Thực trạng thực hiện các nội dung của công tác phân tích báo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 62 - 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung của công tác phân tích báo

ạ Công tác thu thp thông tin

Cán bộ khách hàng thu thập thông tin từ khách hàng: Đối với khách hàng lần đầu tiên đặt quan hệ tín dụng tại Vietcombank: cán bộ khách hàng hướng dẫn khách hàng cung cấp BCTC 3 năm gần nhất, báo cáo nhanh tình hình tài chính tại thời điểm thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng và các báo cáo nội bộ khác. Đối với khách hàng đã và đang quan hệ tín dụng tại Vietcombank: Định kỳ hàng quý, cán bộ khách hàng đôn đốc khách hàng gửi BCTC năm và quý gần nhất để làm cơ sở chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, phục vụ cho công tác xếp hạng tín dụng nội bộ và phân loại nợ đối với khách hàng.

Ngoài ra, cán bộ khách hàng cũng thu thập thông tin từ CIC, và qua tiếp xúc trực tiếp, trao đổi với lãnh đạo công ty, kế toán trưởng đơn vị khách hàng. Cán bộ khách hàng yêu cầu công ty bổ sung thêm chi tiết các khoản phải thu, phải trả và các biên bản xác nhận công nợ phải thu, phải trả, thẻ kho, báo cáo kiểm kê kho, bảng theo dõi tài sản cố định.

Tuy nhiên, nguồn thông tin để phân tích vẫn chủ yếu là từ nguồn do khách hàng cung cấp; điều này chưa đảm bảo phản ánh sát thực tế và chính xác tình hình tài chính khách hàng; chưa bắt buộc khách hàng phải cung cấp BCTC được kiểm toán (trừ các loại hình khách hàng doanh nghiệp bắt buộc kiểm toán BCTC hàng năm theo quy định của pháp luật), việc thu thập các thông tin như báo cáo thuế, bảng đối chiếu chi tiết công nợ phải thu phải trả, hàng tồn kho,… còn khá hạn chế. Thêm vào đó, Vietcombank Đà Nẵng thường sử dụng báo cáo cuối năm tài chính để phân tích nên nhiều báo cáo

phân tích chưa cập nhật kịp thời tình hình tài chính của khách hàng, nhất là vào các thời điểm thẩm định cho vay vào khoảng quý 3 và quý 4 hàng năm.

b. Công tác thm định thông tin và độ tin cy BCTC khách hàng

Hiện tại việc thu thập, đối chiếu các thông tin để thẩm định BCTC chỉ mới kiểm tra tính cân đối, khớp đúng giữa số đầu kỳ và cuối kỳ; đối chiếu với các báo cáo của khách hàng cung cấp như báo cáo hàng tồn kho, khối lượng sản phẩm dở dang chưa hoàn thành, hợp đồng thi công, thông tin từ CIC và nguồn thông tin trong hệ thống Vietcombank, ...

Hiện công tác phân tích BCTC khách hàng của Vietcombank Đà Nẵng chưa có sự xem xét điều chỉnh các số liệu theo ý kiến của kiểm toán độc lập đối với BCTC của khách hàng. Việc đối chiếu độ tin cậy các khoản mục phải thu, phải trả, hàng tồn kho còn hạn chế do hầu hết các khách hàng chưa cung cấp đầy đủ biên bản đối chiếu công nợ, biên bản kiểm kê hàng tồn khọ

c. Tiến hành phân tích BCTC khách hàng vay vn

Các phương pháp phân tích BCTC khách hàng:

Ø Đối với công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng khi thẩm định và đề xuất cấp tín dụng và khi kiểm tra khách hàng sau giải ngân

Phương pháp phân tích BCTC khách hàng vay vốn hiện nay đang áp dụng phổ biến tại Vietcombank Đà Nẵng là phương pháp so sánh, phương pháp phân tích ngang (phân tích xu hướng) và phân tích dọc (phân tích cấu trúc). Số liệu được Ngân hàng sử dụng trong phân tích thường là số liệu BCTC của 2 năm liền kề gần nhất.

Ø Đối với công tác xếp hạng tín dụng nội bộ

Vietcombank Đà Nẵng thực hiện theo hướng dẫn chung của Vietcombank TƯ. Cán bộ khách hàng nhập ngành nghề, loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp cùng các số liệu trên các BCTC của khách hàng vào chương trình XHTDNB. Chương trình sẽ tự động tính gồm 4 nhóm với 14

chỉ tiêu tài chính chủ yếu liên kết với bộ giá trị và xác định kết quả điểm thông tin tài chính. Riêng đối với các chỉ tiêu phi tài chính, cán bộ khách hàng tự thu thập thông tin, tự chấm điểm và nhập vào chương trình dựa trên các thang điểm chọn của hệ thống. Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được VCB xếp hạng với 16 hạng khách hàng và phân loại thành 5 nhóm nợ tương ứng với mức độ rủi ro để áp dụng chính sách khách hàng.

Nội dung phân tích BCTC khách hàng vay vốn.

Công tác phân tích BCTC khách hàng được thực hiện cùng lúc trên hệ thống XHTDNB của hệ thống và trong báo cáo thẩm định đề xuất cấp tín dụng của cán bộ khách hàng. Đối với việc phân tích thực hiện trên chương trình XHTDNB, CBKH chỉ cần nhập các thông tin tài chính và phi tài chính, hệ thống sẽ tự động tính toán và xuất ra kết quả xếp hạng khách hàng trên phần mềm đã được lập trình sẵn có.

Trên hệ thống XHTDNB, đối với khách hàng doanh nghiệp được chấm điểm XHTD theo 4 bộ chỉ tiêu: Bộ chỉ tiêu doanh nghiệp thông thường, bộ chỉ tiêu doanh nghiệp tiềm năng, bộ chỉ tiêu doanh nghiệp siêu nhỏ và bộ chỉ tiêu doanh nghiệp mới thành lập. Trong mỗi bộ chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu, trọng số, giá tị chuẩn, thanh điểm của chỉ tiêụ Hiện tại việc XHTDNB chỉ bắt buộc áp dụng đối với khách hàng có dư nợ từ 5 tỷ đồng trở lên hoặc khách hàng thuộc thẩm quyền rà soát rủi ro của phòng Quản lý rủi ro tín dụng hội sở chính.

Nhóm chỉ tiêu Phi tài chính gồm 05 chỉ tiêu cấp 1. Nhóm chỉ tiêu tài chính trên chương trình XHTDNB bao gồm 04 chỉ tiêu cấp 1:

- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

- Nhóm chỉ tiêu hoạt động

- Nhóm chỉ tiêu cân nợ

Trọng số của nhóm tài chính và phi tài chính như sau:

BCTC không được kiểm toán BCTC được kiểm toán

Nhóm Tài chính 30% 35%

Nhóm Phi tài chính 65% 35%

Tổng điểm của doanh nghiệp = (Tổng điểm Tài chính x Trọng số nhóm tài chính) + (Tổng điểm Phi tài chính x Trọng số nhóm Phi tài chính)

Tuy nhiên kết quả trên chương trình XHTDNB không thể hiện và đánh giá chi tiết các vấn đề tồn tại của tình hình tài chính khách hàng mà điều này chỉ được thể hiện qua sự đánh giá của cán bộ khách hàng trong báo cáo thẩm định đề xuất cấp tín dụng. Trong phần này, tác giả trình bày chi tiết về thực trạng công tác phân tích BCTC khách hàng trong báo cáo thẩm định đề xuất cấp tín dụng và báo cáo kiểm tra khách hàng sau khi giải ngân của cán bộ khách hàng.

- Nội dung chủ yếu khi phân tích BCTC các khách hàng trong Tờ trình thẩm định và đề xuất cấp tín dụng được cán bộ khách hàng thực hiện phân tích các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Phân tích cơ cấu, biến động tài sản - nguồn vốn

Phân tích tình hình công nợ, khả năng thanh toán của khách hàng Phân tích hiệu quả kinh doanh

Phân tích BCLCTT

Theo quy định của Vietcombank, tối thiểu 6 tháng/1 lần phải kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, hoạt động SXKD của khách hàng, cảnh báo rủi ro có thể xảy ra, giúp Ban giám đốc Chi nhánh có những chính sách, định hướng hoặc quyết định xử lý trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản.

Riêng đối với Vietcombank Đà Nẵng, công tác phân tích BCTC khách hàng được thực hiện khi cấp GHTD hàng năm cho khách hàng vay vốn hoặc

hàng kỳ vào các thời điểm cấp tín dụng cho khách hàng. Việc phân tích trên được nêu lên trong tờ trình thẩm định và đề xuất cấp GHTD, trong tờ trình thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, trong biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và được lưu tại hồ sơ khách hàng của cán bộ quản lý nợ.

c.1. Phân tích cơ cấu, biến động tài sản – nguồn vốn

Thực trạng phân tích cấu trúc tài chính khách hàng vay vốn, việc đánh giá khái quát tình hình tài chính được thực hiện bằng cách xem xét quy mô và tốc độ thay đổi của tài sản và nguồn vốn, có xem xét chi tiết với từng loại tài sản và nguồn vốn, giữa năm nay với năm trước. Việc phân tích này giúp ngân hàng biết được tỷ trọng của từng loại tài sản và nguồn vốn của khách hàng thay đổi ra sao sau mỗi năm. Việc đầu tiên trong đánh giá cơ cấu CBKH đã tập trung phân tích vào các khoản mục có biến động lớn so với năm trước và giải thích nguyên nhân.

Bng 2.6: Tài sn và ngun tài tr tài sn

Tổng tài sản (TS) Tài sản dài hạn - Phải thu dài hạn - TSCĐ - BĐS đầu tư - Đầu tư tài chính dài hạn - TS dài hạn khác - Nguồn vốn chủ sở hữu - Nợ phải trả dài hạn - Vay trung hạn - Phải trả trung hạn khác Nguồn tài trợ thường xuyên Tổng số nguồn tài trợ Tài sản ngắn hạn - Tiền và các khoản tương đương tiền - Đầu tư tài chính ngắn hạn - Phải thu ngắn hạn - Hàng tồn kho - TS ngắn hạn khác - Vay ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn - Chiếm dụng bất hợp pháp Nguồn tài trợ tạm thời (Nợ ngắn hạn)

Phân tích cơ cấu tài sản:

Dựa trên BCĐKT, cán bộ khách hàng phân tích từ tổng quát đến chi tiết các khoản mục tài sản của khách hàng.

Đối với các khách hàng là doanh nghiệp sản xuất, ngoài việc tập trung vào các khoản mục lớn, cán bộ khách hàng tập trung vào khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản cố định. Đối với các doanh nghiệp thương mại, cán bộ khách hàng tập trung vào phân tích khoản hàng tồn kho và khoản phải thụ Phần lớn, khoản mục tài sản ngắn hạn khác và tài sản dài hạn khác trong kỳ phân tích thường chưa được cán bộ khách hàng đề cập đến.

Đối với các công ty có quy mô nhỏ, cán bộ phân tích không đi sâu vào các khoản mục, mà chỉ khái quát các chỉ tiêu mang tính chất liệt kê

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Tương tự việc phân tích cơ cấu tài sản, Cán bộ khách hàng chủ yếu tập trung phân tích và nêu lên những nguyên nhân của biến động nguồn vốn. Phần lớn các chỉ số được cán bộ phân tích khá sơ sài, chỉ tính toán liệt kê và nhận xét chung chung. Các báo cáo phân tích mới chỉ đề cập đến hệ số tài trợ mà chưa đi vào phân tích hệ số nợ so với tài sản để thấy được mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn qua đó đánh giá chính sách huy động và sử dụng nguồn vốn tại một doanh nghiệp.

Khi phân tích hệ số tài trợ, cán bộ khách hàng chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ độc lập về mặt tài chính của khách hàng mà chưa đi vào nhận xét cụ thể kết hợp với môi trường kinh doanh của khách hàng.

Qua xem xét cho thấy việc phân tích tài sản - nguồn vốn của các khách hàng đã đề cập đến cụ thể cơ cấu từng loại nguồn vốn và tài sản đã thay đổi về quy mô và tốc độ như thế nào và đã so sánh với năm trước, tuy nhiên việc phân tích chưa đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó và xem xét sự biến động giữa các chỉ tiêu có phù hợp với nhau hay không.

c.2. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Với tất cả các khách hàng cán bộ khách hàng đều tuân thủ những nội dung phân tích chung của Vietcombank, với nội dung phân tích tình hình thanh toán gồm chỉ đơn thuần liệt kê chỉ tiêu các khoản phải thu và các khoản phải trả giữa khách hàng với các đối tác. Đánh giá tình hình biến động của các khoản phải thu và công nợ phải trả của khách hàng cũng như mối tương quan giữa chúng.

Cán bộ khách hàng đã tính cả quy mô, cơ cấu và tốc độ thay đổi của những khoản mục này giữa thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ. Chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa nợ phải thu và nợ phải trả là tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả đã được xem xét. Tuy nhiên, cán bộ khách hàng chỉ dừng lại ở việc tính tỷ lệ cho tổng số nợ phải thu và tổng số nợ phải trả mà chưa đi sâu vào từng loại nợ phải thu và nợ phải trả (ngắn hạn, dài hạn, với người bán, với người mua, với ngân sách, nội bộ,…).

Về khả năng thanh toán, cán bộ khách hàng đều tính toán khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thờị Tuy nhiên việc phân tích chỉ đơn thuần liệt kê các chỉ tiêu và so sánh giữa năm hoạt động so với trước liền kề, chưa đánh giá xu hướng, nguyên nhân của sự biến động các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Với hầu hết các khách hàng, cán bộ khách hàng đều không phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn. Các khách hàng được phân tích BCTC, cán bộ khách hàng đều quan tâm đến hệ số khả năng thanh toán lãi vay, và cũng được nhận xét chung về việc chi trả lãi vay dựa trên lợi nhuận. Tương tự với chỉ tiêu hoàn trả nợ vay cũng được phân tích.

c.3. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

tích các nhóm chỉ tiêu:

- Nhóm ch tiêu v kh năng tăng trưởng: Hai hệ số là hệ số tăng

trưởng doanh thu và hệ số tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh được nêu lên và tính toán nhưng chỉ được cán bộ khách hàng tính cho 2 năm liền kề và nhận xét biến động đơn thuần.

- Nhóm ch tiêu v kh năng hot động như vòng quay vốn lưu động,

vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động được gộp chung vào một bảng chỉ tiêu được tính toán máy móc và nêu những nhận xét trực diện dựa trên số liệu mà không đưa ra được các nguyên nhân cũng như việc khắc phục trong trường hợp chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp giảm sút.

- Nhóm ch tiêu v thu nhp: chỉ tiêu lợi nhuận gộp/doanh thu thuần, lợi

nhuận HĐKD/doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/VCSH bình quân (ROE), lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân (ROA), EBIT/chi phí lãi vaỵ

Cán bộ khách hàng đã đưa ra đầy đủ các chỉ tiêu và tính toán về khả năng sinh lời, tuy nhiên việc phân tích khả năng sinh lời của các khách hàng chỉ đơn giản là việc đưa số liệu vào và so sánh giữa năm nay và năm trước xem có sự tăng hay giảm chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của sự thay đổi này, chưa tính toán sự thay đổi về quy mô và tốc độ của các chỉ tiêụ Ngân hàng chưa áp dụng phương pháp DUPONT trong phân tích các chỉ tiêu ROA và ROE để thấy nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của chỉ tiêu tổng hợp. Do vậy chưa đánh giá những tồn đọng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng khắc phục các mặt còn yếu kém; chưa có sự đánh giá so với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động.

c.4. Phân tích lưu chuyển tiền tệ

- Phân tích dòng tiền:

Trong các báo cáo phân tích của cán bộ khách hàng, chỉ có rất ít khách hàng được thực hiện phân tích dòng tiền, tuy nhiên việc phân tích mới chỉ dừng lại ở tính toán và nhận xét chung chung ở số liệu tuyệt đối chứ chưa đi sâu phân tích nguyên nhân và định hướng của khách hàng.

Lý do ngân hàng không phân tích BCLCTT của khách hàng là do các báo cáo này không được yêu cầu lập bởi các cơ quan quản lý khách hàng và để không gây phiền toái cho khách hàng trong quá trình vay vốn tại ngân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)