Hoàn thiện các biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với các

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quy trình đánh giá và kiểm soát rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH tư vấn kiểm soát ss (Trang 94)

8. Bố cục đề tài

3.3.4. Hoàn thiện các biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với các

các rủi ro đã đánh giá

Kết quả khảo sát cho thấy sau khi thực hiện các đánh giá rủi ro, KTV và công ty kiểm toán chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát rủi ro theo yêu cầu chuẩn mực. Do vậy, dựa trên đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV cần đề ra các biện pháp để xử lý các rủi ro có sai lệch trọng yếu, ở cả hai mức độ tổng thể trên BCTC và trên từng cơ sở dẫn liệu

Để đối phó với các rủi ro xảy ra sai phạm ở từng cơ sở dẫn liệu trên từng số dư tài khoản, từng thuyết minh KTV phải thực hiện:

a. Thay đổi thủ tục kiểm toán tiếp theo

Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có một số KTV tiến hành điều chỉnh các thủ tục kiểm toán tiếp theo khi đánh giá có rủi ro có sai sót trọng yếu ở từng cơ sở dẫn liệu. Điều này có thể dẫn đến việc thực hiện các thủ tục tiếp theo không phù hợp, dẫn đến không đạt hiệu quả. Thủ tục đánh gía rủi ro sẽ không còn ý nghĩa nếu như KTV và công ty kiểm toán không sử dụng các kết quả đánh giá để thay đổi lịch trình, phạm vi của các thủ tục. Do vậy, cần phải thay đổi các thủ tục kiểm toán tiếp theo sau khi đánh giá rủi ro, như yêu cầu chuẩn mực. Khi đó, KTV phải xem xét các lý do đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu cho từng nhóm giao dịch, từng số dư tài khoản, kiểm tra xem liệu việc đánh giá rủi ro có xem xét đến các kiểm soát có liên quan hay không, có cần phải thu thập bằng chứng kiểm toán để xác định xem các kiểm soát có hoạt động hiệu quả không. Việc điều chỉnh các thủ tục kiểm toán tiếp theo phải thực hiện trên cả 3 phương diện: nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục như yêu cầu của chuẩn mực.

b. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

KTV phải thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát có

85

liên quan nếu KTV kỳ vọng rằng các kiểm soát hoạt động hiệu quả và việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản không thể cung cấp đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp.

c. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Cho dù kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu như thế nào, KTV cũng phải thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với từng nhóm giao dịch. Ngoài ra, cần phải xem xét việc thực hiện các thủ tục xác nhận từ bên ngoài như một phần các thử nghiệm cơ bản hay không.

Các thử nghiệm cơ bản phải bao gồm các thủ tục kiểm tóan liên quan đến quy trình khóa sổ kế toán như đối chiếu số liệu trên BCTC, kiểm tra các bút toán trọng yếu và các điều chỉnh khác được thực hiện trong quá trình lập và trình bày BCTC.

Khi đánh gía rủi ro có sai sót trọng yếu tại thời điểm giữa kỳ, nếu phát hiện các sai sót không mong đợi thì KTV phải mở rộng hoặc lặp lại các thủ tục này ở giai đoạn cuối kỳ.

3.3.5. Một số kiến nghị trong việc nâng cao chất lƣợng kiểm toán

Sau khi thực hiện nghiên cứu, người viết có đưa ra một số kiến nghị bổ sung nhằm hoàn thiện công tác đánh giá và kiểm soát rủi ro tại công ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán S&S như sau:

a. Phát triển nguồn nhân lực kiểm toán

Đánh giá rủi ro là một công việc phức tạp, phụ thuộc nhiều vào xét đoán chủ quan của KTV. Chính vì thế, ngoài những hướng dẫn cụ thể về mặt kỹ thuật kiểm toán, công việc này đòi hỏi phải có một đội ngũ KTV thực hiện có nhiều kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Hơn nữa, để có thể hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểm toán với các nước trong khu vực và quốc tế như lịch trình hội nhập đã đề ra, chúng ta cần nhanh chóng xây dựng chiến lược đào tạo KTV theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ trong tương lai. Cụ thể như sau:

86

- Không ngừng cố gắng để tự hoàn thiện công tác kiểm toán của công ty, có chính sách đãi ngộ và tiền lương thoả đáng để thu hút những nhân viên giỏi vào làm việc và khuyến khích KTV thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trìh độ ngoại ngữ và tin học.

- Xây dựng mối quan hệ với các trường đại học, giao lưu truyền thụ kinh nghiệm cho sinh viên nhằm giúp các KTV tương lai có điều kiện tiếp cận dần với thực tế nghề nghiệp của mình, học hỏi dần các kinh nghiệm của các KTV đi trước, đặc biệt về thực tế đánh giá và kiểm soát rủi ro.

- Khuyến khích và hỗ trợ KTV ở nhiều cấp bậc khác nhau tham gia vào các chương trình đào tạo cập nhật kiến thức của hội KTV hành nghề Việt Nam, tham gia các kỳ thi CPA, cũng như các chương trình giao lưu chia sẻ kinh nghiệm của các công ty kiểm toán lớn như Big 4 mà hội tổ chức.

b. Tham gia làm thành viên các hãng kiểm toán quốc tế

Các công ty là thành viên các hãng kiểm toán quốc tế, chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn trong vấn đề chất lượng nhằm giữ gìn thương hiệu của mình. Do vậy, để có thể nhận được sự hỗ trợ về công tác kiểm toán, bản thân công ty kiểm toán không đủ năng lực để xây dựng, thiết kế các chương trình kiểm toán phù hợp, nên theo hướng là trở thành thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế để học hỏi về quy trình, được cung cấp nguồn nhân sự cấp cao, mở rộng mạng lưới khách hàng, v.v. Thực tế, một số các công ty kiểm toán đã thực hiện phương pháp này và kết quả cho thấy các công ty này có một quy trình bài bản được đánh giá cao, ngày càng tạo được uy tín trong ngành, chẳng hạn như công ty DTL là thành viên của hãng RSM, Công ty Kiểm toán BDO là thành viên của hãng BDO. Để có thể trở thành thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế, các công ty kiểm toán trong nước phải đáp ứng các điều kiện của hãng đó về năng lực nhân viên, cơ cấu tổ chức quản lý, danh sách khách hàng, năng lực phục vụ khách hàng. Đổi lại, công ty kiểm toán sẽ

87

thu được lợi ích từ danh tiếng và công nghệ kiểm toán, đây là cách làm ngắn nhất để giúp cho các công ty Việt Nam tiếp cận được với các kỹ thuật kiểm toán tiên tiến, từ đó giúp hoàn thiện tốt hơn công tác đánh giá và kiểm soát rủi ro góp phần gia tăng chất lượng kiểm toán.

VACPA dựa trên các nghiên cứu của Niece J.M and Gregory M.T 2005, The Demise of Arthur Andersen's One-Firm Concept: A Case Study in Corporate Governance , Báo cáo 30 công ty mạng lưới và Hiệp hội của Tạp chí Kế toán Quốc tế (International Accounting Bulletin)… đã đưa ra một số thông tin liên quan đến cấu trúc của các hãng kiểm toán quốc tế cũng như lợi ích của các hãng thành viên với mong muốn giúp các công ty kiểm to n trong nước có cái nhìn tổng quát về các hãng kiểm toán quốc tế để từ đó lựa chọn phương hướng phù hợp cho công ty.

Mỗi hãng kiểm toán có chính sách thành viên khác nhau, thông thường chia ra làm ba cấp độ: Hãng thành viên (Member firm), Hãng liên kết (Associate firm) và Hãng đại diện liên lạc (Correspondent firm). Đến nay, các hình thức này đều đã có mặt ở Việt Nam.

Hãng thành viên (Member Firms): Theo thống kê của VACPA đến

tháng 3/2014, cả nước có 15 công ty là thành viên của của các hãng kiểm toán quốc tế, tồn tại dưới hình thức Hãng thành viên. Tiêu biểu có thể kể đến Big 4, Công ty A&C, Công ty AAC, Công ty Grand Thornton, Công ty DTL. Những công ty được công nhận là hãng thành viên của hãng kiểm toán quốc tế có đầy đủ tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia vào mạng lưới, hiệp hội hay liên kết. Hãng thành viên được phép đại diện cho hãng quốc tế tại vùng địa lý được công nhận. Ví dụ như Deloitte Việt Nam sẽ đại diện cho Deloitte International tại Việt Nam bởi vì Deloitte Việt Nam được công nhận là hãng thành viên chính thức trong cùng mạng lưới của Deloitte International.

88

cấp độ thấp hơn so với hãng thành viên. Tùy theo chính sách từng hãng quốc tế, hãng hội viên hiệp hội có thể sẽ bị hạn chế một số quyền lợi khi tham gia vào hãng quốc tế. Trong một số trường hợp, hãng hội viên hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực tương đối khác so với lĩnh vực chính của hãng quốc tế. Khi đó, hãng hội viên hiệp hội được công nhận tham gia vào mạng lưới hay hiệp hội nhằm đa dạng hoá dịch vụ cung cấp. Tại Việt Nam, hiện nay có 12 công ty là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế tồn tại ưới hình thức này, có thể kể đến như ông ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học Tp. Hồ Chí Minh là hội viên của Inpact Asia Pacific, hay Công ty DFK Việt Nam là thành viên của DFK International

Hãng đại diện liên lạc (Correcspondent Firms): Hãng đại diện liên lạc

là cấp độ thấp nhất khi tham gia vào các hãng kiểm toán quốc tế. Thông thường, đối với các hãng quốc tế, khi xem xét đơn xin gia nhập của các công ty kiểm toán, nếu nhận thấy công ty này chưa đủ điều kiện để công nhận là hãng thành viên thì các hãng kiểm toán quốc tế có thể bổ nhiệm công ty trở thành hãng đại diện liên lạc. Có nghĩa là trong trường hợp một khách hàng muốn liên hệ với hãng quốc tế tại khu vực lãnh thổ đó thì có thể liên lạc qua hãng đại diện liên lạc được bổ nhiệm. Hiện nay ở Việt Nam chỉ duy nhất công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội là hãng đại diện liên lạc của Alliance of Intercontinental Accountants.

Dựa vào các hình thức nêu trên, Công ty có thể lựa chọn cho mình một phương án phù hợp. Việc gia nhập là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế không những giúp công ty kiểm toán nâng cao được uy tín trong nền kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán của công ty bởi nó còn là uy tín của hãng thành viên đó. Việc gia nhập sớm các hãng kiểm toán quốc tế giúp cho công ty kiểm toán sớm tiếp cận học hỏi các kỹ thuật kiểm toán trên thế giới nói chung và kỹ thuật đánh gía và kiểm soát rủi ro kiểm toán nói riêng.

89

Hiện nay chúng ta có tổng công 28 công ty là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế, vẫn là một con số khiêm tốn trong tổng số hơn 150 công ty đang hoạt động.

c. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đánh giá và kiểm soát rủi ro trong kiểm toán BCTC

Lĩnh vực kiểm toán có nguồn nguyên liệu đầu vào là các thông tin kế toán, tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán. Hiện nay, do việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đã mang tính phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp nên các thông tin kế toán cũng được lưu trữ dưới dạng điện tử. Do nhu cầu xử lý thông tin tài chính, kế toán bằng máy tính và trên mạng ngày càng gia tăng tại các đơn vị khách hàng buộc các công ty kiểm toán độc lập phải trang bị các phần mềm kiểm toán. Trên thế giới, từ những năm 1990 các hãng kiểm toán lớn đã bắt đầu triển khai hình thức này, và ngày càng phát triển, hoàn thiện nó.

Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm kiểm toán là một vấn đề còn rất mới mẻ tại Việt Nam, mặc dù đây là một công cụ được các Công ty kiểm toán lớn đánh giá là hiệu quả và sử dụng nhiều trong công tác kiểm toán. Hiện nay, Chỉ có các công ty kiểm toán là thành viên của các hãng kiểm toán lớn trên thế giới mới áp dụng cách thức này, như các công ty KPMG, PW, Deloitte, Mazars con số này còn rất khiêm tốn nếu so với tổng số lượng công ty kiểm toán đang hoạt động trong ngành.

Hiện nay, các phần mềm kiểm toán được sử dụng ở Việt Nam như Audit system 2 tại Công ty TNHH Deloitte VN, Auditsoft tại Công ty TNHH Mazars Việt Nam, Aura tại Công ty PWC Việt Nam đều có nguồn gốc từ nước ngoài có nhiều chức năng mở rộng trong đó tích hợp nhiều công cụ phân tích, biểu diễn dữ liệu... rất thuận lợi cho việc đánh giá rủi ro trong kiểm toán thông qua việc phân tích, xử lý số liệu nhanh chóng, so sánh nhiều dữ

90

liệu thông tin cùng một lúc, dễ dàng phát hiện các sự khác biệt, sự trùng lắp, bỏ sót thông tin Bên cạnh đó, phần mềm kiểm toán có thể biểu diễn số liệu đa dạng, nhanh chóng như biểu đồ, hàm số, đồ thị có thể giúp cho KTV nhìn rõ những xu thế, những điểm bất thường của thông tin, từ đó có được định hướng chính xác hơn trong việc đánh giá rủi ro, thực hiện những thao tác kiểm tra, tính toán, lọc dữ liệu một cách nhanh chóng và cho kết quả chính xác, giúp KTV kiểm tra được nhiều khoản mục vì thế c ng góp phần làm giảm rủi ro phát hiện.

Với những tiện ích nêu trên, các công ty kiểm toán Việt Nam nên trang bị cho mình công cụ này để hỗ trợ cho việc thực hiện kiểm toán, đặc biệt là trong công tác đánh giá rủi ro vốn chủ yếu được dựa vào kinh nghiệm và xét đoán của KTV. Tuy nhiên, thị trường công nghệ trong nước chưa có nhiều công ty triển khai phát triển lĩnh vực này.

Kết luận chƣơng 3

Trong chương này, người viết đã nêu ra được những lý do cần thiết phải hoàn thiện quy trình đánh giá và kiểm soát rủi ro trong kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán S&S nhằm góp phần đạt được mục tiêu chung đó là: nâng cao chất lượng kiểm toán, cung cấp thông tin phù hợp cho những người sử dụng thông tin. Điều này cũng góp phần đưa kiểm toán Việt Nam hội nhập với xu thế của quốc tế, để ngày càng phát triển hơn, đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội. Trên cơ sở đó, người viết đã đề xuất các hướng giải quyết cụ thể trong việc nâng cao chất lượng cũng như t nh hiệu quả của công tác đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm toán BCTC như nghiêm khắc trong việc chấp nhận một hợp đồng kiểm toán, vận dụng các mô hình đánh giá rủi ro nhằm xác định và đánh giá rủi ro kinh doanh, chú trọng hơn đến kiểm soát nội bộ.

91

KẾT LUẬN

Đánh giá và kiểm soát rủi ro trong kiểm toán BCTC có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, để từ đó thiết kế chương trình kiểm toán hiệu quả, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Do đó, nó được xem là công việc quan trọng chiếm nhiều thời gian, công sức nhất trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Nếu một cuộc kiểm toán ngay từ đầu đã có một phương hướng cụ thể trong việc đánh giá rủi ro, từ khâu tiếp nhận khách hàng, cho đến giai đoan lập kế hoạch sẽ giúp ích rất nhiều cho KTV trong việc triển khai các công việc kiểm toán tiếp theo. Để góp phần vào việc giải quyết các yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn, người viết đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đánh giá và kiểm soát rủi ro trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán S&S”. Đề tài đã giải quyết được các vấn đề sau:

1- Đề tài đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận chung về đánh giá và kiểm soát rủi ro trong kiểm toán BCTC, làm rõ hơn các khái niệm và nội dung liên quan đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quy trình đánh giá và kiểm soát rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH tư vấn kiểm soát ss (Trang 94)