Giới thiệu chung về quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cư trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 36)

Quận Thanh Xuân là một trong các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nằm chếch về trục phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội. Địa giới hành chính của quận như sau:

- Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy; - Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông; - Phía Nam giáp quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì; - Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng.

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ, quận gồm 11 đơn vị hành chính cấp phường là: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Khương Đình, Nhân Chính, Phương Liệt, Hạ Đình, Kim Giang, Khương Mai, Khương Trung, Thượng Đình (có 3 phường được thành lập từ các xã ngoại thành của 2 huyện Từ Liêm và Thanh Trì, còn lại là các phường cũ của quận Đống Đa chuyển sang). Quận Thanh Xuân có dân số khoảng 275.100 người, mật độ khá đông: 30.297 người/km².

Năm 1996, khi mới được hình thành, quận Thanh Xuân bao gồm 5 phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang và Phương Liệt. Đến nay, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, quận Thanh Xuân đã mở rộng cả về quy mô và nâng cao không gian sống cho người dân với 11 phường. Từ một quận ngoại thành, đến nay, Thanh Xuân được đánh giá là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất tại thành phố.

29

Không chỉ là khu vực tập trung các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện lớn, như Đại học KHXH & Nhân Văn, Đại học KH Tự nhiên, Đại học Hà Nội... quận Thanh Xuân còn được UBND Thành phố xếp vào là một trong bốn quận nội thành mới, nơi “vượng sơn, vượng khí” được nhiều cơ quan hành chính lớn, các doanh nghiệp kinh doanh,... lựa chọn để “đóng đô”.

Thực tế cho thấy, một trong những lý do khiến quận Thanh Xuân thu hút các doanh nghiệp, được nhiều người dân lựa chọn an cư bởi sự nâng cấp của hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị ngày càng hoàn thiện. Ngoài các tuyến đường huyết mạch như: Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi, đường vành đai 3, hầm chui nút giao Thanh Xuân, đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh… trong quy hoạch chi tiết giai đoạn 2015-2020, UBND quận Thanh Xuân còn đề xuất nâng cấp, xây dựng các tuyến đường giao thông trọng điểm như: đường Vũ Trọng Phụng kéo dài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng… và 3 cầu bắc qua sông Tô Lịch gồm: Cầu qua sông Tô Lịch tuyến đường Tôn Thất Tùng, cầu qua sông Tô Lịch tuyến đường nối Quốc lộ 6 đến Quốc lộ 1A, cầu qua sông Tô Lịch tuyến đường Vương Thừa Vũ kéo dài… Đây được xem là những tín hiệu tốt, góp phần cải tạo mạng lưới giao thông trên địa bàn, tránh ùn tắc cũng như mang tới khả năng kết nối mạnh mẽ hơn của quận với các quận huyện và khu vực ngoài Hà Nội.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư lớn mạnh và hạ tầng kết nối tại quận Thanh Xuân đã kéo theo sự phát triển dự án bất động sản dọc theo những công trình này, đồng nghĩa với việc xây dựng các tòa nhà chung cư nơi đây trở nên sôi động hơn. Minh chứng rõ nhất, trong vòng 2 năm trở lại đây, khu vực Thanh Xuân đã ghi nhận sự khởi động, mở bán, hoàn thiện của một loạt dự án căn hộ như: Goldseason, Imperia Garden, Diamond Flower Tower, Star City… hay mới đây nhất là sự xuất hiện của dự án The Golden Palm.

30

Theo thống kê của Phòng Cảnh sát PCCC số 8, Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội, tính đến tháng 6/2019, trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện đang có 98 tòa nhà chung cư. Theo đồ án quy hoạch chung thành phố Hà Nội: dự báo đến năm 2020 dân số Thủ đô khoảng 7,9 triệu người, nếu tính nhu cầu

diện tích nhà ở bình quân 25,0 m2/người (theo chiến lược quốc gia) thì đến

năm 2020 Hà Nội cần khoảng 197,5 triệu m2

cho 7,9 triệu người. Từ đó cho thấy số diện tích nhà ở cần xây dựng thêm từ năm 2009 đến năm 2020 khoảng

85 triệu m2. Do đó, với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ kèm theo đó dân số

thành phố có xu hướng tăng nhanh thì việc xây dựng các dự án nhà ở và khu đô thị là vấn đề tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố như hiện nay. Vì vậy, khi các khu đô thị và các dự án được triển khai xây dựng thì chung cư sẽ được ra đời để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới.

2.2. Tình hình cháy, nổ nhà chung cư những năm gần đây trên địa bàn quận Thanh Xuân

Theo thống kê, mỗi năm trung bình TP Hà Nội xảy ra 12 vụ cháy chung cư chung cư. Trên địa bàn quận Thanh Xuân, từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2019 xảy ra tổng số 444 vụ cháy, nổ. Trong đó, đã xảy ra 22 vụ cháy chung cư chung cư, gây hoang mang cho người dân sống ở trong chung cư, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước.

Điển hình là một số vụ sau:

- Vào hồi 17h30 phút ngày 27/10/2014, ngọn lửa bất ngờ bốc lên từ nhà kho chứa thuốc của một công ty ở tầng 11 của tòa nhà Chung cư N3A khu Trung Hòa – Nhân Chính. Khi thấy cháy, nhiều người dân đã chạy bộ xuống phía dưới nhà, đồng thời gọi điện cho lực lượng chữa cháy.

- Vào hồi 15h20 ngày 04/5/2013, hỏa hoạn bất ngờ xảy ra tại chung cư 21 tầng thuộc làng sinh viên Hacinco. Ngọn lửa khởi phát từ tầng 3, sau đó

31

lan theo ống kỹ thuật lên các tầng cao của tòa nhà này. Vào thời điểm xảy cháy, tòa chung cư có khá đông người đang sinh hoạt, đã gây ra sự hoảng loạn. Một số ít bình tĩnh thoát theo thang bộ, trong khi hàng chục người lại bỏ chạy lên nóc tòa nhà - hướng mà lửa và khói bốc lên.

- Vào hồi 5 giờ 31 phút, ngày 26/9/2017, xảy ra sự cố rò rỉ khí gas tại phòng P911 nhà T17 – Làng sinh viên Hacinco. Lực lượng cảnh sát PCCC đã đến xử lý. Sự cố xảy ra vào ban đêm nhưng cũng gây hoang mang cho người dân sinh sống trong khu vực.

Cháy tòa CT3 chung cư Bắc Hà – quận Thanh Xuân ngày 25/5/2018

Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến các đám cháy cho thấy đặc điểm chung là do sự chủ quan trong công tác PCCC. Tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, người đứng đầu chưa ý thức hết trách nhiệm trong việc ứng phó với hiểm họa cháy nổ. Cùng với đó, hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy còn nhiều hạn chế.

Thời gian qua, với sự quan tâm của lãnh đạo UBND thành phố nói chung và UBND quận Thanh Xuân nói riêng, dù đã rất nỗ lực đầu tư cho

32

nhiệm vụ quan trọng này, nhưng vẫn còn thiếu khá nhiều trụ nước chữa cháy; nhiều tuyến phố chính tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, khu đông dân cư không được đầu tư lắp đặt trụ nước chữa cháy. Trong khi đó, lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp còn rất mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là khi xảy ra các vụ cháy lớn tại chung cư chung cư.

Như vậy, giai đoạn từ 5 năm trở lại đây tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng diễn ra rất phức tạp, có xu hướng tăng cả về số vụ cháy, nổ và thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân thiệt hại tăng là do công tác PCCC không đáp ứng kịp thời với tốc độ tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, sự phát triển cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, tài sản của các hộ gia đình càng ngày càng tăng về số lượng và giá trị …

2.2.1. Đặc điểm nguy hiểm cháy n t i các nhà chung cư

Nhà chung cư là công trình có mật độ tập trung đông người, có những đặc điểm về PCCC khác với công trình thấp tầng, diễn biến cháy nổ ở các công trình này rất phức tạp, việc thoát nạn, cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguy cơ thiệt hại về người và tài sản cao.

- Đặc điểm kiến trúc:

+ Nhà càng cao thì diện tích sử dụng càng lớn, dẫn đến mật độ tập trung người đông, lượng chất cháy, vật tư thiết bị hàng hóa cũng tập trung với khối lượng lớn;

+ Về thiết kế cầu thang trong nhà chung cư: Cầu thang là trục giao thông thẳng đứng của ngôi nhà, có tầm quan trọng lớn đối với chất lượng sử dụng công trình. Cầu thang đảm bảo các chức năng liên hệ thẳng đứng và là lối thoát nạn khi có sự cố hoặc cháy nổ. Lối ra thoát nạn chính là qua cầu thang, buồng thang bộ nên việc di chuyển khó khăn và chậm hơn so với di chuyển theo phương ngang, dẫn tới thời gian thoát nạn kéo dài;

+ Việc triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn cũng như việc cấp nước chữa cháy càng lên cao càng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là

33

đối với những công trình có chiều cao vượt trội và khả năng hoạt động của xe thang được trang bị của lực lượng Cảnh sát PCCC thấp hơn độ cao công trình hoặc máy bơm chữa cháy không đủ công suất để bơm đẩy nước chữa cháy lên tầng cao;

- Về giao thông, khoảng cách PCCC:

+ Các nhà chung cư chung cư khi xây dựng phải đảm bảo về đường giao thông phục vụ chữa cháy (đường phải rộng tối thiểu 3,5m, cao tối thiểu 4,25 m, khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà đảm bảo 8 m – 10 m, trong khoảng không này không bố trí đường dây điện, cây cao thành hàng);

+ Đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách PCCC của công trình với các hạng mục công trình xung quanh, trong đó khoảng cách từ 2 công trình có bậc chịu lửa I, II phải ≥ 6 m, khi khoảng cách không đảm bảo thì phải xem xét đến khoảng cách từ mép tường công trình đến đường ranh giới khu đất để nội suy ra % diện tích được mở các lỗ mở tường đầu hồi tiếp giáp với công trình bên cạnh.

- Về đặc điểm bố trí mặt bằng bên trong:

+ Trong các phương án thiết kế hiện nay cho thấy: Tổ chức không gian đa năng trong nhà chung cư phổ biến là sử dụng tầng hầm, tầng 1 làm dịch vụ, nơi trông giữ xe máy tập trung và lắp đặt thiết bị kỹ thuật, còn các tầng trên là căn hộ ở, văn phòng làm việc, căn hộ ở hoặc cho thuê. Bên cạnh đó cũng còn những phương án theo dạng: Dịch vụ, căn hộ; văn phòng hoặc dịch vụ, căn hộ, trung tâm thương mại, sinh hoạt công cộng;

+ Chỗ đỗ xe bên trong các công trình nhà chung cư là vấn đề đã được các chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn quan tâm ngay từ giai đoạn thiết kế. Phương án đề cập đến chỗ đỗ ô tô tập trung chủ yếu đối với khối khách sạn, trụ sở làm việc, văn phòng cho thuê và một số chung cư cao cấp. Tỷ lệ nhà ở chung cư có nơi trông giữ xe máy tập trung bên trong ở tầng một hoặc tầng hầm chiếm 100%;

34

+ Về bố cục hình khối, có thể là nhà ở kiểu đơn nguyên, các căn hộ bố trí xung quanh 1 cầu thang (CT 1-5 Bắc Linh Đàm); nhà ở hợp khối: Tổ chức lồng ghép một số đơn nguyên hoặc bố cục công trình được tổ hợp từ nhiều khối có chiều cao khác nhau; Nhà tháp (nhà 1 đơn nguyên độc lập) có các căn hộ tập trung xung quanh trục giao thông đứng với hình dáng đa dạng như: hình vuông, hình chữ nhật ...; Nhà chung cư hành lang giữa và hành lang bên. - Đặc điểm bố trí công năng: Nhà chung cư thường có khối chung cư và khối đế với nhiều loại công năng kết hợp như văn phòng, trung tâm thương mại, nhà trẻ, lớp học, dịch vụ ăn uống, giải trí, gara để xe… do vậy các nhà chung cư có càng nhiều công năng thì càng nguy hiểm.

- Các hệ thống kỹ thuật của nhà chung cư:

Nhà chung cư thường được bố trí nhiều hệ thống kỹ thuật như: máy phát điện, hệ thống gas trung tâm, hệ thống điều hòa, thông gió, chống tụ khói cho công trình (hệ thống tăng áp buồng thang, giếng thang máy, hệ thống hút khói hành lang, tầng hầm, sảnh thông tầng, trung tâm thương mại…); camera, cáp điện thoại, thang máy, thang cuốn…; hệ thống PCCC cũng có nhiều loại như hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bằng khí, hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà, ngoài nhà. Điều kiện đảm bảo sự hoạt động bình thường cũng như sự an toàn của nhà chung cư phụ thuộc rất lớn các hệ thống kỹ thuật, trong nhà chung cư chỉ cần một trong những hệ thống kỹ thuật gặp sự cố hoặc sử dụng không đúng quy trình cũng có thể gây mất an toàn và không đảm bảo về PCCC. Ví dụ hệ thống gas trung tâm bị rò rỉ, hệ thống báo cháy hoặc chữa cháy không hoạt động. Mặt khác bản thân các hệ thống kỹ thuật cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ cao hoặc là đường lan chuyền cháy lan chính trong công trình, đặc biệt là tại các vị trí trục kỹ thuật thông tầng, ống đổ rác, không gian thông tầng…

35

Các tòa nhà chung cư chung cư là nơi tập trung nhiều người sinh sống và làm việc. Những người dân sinh sống, làm việc và hoạt động trong các nhà chung cư, nhà tái định cư, các công trình có trung tâm thương mại thường thuộc về nhiều thành phần khác nhau (người lao động phổ thông, công nhân viên, công chức, học sinh …) có trình độ nhận thức của các cá nhân không đồng đều. Trong đó, nhiều người nhận thức về công tác PCCC hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của công tác PCCC. Trong khi đó nhà chung cư lại là nơi tập trung nhiều đồ dùng sinh hoạt, thiết bị văn phòng, các loại hàng hóa và vật liệu dễ cháy và cháy được với số lượng lớn như: Bàn, ghế, giường, tủ, đệm, mút, bông, vải, các thiết bị máy móc, vi tính, gas, xăng dầu…

Mặt khác công tác đảm bảo an toàn PCCC tại nhà chung cư phụ thuộc rất lớn vào các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà. Để duy trì và vận hành các hệ thống kỹ thuật được trang bị tại tòa nhà hoạt động theo chức năng thiết kế thì lại phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu cơ sở, lực lượng bảo vệ, bộ phận kỹ thuật trong tòa nhà. Hiện nay đa số các chung cư chung cư mới được xây dựng dưới hình thức sử dụng đa năng.

Tâm lý và kỹ năng của người dân Việt Nam nói chung và người dân tại các chung cư chung cư nói riêng là thiếu bình tĩnh ứng phó với các sự cố xảy ra, đặc biệt là trước các sự cố cháy, nổ. Chính vì vậy, khi sự cố xảy ra, tình trạng hoảng loạn và không biết cách ứng phó là thường thấy. Chính điều đó đã gây khó khăn cho lực lượng chức năng làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Trước xu hướng phát triển tất yếu của nhà chung cư chung cư trên cả nước, Bộ xây dựng đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chế quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng công trình và đáp ứng nhu cầu của người dân khi vào tái định cư. Song trong quy chế quản lý chung cư chung cư này chưa đề cập cơ chế tài chính cho công tác quản lý, vận hành, bao gồm cả việc

36

bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên… nói chung và hệ thống phòng cháy chữa cháy nói riêng, khiến dư luận chung, nhất là các chủ thể được giao quản lý lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn cháy cho các công trình này.

- Về chất cháy: chất cháy trong chung cư chung cư bao gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cư trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)