8. Bố cục đề tài
2.4.5. Kết quả khảo sát thực trạng quy trình đánh giá và kiểm soát rủ
rủi ro trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Tƣ vấn – Kiểm toán S&S
a. Đánh giá chất lượng của quy trình đánh giá và kiểm soát rủi ro
Cơ sở để xây dựng thang điểm được xây dựng như sau: Mỗi câu trả lời Có tương ứng 1 điểm, câu trả lời Không được tính -1 điểm, mức độ Tùy thuộc không được tính điểm. Đối với các câu trả lời có nhiều phương án lựa chọn, mỗi lựa chọn được tính 1 điểm.
+ Lượng hóa các phương án trả lời bằng các điểm số, từ đó, xác định thang điểm tối đa cho một quy trình đánh giá và đối phó rủi ro kiểm toán ở mức độ hiệu quả
+ Việc tính điểm cho từng mẫu khảo sát được thực hiện cho các câu hỏi trong giai đoạn lập kế hoạch (từ câu 15 đến câu 35 trong bảng khảo sát).
+ Tập hợp số điểm đạt được của từng mẫu khảo sát và phân loại mức độ chất lượng của công tác đánh gía và kiểm soát rủi ro trong công ty.
Xây dựng thang điểm cho các phương án lựa chọn trong từng câu hỏi khảo sát (Phụ lục 5)
Căn cứ trên thang điểm cho từng câu hỏi, người viết tính toán thang điểm tối đa cho quy trình, từ thang điểm tối đa người viết chia việc đánh giá chất lượng của quy trình đánh giá và đối phó rủi ro thành 3 mức tốt, trung bình, kém. Với thang điểm tối đa là 55 điểm, việc phân chia thang điểm cho 3 mức căn cứ trên tổng số điểm tối đa chia cho 3 cấp độ (tức 55 điểm/3 bằng khoản 18 điểm cho một cấp bậc).
61
Tổng hợp thang điểm đánh giá chất lƣợng của khảo sát
Mức độ hiệu quả Điểm Thang điểm tối đa
Tốt Từ 37 đến 55 điểm 55 điểm
Trung bình Từ 18 đến 36 điểm 36 điểm
Kém Dưới 18 điểm 18 điểm
(1) Quy trình đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán:
Với khách hàng mới, sau khi nhận lời mời kiểm toán, một KTV có kinh nghiệm sẽ tham quan tiềm hiểu công ty khách hàng. KTV sẽ tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng. Lượng thông tin cần thiết về khách hàng sẽ được tăng cường nếu BCTC của khách hàng được sử dụng rộng rãi, ví dụ như các công ty đại chúng… Công ty sẽ không chấp nhận kiểm toán khi tính độc lập không được đảm bảo hay không đủ năng lực phục vụ khách hàng.
Đối với khách hàng cũ, hàng năm, KTV cần cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại các khách hàng hiện hữu để xem có thể tiếp tục kiểm toán cho họ hay không, KTV cũng nghiên cứu xem có cần phải thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không
Kết quả khảo sát cho giai đoạn đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán (Phụ lục 2)
Kết quả khảo sát 30 KTV và trợ lý kiểm toán của công ty S&S ở bảng trên cho thấy hầu hết đều đánh giá rủi ro khi chấp nhận một khách hàng mới hay duy trì khách hàng cũ trong mọi trường hợp. Có 3/30 cá nhân (chiếm 10%) cho rằng thủ tục này còn phụ thuộc vào quy mô của khách hàng, đây là 3 trợ lý kiểm toán ít kinh nghiệm. Điều này cho thấy, các KTV đều xem việc đánh giá để chấp nhận một hợp đồng kiểm toán là cần thiết. Khi đó, KTV cần phải thu thập các thông tin về khách hàng như loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực
62
kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, tình hình hoạt động hiện tại cũng như các quy định pháp luật có liên quan. Trong đó, mức độ quan tâm của từng chỉ tiêu đó là: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh (30/30- chiếm 100%), Loại hình doanh nghiệp và tình hình hoạt động hiện tại (20/30- chiếm 66,67%, các quy định pháp luật có liên quan (19/30- chiếm 63,34%, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (17/30- chiếm 56,67%).
Có 14/30 đối tượng được khảo sát (chiếm 46,67%) có trình bày văn bản cụ thể để thực hiện công tác đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, 16/30 đối tượng còn lại (chiếm 53,34%) cho rằng tùy thuộc vào xét đóan của KTV để xá c định có trình bày bằng văn bản hay không.
Thông tin thu thập để đưa ra quyết định là dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước (14/30- chiếm 46,67%), trao đổi với KTV tiền nhiệm (10/30- chiếm 33,34%), từ thông tin trên các phương tiện truyền thông (19/30- chiếm 63,34%). Một số cá nhân còn thu thập thêm thông tin thông qua việc trao đổi với ban giám đốc, kế toán của khách hàng...
Như vậy, trong các thông tin được thu thập, kết quả khảo sát cho thấy có một nguồn thông tin quan trọng là trao đổi với KTV tiền nhiệm lại chưa được các cá nhân coi trọng, đặc biệt là KTV tiền nhiệm ở công ty kiểm toán khác. Do tính bắt buộc về mặt luật pháp đối với KTV tiền nhiệm chưa cao, tính cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán trong việc gìn giữ khách hàng, nên thực tế các KTV thường bỏ qua việc thu thập thông tin từ KTV tiền nhiệm.
Do việc đánh giá rủi ro trong việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán là công việc phức tạp, mang nặng tính xét đoán của KTV và chứa đựng nhiều trách nhiệm về sau nên thường được thực hiện bởi nhân sự cấp cao như trưởng phòng kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán. Trong trường hợp việc đánh giá này được thực hiện bởi vị trí thấp hơn như Trưởng phòng kiểm toán thì cũng sẽ có sự thông qua của chủ nhiệm kiểm toán (17/30 - chiếm 56,67%).
63
Có 13/30 người (chiếm 34,34%) trả lời rằng vấn đề này chỉ do chủ nhiệm kiểm toán xem xét và quyết định. Như vậy, tổng hợp lại thì 100% trường hợp đều có sự tham gia của các chủ phần hùn trong công ty kiểm toán. Điều này thể hiện nguyên tắc thận trọng của các công ty kiểm toán khi chấp nhận một khách hàng, nhằm đảm bảo kiểm sóat được về chất lượng kiểm toán cũng như các vấn đề khác như lợi nhuận, mối quan hệ lâu dài với khách hàng, v.v
Khi việc đánh giá sơ bộ ban đầu về rủi ro chấp nhận hợp đồng là cao, có 13/30 người (chiếm 43,3%) chấp nhận hợp đồng ở mức phí cao, 14/30 người ( chiếm 46,67%) không chấp nhận thực hiện hợp đồng nếu mức phí được xác định và tính toán như các trường hợp thông thường, chỉ có 3/30 cá nhân (10% khảo sát) cho rằng sẽ từ chối hợp đồng ngay lập tức mà không quan tâm về phí kiểm toán. Nguyên nhân các kiểm toán viên chấp nhận các khách hàng đầy rủi ro này là do áp lực về lợi nhuận của các công ty kiểm toán (11/30 - chiếm 36,67%) hoặc mong muốn gìn giữ khách hàng (22/30 – chiếm 73,33%). Bên cạnh đó, theo quan điểm một số cá nhân được khảo sát, (2/30 - chiếm 6,67%) cho rằng việc chấp nhận khách hàng này cũng là cơ hội để công ty kiểm toán có cơ hội nâng cao chất lượng kiểm tóan, gia tăng danh tiếng của công ty kiểm toán cũng như KTV.
(2) Tìm hiểu khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm toán: Tìm hiểu khách hàng:
- Về nội dung tìm hiểu: Trong tổng số 30 người được khảo sát, 11 người không tìm hiểu về môi trường kinh doanh của khách hàng (chiếm 36,6%), 14 cá nhân có thực hiện (chiếm 46,67%) và 5 cá nhân cho rằng việc tìm hiểu còn tùy thuộc vào quy mô của từng khách hàng (chiếm 16,67%). Như vậy, có tổng số 19/30 người (chiếm 63,33%) có tìm hiểu về môi trường hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến khách hàng.
64
- Trong số này có 15 người (chiếm 50% khi so với tổng số khảo sát 30 người) tìm hiểu vể môi trường kinh doanh chung như tình hình chung của nền kinh tế, biến động thị trường, các triển vọng phát triển của ngành v.v, có 16 người (chiếm 53,3% khi so với tổng số khảo sát 30 người) tìm hiểu về môi trường pháp lý mà khách hàng đang hoạt động như các quy định pháp luật liên quan, các chính sách hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh v.v
- Về tìm hiểu môi trường kinh doanh chung: có 15 người xem xét các biến động thị trường mà doanh nghiệp đang kinh doanh chiếm 50% và chỉ có 12 người lưu ý đến tình hình chung của nền kinh tế chiếm 40% .
- Về tìm hiểu môi trường pháp lý: 14 người chiếm 46,67% khẳng định rằng họ tìm hiểu về các quy định ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như các chính sách hỗ trợ nhà nước dành cho ngành nghề mà khách hàng đang thực hiện.
- Về tìm hiểu hoạt động kinh doanh: các KTV & trợ lý kiểm toán được khảo sát tập trung vào việc tìm hiểu KSNB của khách hàng (30 người - chiếm 100%), 17 người (56,67%) lưu ý về hoạt động kinh doanh chủ yếu, các yếu tố khác không được chú trọng nhiều, chẳng hạn như chỉ có 5 cá nhân (chiếm 16,67%) xem xét đến sự thay đổi trong quy mô hoạt động của khách hàng, 8 người (chiếm 26,67%) kiểm tra thông tin về hệ thống kế toán v.v.
Như vậy, với tỷ lệ 14/30 người, tương đương 46,6% cá nhân được khảo sát đánh giá cao tầm quan trọng của việc tìm hiểu về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khách hàng, hơn 50% còn lại không thực hiện thủ tục hoặc chỉ thực hiện trong một số trường hợp, tùy thuộc vào xét đoán của KTV và quy mô của từng khách hàng. Đối với các cá nhân có tham gia tìm hiểu, việc thực hiện không được triển khai đầy đủ và hiệu quả. Nguyên nhân là vì các quy định của chuẩn mực kiểm toán hiện hành chưa chú trọng đến việc tìm hiểu rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được kiểm toán,
65
từ đó thiếu tính cưỡng chế trong việc thực thi. Chính vì vậy, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành có hiệu lực từ 1/1/2014 đã tiếp thu tinh thần của chuẩn mực quốc tế hiện hành ISA 315, đánh giá tầm quan trọng trong việc tìm hiểu môi trường kinh doanh của khách hàng, nhằm giúp cho các công ty kiểm toán có được sự tiếp cận mới phù hợp hơn
Đánh giá rủi ro kiểm toán:
Xác định rủi ro kiểm toán chấp nhận đƣợc:
Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, KTV sẽ đánh giá rủi ro kiêm toán mà trước tiên là rủi ro kiểm toán chấp nhận được.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng:
Tại S&S, việc đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC và trong từng khoản mục không được thể hiện trên giấy tờ làm việc.
oĐánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC
Khi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, KTV đã lồng vào đó việc đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC.
Công ty kiểm toán đưa ra 3 mức đánh giá là cao, trung bình và thấp. Thông thường một hợp đồng được đánh giá có mức độ rủi ro cao khi có một trong các đặc điểm sau:
- Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Công ty đại chúng.
- Công ty có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt đông liên tục. - Có nghi ngờ về tính chính trực của Ban Giám đốc/Ban quản trị.
- Ban Giám đốc công ty có sức ép lớn phải hoàn thành chỉ tiêu tài chính năm.
- Công ty đang có kiện tụng, tranh chấp.
- Công ty đang có kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước. - Các năm trước lãi lớn nhưng năm nay lỗ lớn.
66
- BCTC có nhiều khoản nợ phải trả lớn, đầu tư tài chính dài hạn lớn, nhiều hoạt động liên doanh, liên kết… lớn.
- Thường xuyên thay đổi Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, kế toán viên…
Bảng 1: Mô tả giấy tờ làm việc chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán (Phụ lục)
oĐánh giá rủi ro tiềm tàng trong từng khoản mục
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV tiến hành phân tích sơ bộ BCTC nhằm đưa ra kết luận về việc tồn tại rủi ro trọng yếu hay không, như vậy cũng tương đương với việc đánh giá rủi ro tiềm tàng trong từng khoản mục.
Phân tích sơ bộ BCTC chủ yếu là phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp cần thiết có thể phân tích cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC. KTV thực hiện việc phân tích biến động, phân tích hệ số, các số dư bất thường.
Phân tích biến động của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
KTV thực hiện so sánh năm nay với năm trước cả về số tuyệt đối và tương đối cho các khoản mục có số dư lớn, biến động lớn hoặc chi tiêu nhạy cảm (các khoản vay, nợ phải thu, lãi, lỗ…). Đối với các khoản mục có biến động lớn hơn mức trọng yếu chi tiết, KTv thực hiện việc tìm hiểu và phỏng vấn các nhân viên của khách hàng để đánh giá tính hợp lý của biến động. Nếu có biến động mà chưa giải thích được, có thể coi là một rủi ro trọng yếu cần quan tâm khi thực hiện kiểm toán chi tiết.
Phân tích hệ số: Khi phân tích hệ số KTV thường tập trung vào 4 nhóm hệ số sau:
- Hệ số thanh toán.
67
- Khả năng sinh lời. - Hệ số nợ.
Phân tích các số dư lớn, nhỏ bất thường:
Đối với từng loại doanh nghiệp, KTV phải quan tâm tới các chi tiêu riêng biệt, nếu có số dư giá trị lớn nhỏ bất thường so với năm trước hoặc theo thông lệ hoặc số dư bất thường (lần đầu xuất hiện tại DN…) thì cần giải trình rõ lý do.
KTV kết hợp phân tích sự biến động của các khoản mục trên BCTC, các chỉ số và mức trọng yếu chi tiết để phát hiện sai sót trọng yếu. Như vậy, mặc dù không thể hiện việc đánh giá rủi ro tiềm tàng trên góc độ từng khoản mục nhưng với thủ tục này, KTV đã xác định rủi ro tiềm tàng ngay trong việc phân tích biến động bất thường.
Bảng 2: Giấy tờ làm việc phân tích sơ bộ BCTC (phụ lục)
Đánh giá rủi ro kiểm soát:
o Tìm hiểu HT KSNB và chu trình kinh doanh của khách hàng:
Kết quả khảo sát cho thấy các KTV có tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của khách hàng nhưng mức độ quan tâm những người được khảo sát có sự khác biệt nhau khá lớn.
Đa số họ tập trung tìm hiểu vào hai thành phần môi trường kiểm soát (20 người, chiếm 66,67%) và hoạt động kiểm soát (26 người, chiếm 86,67%) trong HTKSNB. Ba yếu tố còn lại ít được các KTV quan tâm, cụ thể, đánh giá rủi ro có 7/30 người thực hiện (chiếm 23,33%, thông tin và truyền thông có 4/30 người chiếm 13,34%, giám sát có 8/30 người 26,27%.
Tuy nhiên, mức độ tìm hiểu về môi trường kiểm soát gồm các yếu tố như tính chính trực và giá trị đạo đức trong doanh nghiệp, năng lực nhân viên, phong cách, triết lý của nhà quản lý, cấu trúc tổ chức, phân chia trách nhiệm, chính sách nhân sự cũng rất hạn chế, mức độ tìm hiểu cao nhất được thực hiện cho yếu tố phân chia trách nhiệm (18 người chiếm 60%), 10 người
68
(chiếm 33,34%) xem xét đến yếu tố cấu trúc tổ chức của khách hàng. Các yếu tố còn lại rất ít các công ty kiểm toán thực hiện.
Về xác định sơ bộ các rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát: 14/30 người không thực hiện (chiếm 46,67%),14/30 người luôn thực hiện (chiếm 46,67%) và 2/30 người (chiếm 6,67%) cho rằng điều này còn tùy thuộc vào từng khách hàng.
Về thu thập thông tin từ bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp được kiểm toán. Có 13/30 người (chiếm 43,3%) cho rằng họ không tìm hiểu các công việc được thực hiện bởi kiểm toán nội bộ của khách hàng bằng bất kỳ hình thức nào, trong khi đây là một nguồn thông tin quan trọng và có thể giảm thiểu được một khối lượng công việc cho KTV, giúp cho KTV phát hiện ra được rủi ro mà quá trình tìm hiểu về doanh nghiệp không mang lại được. Điều này có thể được lý giải như sau: khách hàng của công ty kiểm toán thường có quy mô nhỏ, cơ cấu tổ chức đơn giản, việc kiêm nhiệm thường xảy ra và không tồn tại một bộ phận kiểm toán nội bộ riêng biệt. Điều này tạo ra thói quen không tìm hiểu bộ phận kiểm toán nội bộ của KTV và các công ty kiểm toán khi thực hiện công việc.