thiết bị điện…Có nơi chỉ kiểm tra nhắc nhở qua loa, không ghi biên bản và có chế tài xử lý cụ thể đối với công nhân vi phạm, nên hiệu quả công tác kiểm tra không cao. Chỉ một số đội PCCC cơ sở của Ban quản lý tòa nhà chung cư thực hiện bài bản, có ghi phiếu theo dõi, ghi biên bản để lưu hồ sơ quản lý, xử lý khiển trách hoặc

55

cảnh cáo các trường hợp quần chúng nhân dân vi phạm nội quy an toàn về PCCC, đề xuất các cấp trên để có các hình thức xử phạt phù hợp.

Theo khảo sát thực tế dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của cán bộ quản lý địa bàn, đối với 98 nhà chung cư trên địa bàn quận Thanh Xuân về số lượt tự kiểm tra và hình thức tiến hành trong năm:

+ Hàng tháng: 19/98 cơ sở tự kiểm tra, nhưng chỉ có 08/98 cơ sở ghi biên bản kiểm tra và lưu hồ sơ quản lý.

+ Hàng quý: 61/98 cơ sở tự kiểm tra, nhưng chỉ có 33/98 cơ sở ghi phiếu, biên bản kiểm tra và lưu hồ sơ quản lý.

+ Hàng năm: 86/98 lượt cơ sở tự kiểm tra, nhưng chỉ có 53/98 cơ sở ghi biên bản kiểm tra, 20/98 cơ sở chỉ ghi phiếu và lưu hồ sơ quản lý, 15 cơ sở chỉ ghi chép vào sổ cá nhân.

Các số liệu nêu trên phản ánh rõ thực trạng chất lượng hoạt động tự kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định, nội quy an toàn về PCCC của lực lượng PCCC cơ sở không cao, còn nhiều hạn chế, bất cập. Thực trạng công tác này được thể hiện tại phụ lục 4 của luận văn.

2.3.4.2. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

Công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ của lực lượng PCCC cơ sở là một mặt công tác quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động PCCC cho cơ sở. Theo Điều 46 luật PCCC được sửa đổi bổ sung năm 2013: Lực lượng PCCC cơ sở được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Cảnh sát PCCC.

Qua khảo sát công tác PCCC tại các nhà chung cư trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, thấy rằng công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC và CNCH đạt được kết quả như sau:

Lực lượng PCCC cơ sở tại các nhà chung cư đã tham mưu cho Ban quản trị và Ban Quản lý tòa nhà các kế hoạch và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng

56

nghiệp vụ PCCC và CNCH cho các đối tượng được quy định tại khoản 1, Điều 16, Thông tư 66/2014/TT-BCA, trong đó có: Người đứng đầu cơ sở, cán bộ, đội viên Đội PCCC cơ sở và CBCNV, cư dân làm việc, sinh sống tại những vị trí có nguy hiểm về cháy, nổ. Hàng năm Ban quản lý các tòa nhà chung cư đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC của TP Hà Nội, tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở đạt

kết quả tương đối khả quan. Qua đó giúp cho đội ngũ quản lý, đội viên Đội

PCCC cơ sở và những người làm việc hay sinh sống tại các vị trí có nguy hiểm cháy, nổ nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ về PCCC.

Tập huấn PCCC cho đội PCCC cơ sở tại tòa nhà N4AB Trung Hòa Nhân

Chính 3/2016

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC và CNCH vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là:

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC và CNCH mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

- Về nội dung huấn luyện:

+ Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại các tòa nhà chung cư, không đảm bảo các

57

nội dung theo quy định tại Điều 34, Nghị định 79/2014/NĐ-CP. Qua khảo sát thấy rằng: 79/98 nhà chung cư (chiếm 80%) nội dung huấn luyện không đảm bảo theo quy định, chưa có nội dung huấn luyện về nghiệp vụ CNCH.

+ Nội dung huấn luyện quá chú trọng vào lý thuyết, chưa chú trọng đến thực hành kỹ năng PCCC và CNCH.

- Thời gian huấn luyện: Thời gian tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH chưa đảm bảo theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 16, Thông tư 66/2014/TT-BCA và tại Thông tư 08/2018/TT-BCA. Bao gồm: 58/98 nhà chung cư (chiếm 59%).

Ngoài ra, một số nhà chung cư xây dựng kế hoạch đảm bảo về thời gian theo đúng quy định, nhưng thực tế tổ chức huấn luyện lại rút ngắn thời gian huấn luyện. Chẳng hạn như: Tòa nhà C7 Thanh Xuân Bắc, Chung cư 22 Thượng Đình, Nhà ở nhiều hộ gia đình (76, Cự Lộc, Thanh Xuân),....(52/98 chiếm tỉ lệ 54%).

- thức tham gia huấn luyện: Đối tượng tham gia huấn luyện còn có tư tưởng coi thường công tác huấn luyện, thiếu ý thức trong việc học tập, tập luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH, tham gia không đầy đủ.

- Việc chuẩn bị tài liệu, giáo án huấn luyện còn sơ sài, nội dung mang tính hình thức, vì vậy chất lượng công tác huấn luyện không cao.

- Phương tiện phục vụ huấn luyện: Các phương tiện phục vụ thực hành công tác huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu huấn luyện, như tại Nhà ở kết hợp văn phòng - Số 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung; Tòa nhà Nam Anh - Số 68/116 Nhân Hòa, Nhân Chính; Tòa nhà Golden Palace,...(36/98 chiếm 37%)

Những tồn tại, hạn chế nêu trên là nguyên nhân dẫn đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ PCCC và CNCH của lực lượng PCCC cơ sở còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu về PCCC tại các tòa nhà chung cư hiện nay. Vì

58

vậy, các cơ sở cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trên. Thực trạng này được thể hiện tại phụ lục 5 của luận văn.

2.3.4.3. Công tác xây dựng phương án chữa cháy, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu

Trách nhiệm tổ chức xây dựng PACC của người đứng đầu cơ sở được quy định tại khoản 2, Điều 21, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định: Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức xây dựng PACC sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý của mình (sau đây gọi là phương án chữa cháy của cơ sở). Như vậy đối với các tòa nhà chung cư, người đứng đầu các nhà chung cư phải tổ chức xây dựng PACC của cơ sở (ở đây trực tiếp là Trưởng Ban quản lý tòa nhà).

Qua khảo sát thực tế tại các nhà chung cư trên địa bàn quận Thanh Xuân, TP Hà Nội thấy rằng:

Ban quản lý tòa nhà chung cư đã tổ chức xây dựng PACC theo quy định của pháp luật, có kế hoạch giao cho đội PCCC cơ sở của tòa nhà xây dựng PACC. Có 98/98 nhà chung cư (chiếm 100%), đều xây dựng PACC theo mẫu được quy định.

Hàng năm trên cơ sở các phương án đã được phê duyệt, lực lượng PCCC cơ sở tại các nhà chung cư đã tham mưu, đề xuất xây dựng kế hoạch thực tập phương án, chủ động phối hợp với Cảnh sát PCCC quận Thanh Xuân tổ chức học tập, thực tập PACC đạt được kết quả tốt, như: Tòa nhà H10 (ngõ 475 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam), tòa nhà Golden Land Building (Số 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung), tòa nhà chung cư 22 Thượng Đình…

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng và thực tập PACC như sau:

59

- Hiện nay PACC của nhiều tòa nhà chung cư xây dựng theo mẫu PC16 quy định tại Thông tư 04/2004/TT-BCA. Tuy nhiên thông tư này đã được thay thế, không còn hiệu lực thi hành và mẫu PACC mới của cơ sở (mẫu PC11) được quy định tại Thông tư 66/2014/TT-BCA do cơ sở xây dựng. Qua khảo sát: 68/98 nhà chung cư trên địa bàn chưa xây dựng PACC của cơ sở theo mẫu PC 11, Thông tư số 66/2014/TT-BCA.

- Trong nội dung PACC mà lực lượng PCCC cơ sở tại các tòa nhà chung cư đã xây dựng: Chưa đánh giá hết được tính chất nguy hiểm của từng hạng mục có nguy hiểm cháy, nổ. Trong phương án chưa đề ra được kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy. Qua khảo sát có 39/98 nhà chung cư (chiếm 40%).

- PACC chưa được bổ sung, chỉnh lý khi có sự thay đổi về quy mô, tính chất hoạt động, mục đích sử dụng của các hạng mục công trình trong nhà chung cư. Như Chung cư 22 Thượng Đình, Tòa nhà P3 Phương Liệt, Nhà ở nhiều hộ gia đình - Số 76 Cự Lộc, Thượng Đình...(20/98 nhà chung cư, chiếm 20%).

ề công tác học và thực tập P CC:

- Việc tổ chức học PACC tại các nhà chung cư còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao. Qua khảo sát thấy rằng có nhiều đội viên đội PCCC cơ sở tại các tòa nhà chung cư, không nắm được hết các tình huống đã giả định trong phương án.

- Khi tổ chức thực tập phương án, lực lượng và phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động để thực tập, nhưng không tham gia đầy đủ. Gồm có 74/98 nhà chung cư (chiếm 75%).

- Theo quy định tại khoản 4, Điều 12, Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định về chế độ thực tập PACC: Phương án chữa cháy của cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP phải được tổ chức thực tập

60

định kỳ, số lần thực tập do người có thẩm quyền xây dựng phương án chữa cháy quyết định nhưng không ít hơn một lần/năm; mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án đều được thực tập. Tuy nhiên 100% các nhà chung cư trong thời gian từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2019, chỉ tổ chức thực tập tình huống cháy lớn phức tạp nhất, còn các tình huống đặc trưng khác được giả định trong PACC thì không được tổ chức thực tập.

- Khi thực tập phương án các đội viên của Đội PCCC cơ sở còn lúng túng trong việc tổ chức và xử lý các tình huống giả định trong phương án; thái độ của những người tham gia thực tập PACC còn thiếu nghiêm túc. Như tại Chung cư 39 Nguyễn Trãi, Tòa 11 tầng Làng Sinh viên Hacinco...(70/98 nhà chung cư, chiếm 71%).

- Kinh phí đầu tư phục vụ cho việc thực tập phương án còn hạn chế nên các phương tiện chữa cháy không được đáp ứng đầy đủ. Các lần thực tập phương án vẫn mang tính hình thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao: Có 79/98 nhà chung cư (chiếm 80%).

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do người đứng đầu cơ sở, lực lượng PCCC cơ sở chưa nhận thức hết được ý nghĩa của việc thực tập PACC. Vì vậy, việc đầu tư kinh phí cho hoạt động này còn nhiều hạn chế. Lực lượng PCCC cơ sở chưa nắm được đầy đủ các quy định trong việc xây dựng và thực tập phương án, trình độ chuyên môn về PCCC còn nhiều hạn chế. thức trách nhiệm của một số đội viên trong công tác lập và thực tập PACC còn chưa cao. Thực trạng này được thể hiện rõ ở phụ lục 6 của luận văn.

2.3.5. Công tác kiểm tra, xử lý vi ph m quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các nhà chung cư

Kiểm tra an toàn về PCCC của Cảnh sát PCCC là hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về PCCC đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình

61

và cá nhân trong việc thực hiện pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy. Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cư trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)