6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Cơ sở số liệu phục vụ công tác phân tích phải đa dạng và kha
thông tin thu thập
Vietcombank Đà Nẵng cần quy định doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ cả 4 báo cáo: BCĐKT, BCKQKD, thuyết minh BCTC và BC LCTT. Các báo cáo tài chính này đã được kiểm toán hoặc được gửi kèm với báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp; các sổ tổng hợp, chi tiết và phiếu đối chiếu công nợ, phải thu, phải trả, hàng tồn kho…
Cần thiết lập một hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, lưu trữ các thông tin có hệ thống về các khách hàng đã từng có hoặc đang có quan hệ với Vietcombank Đà Nẵng. Các thông tin này có thể tổng hợp theo ngành nghề hoặc lĩnh vực SXKD để cán bộ khách hàng tiện tra cứụ Ngoài ra còn có thông tin tổng hợp chung được cập nhật về đặc điểm, lĩnh vực kinh doanh, những khó khăn, thuận lợi và xu thế phát triển của các lĩnh vực SXKD đó ở trong và ngoài nước mà cán bộ khách hàng cần lưu ý khi phân tích BCTC. Các nguồn thông tin này Chi nhánh nên lưu trữ dưới dạng các ngân hàng giữ liệu để kết nối mạng cục bộ tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác thông tin cho toàn hệ thống.
Tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống cũng như với các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước trong việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính khách hàng, các thông tin về dự án đầu tư liên quan đến khách hàng. Bởi vì, một doanh nghiệp có thể có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng khác nhau, có quan hệ
lâu năm ở một tổ chức tín dụng bất kỳ. Thông qua việc trao đổi, chia sẻ thông tin, các ngân hàng sẽ có được cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về hoạt động của khách hàng.
Khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước CIC. Thông tin về tài chính do CIC cung cấp được căn cứ trên BCTC của các doanh nghiệp, trên cơ sở BCTC này, CIC tiến hành tính toán một số chỉ tiêu phân tích cơ bản, sau đó lượng hóa các chỉ số này để chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Một ưu điểm của các thông tin từ CIC đó là khi xây dựng các chỉ số này, CIC đã tính đến các yếu tố ngành và quy mô doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, để đáp ứng nhu cầu của các NHTM, CIC đã không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng thông tin cung cấp. Đây là nguồn thông tin khá đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy lại đã qua một quá trình tổng hợp và xử lý nên Vietcombank Đà Nẵng cần khai thác một cách triệt để và hiệu quả.
Đối chiếu, so sánh thông tin với các cơ quan, đơn vị khác. Với các thông tin do khách hàng cung cấp, Vietcombank Đà Nẵng cần phải đối chiếu với thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước như: Cơ quan thuế, kiểm toán, công an... hoặc các bạn hàng, đối tác của khách hàng. Tránh tình trạng khách hàng cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, nhằm mục đích trục lợi, gây tổn thất cho người sử dụng thông tin nói chung và ngân hàng nói riêng. Để làm được điều này, đòi hỏi Vietcombank Đà Nẵng phải xây dựng được mối quan hệ với các cơ quan đó cũng như phải luôn có kế hoạch cụ thể về cách thức, thời gian và nội dung đối chiếu, kiểm tra thông tin.
Cán bộ khách hàng cần thường xuyên duy trì và giữ mối liên hệ với doanh nghiệp; đôn đốc khách hàng gửi BCTC kịp thời và đầy đủ; kiểm tra thực tế doanh nghiệp trước khi cho vay và định kỳ ít nhất 1 lần/quý; có chế độ báo cáo định kỳ về thực trạng doanh nghiệp.