Đánh giá rủi ro tiềm tàng:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quy trình đánh giá và kiểm soát rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH tư vấn kiểm soát ss (Trang 35 - 36)

8. Bố cục đề tài

1.3.2. Đánh giá rủi ro tiềm tàng:

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV dựa vào các yếu tố sau:

- Bản chất kinh doanh của khách hàng: rủi ro tiềm tàng thường tăng lên bởi những đặc thù của ngành nghề kinh doanh tạo ra khó khăn cho kiểm toán, do đó làm tăng những gian lận hoặc sai sót trên BCTC.

Ví dụ: Khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ rất khó khăn trong việc hạch toán doanh thu, do đó việc kiểm toán doanh thu sẽ khó khăn hơn so với những doanh nghiệp sản xuất thông thường.

- Tính trung thực của ban quản trị: Khi ban quản trị bị kiểm soát bởi các cá nhân thiếu tính trung thực thì khả năng các BCTC có sai phạm trọng yếu sẽ tăng lên, do vậy phải đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao.

- Các bên đối tác có liên quan: đối với các nghiệp vụ xảy ra ở loại hình công ty mẹ, công ty con, hoặc sát nhập giữa các công ty thường tồn tại khả năng sai phạm tiềm tàng cao.

- Hợp đồng kiểm toán lần đầu: Trong những hợp đồng kiểm toán lần đầu, KTV thường thiếu hiểu biết và kinh nghiệm về các sai sót của đơn vị khách hàng nên thường đánh giá rủi ro tiềm tàng cao hơn so với những hợp đồng kiểm toán dài hạn.

- Kết quả những lần kiểm toán trước: đối với các tài khoản được phát hiện có sai phạm trong những lần kiểm toán của năm trước, rủi ro tiềm tàng sẽ được đánh giá ở mức cao. Lý do nhiều loại sai phạm có tính chất hệ thống và các đơn vị thường chậm chạp không tiến hành sửa chữa nên các sai phạm năm trước có thể sẽ xảy ra tiếp tục trong năm nay.

26

- Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên: các nghiệp vụ này có khả năng bị sai số nhiều hơn các nghiệp diễn ra hằng ngày do khách hàng thiếu kinh nghiệm trong hạch toán các nghiệp vụ đó, do đó rủi ro tiềm tàng đối với các tài khoản trong các nghiệp vụ này thường bị đánh giá rất cao.

- Các ước tính kế toán: Rủi ro tiềm tàng của các tài khoản phản ánh ước tính kế toán (dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho…) thường bị đánh giá cao do việc xác định đúng đắn giá trị của các khoản mục này không những đòi hỏi sự hiểu biết dúng bản chất các khoản mục, lý thuyết liên quan mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và cả sự xét đoán chủ quan của người có kinh nghiệm.

- Số lượng tiền của các số dư tài khoản: các tài khoản có số dư bằng tiền lớn thường rủi ro tiềm tàng bị đánh giá là cao hơn so với tài khoản có số dư bằng tiền nhỏ.

Kiểm toán viên cần đánh giá lần lượt các yếu tố trên và quyết định về mức rủi ro tiềm tàng thích hợp với các khoản mục trên báo cáo tài chính thông qua phân tích, phỏng vấn, quan sát. Trong quá trình xem xét những yếu tố này, cần phải đặc biệt lưu ý đến một số vấn đề như khi đánh giá ban quản trị (giám đốc) thì tính liêm chính của bộ phận này có thể ảnh hưởng đến nhiều hoặc tất cả các yếu tố của thông tin tài chính cung cấp hơn so với yếu tố khác. Trong các chuẩn mực kế toán không quy định mức rủi ro tiềm tàng là bao nhiêu, tuy nhiên, bằng kinh nghiệm xét đoán của mình thì kiểm toán viên có thể đánh giá độ tin cậy vào rủi ro tiềm tàng là 0 hoặc 1, hoặc cũng có thể đánh giá rủi ro tiềm tàng với mức từ 0,3 đến 1.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quy trình đánh giá và kiểm soát rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH tư vấn kiểm soát ss (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)