Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 108 - 114)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan

Ø Hoàn thin nhng quy định v h thng kế toán, kim toán đối vi

các doanh nghip

Nhà nước cần ban hành quy chế kiểm toán bắt buộc và quyết toán công khai đối với các doanh nghiệp. Việc kiểm toán phải được tiến hành định kỳ, thường xuyên, các BCTC của doanh nghiệp phải được kiểm toán trước khi cung cấp cho ngân hàng để tiến hành phân tích. Đồng thời các biện pháp xử lý cũng cần được quy định rõ đối với các doanh nghiệp cố tình cung cấp số liệu sai sự thật để lừa đảo vay vốn ngân hàng. Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về kế toán doanh nghiệp còn lỏng lẻo, nên đã xảy ra không ít trường hợp lập báo cáo tài chính ma, lừa đảo, chiếm đoạt vốn doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì vậy, Nhà nước cần ban hành các quy định đi kèm với các chế tài bắt buộc để đảm bảo tính trung thực, rõ ràng trong các báo cáo tài chính; phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành: Bộ tài chính kết hợp với các bộ ngành có liên quan xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cho từng giai đoạn để làm căn cứ chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của các NHTM. Hệ thống chỉ tiêu này sẽ được điều chỉnh theo định kỳ cho phù hợp với tình hình mới và được công bố công khai, rộng rãi cho nhiều đối tượng không chỉ riêng các NHTM.

Ø Nhà nước cn tăng cường qun lý đối vi hot động tín dng

ngân hàng.

Vì hoạt động của ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nhà nước vẫn thường thông qua ngân hàng để thực hiện những chính sách phát triển kinh tế xã hội tầm vĩ mô. Nên việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tín dụng ngân hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cụ thể, Nhà

nước cần xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách để đảm bảo được hoạt động tín dụng ngân hàng có hiệu quả, ngày càng lành mạnh và phát triển.

Đồng thời với việc ban hành và hoàn thiện các văn bản, cơ chế về hoạt động tín dụng, Nhà nước cũng cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt là thông qua vai trò của Nhà nước cần phân chia trách nhiệm cụ thể cho Ngân hàng nhà nước trong công tác giám sát, kiểm tra định kỳ hoạt động tại các tổ chức tín dụng để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm trong lĩnh vực tín dụng.

Ø Xây dng, cng c và hoàn thin các cơ quan chuyên trách thng

kê cung cp thông tin.

Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, các ngành trong việc nghiên cứu thành lập các cơ quan chuyên trách tiến hành thống kê, thu thập thông tin, đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp. Để đạt được hệ thống thông tin toàn diện cần có sự phối hợp giữa nhiều Bộ, ngành liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê và các doanh nghiệp đầu ngành...trước mắt, cần thu thập, trao đổi, xử lý và chuẩn hóa thông tin về doanh nghiệp, sau đó công bố, phát hành các thông tin này một cách định kỳ, thường xuyên. Thông qua các cơ quan chuyên trách, hoạt động này được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Các nguồn thông tin trên là cơ sở quan trọng, đáng tin cậy về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình hoạt động chung của ngành góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phân tích BCTC khách hàng của ngân hàng. Trong tương lai, Nhà nước có thể có những khuyến khích nhất định cho việc ra đời và hoạt động của các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tín dụng để đảm bảo nguồn thong tin mà ngân hàng khai thác được sẽ đa dạng, đa chiều, phục vụ cho nhiều mục

đích khác nhaụ Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống ngân hàng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia nên Quốc hội cần thiết xây dựng một khung pháp lý chặt chẽ áp dụng cho loại hình này và Chính phủ cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của những tổ chức đó tránh hiện tượng kẻ xấu lợi dụng để cung cấp thông tin sai lệch với ý đồ phá hoại hoặc rò rỉ thông tin mật của quốc giạ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Công tác phân tích BCTC khách hàng vay vốn tại Vietcombank Đà Nẵng mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục và cải thiện. Do đó, việc hoàn thiện công tác này luôn là vấn đề mà Vietcombank Đà Nẵng quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Hoàn thiện về cơ sở số liệu hệ thống thông tin phục vụ phân tích, hoàn thiện phương pháp phân tích, nội dung phân tích cũng như công tác tổ chức phân tích BCTC khách hàng và hoàn thiện về đội ngũ nhân sự… là những giải pháp tổng thể mà luận văn đưa ra nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC khách hàng vay vốn tại Vietcombank Đà Nẵng.

KT LUN

Trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ nước ta còn non trẻ, phân tích báo cáo tài chính khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong hoạt động của NHTM vẫn còn là hoạt động còn mới mẻ với các Ngân hàng Việt Nam hiện naỵ

Vietcombank Đà Nẵng kể từ khi được thành lập đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác phân tích BCTC khách hàng vay vốn là một trong những lĩnh vực còn yếụ Vì vậy, việc hoàn thiện công tác phân tích BCTC nhằm nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cũng như nâng cao chất lượng công tác cho vay là một yêu cầu cấp thiết đối với Vietcombank Đà Nẵng.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận công tác phân tích BCTC khách hàng của NHTM, đưa ra và đánh giá được thực trạng công tác phân tích BCTC khách hàng. Trong luận văn tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu quy trình phân tích BCTC khách hàng vay vốn tại Vietcombank Đà Nẵng và nêu ra thực trạng công tác này tại chi nhánh. Qua thực tế việc thực hiện phân tích BCTC khách hàng tại ngân hàng bên cạnh những ưu điểm đã nêu ra vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Đề tài đã có một số đóng góp nhất định để hoàn thiện công tác phân tích BCTC khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng, với mong muốn Ngân hàng thực hiện toàn diện và nghiêm túc hơn quy trình này nhằm phát huy hết khả năng của mình mang lại hiệu quả phân tích BCTC khách hàng nói riêng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay nói chung.

Tuy nhiên, nghiên cứu về phân tích BCTC khách hàng là vấn đề phức tạp và còn chưa được quan tâm chú ý nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Cụ thể, đề tài cần được phát triển nghiên cứu thêm về công tác phân tích BCTC khách hàng trong hệ thống NHTM tại Việt Nam và thế giới và việc vận dụng các mô hình phân tích BCTC hiện đại vào các NHTM cụ thể là Vietcombank

Đà Nẵng. Nhưng với tâm huyết nghiên cứu, tác giả rất mong đề tài của mình sẽ đóng góp một phần vào quá trình hoàn thiện phân tích BCTC khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (đặc biệt là hoạt động cho vay) cho Vietcombank Đà Nẵng.

TÀI LIU THAM KHO

[1] PGS TS Lâm Chí Dũng, Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại (lớp

cao học).

[2] TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính

[3] TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê

[4] Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, Báo cáo

tổng kết năm 2011,2012,2013, Đà Nẵng

[5] TS Nguyễn Hoà Nhân (2013), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB

Tài chính

[6] Peter S.Rose (1999), Quản trị ngân hàng thương mại Commercial bank management, Đại học kinh tế quốc dân và Nhà xuất bản tài chính xuất

bản năm 2001(bản dịch)

[7] TS Hồ Hữu Tiến (2012), Bài giảng phân tích tín dụng (lớp cao học).

[8] GS.TS Trương Bá Thanh, Bài giảng phân tích tài chính doanh nghiệp

(lớp cao học).

[9] PGS.TS Hoàng Tùng, Bài giảng phân tích BCTC (lớp cao học).

[10] TS Lê Thị Xuân (2012), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp,

Học viện Ngân hàng

[11] PGS.TS Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính.

[12] Luật các tổ chức tín dụng

[13] Lịch sử Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (1963, 2013), Quy chế cho vay đối với khách hàng 228/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 02/06/2006, Cẩm nang tín dụng Vietcombank, Quyết định số 246/QĐ- NHNT.CSTD ngày 22/07/2008 Về Quy trình tín dụng đối với khách

hàng Tổ chức; Quyết định số 36/QĐ-NHNT.CSTD ngày 28/01/2008 Về Quy trình tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Quy định về chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng theo quyết định 117/QĐ-VCB.CSTD ngày 17/03/2010 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và các văn bản chỉnh sửa bổ sung kèm theo; Quy định về giới hạn tín dụng đối với khách hàng theo quyết định số 39/QĐ-VCB.CSTD ngày 08/03/2007 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và các văn bản chỉnh sửa bổ sung kèm theo; và Quy định về “Hướng dẫn tạm thời về việc thực hiện Giới hạn tín dụng theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010” theo quyết định số 443/ QĐ-VCB.CSTD ngày 30/09/2010 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)