6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
ạ Những hạn chế trong công tác phân tích BCTC khách hàng tại
Vietcombank Đà Nẵng
Công tác phân tích BCTC khách hàng khi thẩm định cấp tín dụng, kiểm tra giám sát sau cho vay tại Vietcombank Đà Nẵng tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đó là:
Ø Về tổ chức công tác phân tích
với toàn bộ các khách hàng của Vietcombank Đà Nẵng
Hiện nay tại Vietcombank Đà Nẵng chưa có bộ phận độc lập để đảm nhận công tác phân tích BCTC khách hàng vay vốn. Ngân hàng có xác định mục tiêu phân tích là xem xét hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp định kỳ sáu tháng và một năm nhưng chương trình phân tích BCTC lại không được lên cụ thể. Công việc này thường do cán bộ khách hàng phụ trách khách hàng chủ động thực hiện, thường là cán bộ quản lý khách hàng nào đảm nhận phân tích BCTC khách hàng đó. Công tác phân tích chủ yếu được tiến hành mỗi lần cấp lại GHTD hàng năm, mỗi lần thẩm định phương án để cấp tín dụng cho khách hàng để làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay cũng như được thực hiện định kỳ sáu tháng để giám sát và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đánh giá về năm trước đó hay còn gọi là phân tích sau để đánh giá hiệu quả hoạt động trong năm vừa qua của khách hàng cũng như có định hướng đầu tư cho vay hiệu quả. Bởi vậy tính định kỳ này đã khiến cho nhân viên thực hiện không cần lập chương trình phân tích tỷ mỉ và chi tiết; nói cách khác việc phân tích BCTC được tiến hành theo kinh nghiệm và cảm tính. Cùng lúc đó, cán bộ khách hàng còn phụ trách nhiều công việc khác nên chất lượng chuyên môn của công tác phân tích BCTC bị ảnh hưởng khá nhiềụ
Trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong quá trình phân tích chưa phân định rạch ròi, minh bạch góp phần có căn cứ khoa học mang tính chính xác hơn của kết quả phân tích.
Sự kiêm nhiệm của cán bộ trong công tác phân tích BCTC đã dẫn đến hậu quả là:
+ Kết quả và báo cáo phân tích BCTC không mang tính khách quan, vì các thông tin chủ yếu dùng trong phân tích BCTC là các thông tin kế toán từ hệ thống BCTC của khách hàng chứ chưa sử dụng các thông tin khác từ thị trường chứng khoán đối với ngay cả những khách đã có cổ phiếu niêm yết
công khai trên thị trường chứng khoán.
+ Những thông tin này không được lập hay trình bày theo đúng chuẩn mực, dẫn đến kết quả phân tích không chính xác và không so sánh được giữa các khách hàng trong cùng ngành nghề...
Chương trình thực hiện đã nằm trong kế hoạch chung của ngân hàng nhưng chưa tuân thủ quy trình chặt chẽ và cụ thể. Cơ sở dữ liệu để phân tích chủ yếu trên hệ thống BCTC của khách hàng chứ chưa thu thập thêm những thông tin chung liên quan đến thị trường.
Khi kết thúc công việc phân tích cán bộ khách hàng đã lập được tờ trình thẩm định hoặc báo cáo phân tích. Tuy nhiên cán bộ không đề xuất những giải pháp để đạt được kết quả cũng như hiệu quả phân tích cao hơn ở thời gian tớị Qua thực tế khảo sát, có thể nói công tác tổ chức phân tích BCTC tại Vietcombank Đà Nẵng đã được thực hiện nghiêm túc với mọi khách hàng tuy nhiên chưa bài bản. Công tác phân tích BCTC được thực hiện như vậy tuy có tiết kiệm chi phí và thời gian nhưng chất lượng thông tin từ việc phân tích BCTC đem lại không cao và thiếu độ khách quan.
Quy trình phân tích chưa được xây dựng, chuẩn hóa thành các bước công việc khoa học và cụ thể thành quy định bắt buộc mà tất cả cán bộ phân tích phải thực hiện khi phân tích mà chỉ có những hướng dẫn riêng lẻ nên việc thực hiện công tác này chưa thực sự mang tính khoa học và hợp lý. Chưa có quy định về cách thức thực hiện, thời gian tiến hành.
Ø Về cơ sở số liệu phân tích
Các phần mềm hỗ trợ tính toán các chỉ tiêu tài chính và phân tích BCTC đã có nhưng chưa phát huy hiệu quả thực sự và đôi khi gây thụ động cho cán bộ khách hàng. Công tác phân tích hiện nay chủ yếu thực hiện chủ yếu theo phương pháp thủ công, nên tính kịp thời và chính xác không được đảm bảọ
Việc xử lí các kết quả rút ra trong phân tích BCTC tại Vietcombank Đà Nẵng chưa được quan tâm một cách đúng mức. Các kết luận đưa ra trong bản phân tích chủ yếu phục vụ cho công tác báo cáo, còn việc phục vụ cho công tác thẩm định còn hạn chế.
Nguồn thông tin thu thập được ngoài nguồn khách hàng cung cấp còn rất hạn chế. Thông tin là yếu tố quan trọng trong phân tích BCTC nhưng hiện tại ngân hàng còn rất thiếu thông tin. Sự chia sẻ thông tin về các doanh nghiệp giữa các ngân hàng còn rất hạn chế do sự cạnh tranh gay gắt, thông tin thu thập từ CIC cũng hạn chế, chưa có thông tin về tất cả các doanh nghiệp. Thông tin từ các doanh nghiệp cùng ngành thì chủ yếu được thu thập từ báo chí, phương tiện thông tin đại chúng mà chưa có một tổ chức thu thập làm nguồn dữ liệu chung. Thông tin được sử dụng chỉ phản ánh tình hình tài chính trong thời gian ngắn, khoảng 2 đến 3 năm. Vì thế khó dự đoán chính xác sự biến động của các chỉ tiêu tài chính trong tương laị Hiện tại, Vietcombank Đà Nẵng thường chỉ xem xét các chỉ tiêu của khách hàng trong vòng 2 năm. Độ dài thời gan khoảng từ 4 - 5 năm trở lên sẽ giúp cho cán bộ phân tích có đánh giá và dự đoán chính xác hơn.
Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích BCTC còn chưa đầy đủ, thiếu tính toàn diện và thống nhất sử dụng trong toàn hệ thống. Ngoài ra, các thông tin tài chính được sử dụng trong quá trình phân tích BCTC còn quá phụ thuộc vào BCTC, đặc biệt là khi BCTC đã được kiểm toán. Thực tế cho thấy, một số công ty kiểm toán độc lập thường trình bày các số liệu trên BCTC thống nhất với số liệu do khách hàng cung cấp. Các số liệu này đôi khi có sự sai lệch về bản chất kinh tế rất lớn so với thực tế nhưng lại được chỉ ra trong phần hạn chế kiểm toán (phần báo cáo chung của kiểm toán) nên rất dễ bị cán bộ khách hàng (đặc biệt là cán bộ khách hàng mới chưa có kinh nghiệm) bỏ quạ Thậm chí ngay cả khi số liệu trên BCTC đã được thẩm định lại đảm bảo tính
trung thực thì các số liệu này cũng mang tính thời điểm, không phản ánh hết diễn biến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mà hoạt động có tính mùa vụ cao và mức độ biến động tài sản giữa các thời kỳ lớn. Điều này dẫn đến kết quả phân tích của cán bộ khách hàng không chính xác, không phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp được phân tích.
Công tác phân tích BCTC khách hàng vay vốn tại Chi nhánh, đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh được thực hiện định kỳ hàng năm khi nhận được BCTC cuối niên độ của khách hàng. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về chế độ kế toán thống kê, thời gian hoàn thiện và nộp báo cáo của doanh nghiệp có thể kéo dài đến 90 ngày và đôi khi việc tiến hành kiểm toán tại các doanh nghiệp kéo dài hàng tháng nên nếu thụ động chờ kết quả kiểm toán thì việc phân tích bị chậm chễ, kết quả phân tích không còn mang lại hiệu quả cho thời điểm hiện tạị Nhất là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và có diễn biến thay đổi với tốc độ nhanh chóng như hiện nay thì kết quả phân tích đưa ra có thể đã lỗi thời, không còn phản ánh đúng hiện trạng khách hàng
Ø Về phương pháp phân tích
Trong công tác phân tich BCTC, để xác định chính xác nguyên nhân và ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế đến chỉ tiêu tài chính cần xem xét, phải kết hợp hai hay nhiều phương pháp phân tích. Trên thực tế, ngân hàng chủ yếu dùng phương pháp so sánh. Chi nhánh chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích đơn giản như phân tích cơ cấu, tỉ trọng và chỉ sử dụng một số chỉ tiêu tài chính đơn giản nhất để phân tích. Hơn nữa, quá trình phân tích chỉ dừng lại ở mức đưa ra các kết quả tính toán thuần tuý, thiếu hẳn những đánh giá về mức độ, xu hướng hay tìm hiểu nguyên nhân vấn đề. Việc đánh giá kết quả phân tích là không nhất quán, tuỳ thuộc vào quan điểm của cán bộ khách hàng. Bản thân người chịu trách nhiệm phân tích báo cáo không đưa ra bất cứ
nhận định nào mang tính kết luận chắc chắn về khả năng có thể đầu tư cho khách hàng hay không.
Khi so sánh ngân hàng chỉ xem xét giữa năm nay với năm trước vì thời gian phân tích ở đây là một năm, khi phân tích thường chỉ sử dụng số liệu của hai năm liên tiếp là năm hiện hành và năm trước liền kề. Khi được phỏng vấn về lý do chỉ chọn báo cáo của 2 năm để phân tích, cán bộ khách hàng và cả lãnh đạo đều có chung câu trả lời, cho rằng môi trường kinh tế biến đổi quá nhanh theo thời gian, nên việc so sánh báo cáo của nhiều thời kì là không cần thiết và không có ý nghĩạ Hạn chế của việc này là nếu chỉ so sánh trong hai năm liên tục thì không thể thấy được xu hướng biến động của tình hình tài chính.
Việc so sánh cũng chỉ dừng ở việc xem xét trong nội bộ chính khách hàng giữa các mốc thời gian nhất định chứ chưa có sự đối chiếu với các khách hàng khác cùng ngành. Điều này khiến cho ngân hàng không biết chính xác vị trí của khách hàng so với những khách hàng khác cùng ngành để có nhận định chính xác. Việc so sánh mới chỉ dừng ở mức đơn giản, tức là xem xét rời rạc từng chỉ tiêu để thấy được quy mô và tốc độ thay đổi của chúng; chứ chưa đặt sự biến động của các chỉ tiêu này trong mối quan hệ với nhau để thấy được kết quả đó là tốt hay xấụ
Thêm một hạn chế nữa là Vietcombank Đà Nẵng chưa áp dụng phương pháp DUPONT trong phân tích, mặc dù phương pháp này rất hữu ích trong việc cho biết nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của chỉ tiêu tổng hợp. Nếu kết hợp được phương pháp này và phương pháp so sánh sẽ giúp hoàn thiện hoạt động phân tich BCTC khách hàng. Từ đó ngân hàng không phải gắn kết những thay đổi trong hoạt động SXKD của khách hàng với thay đổi trong chỉ tiêu tài chính, mà bản thân hoạt động phân tich BCTC khách hàng sẽ cho thấy nguyên nhân nàỵ
Ø Về nội dung phân tích
- Về phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn:
Các chỉ tiêu tỷ trọng phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn cũng chỉ được liệt kê tính toán mà chưa đi sâu phân tích về quy mô và tốc độ biến động có phù hợp hay không. Đối với hầu hết khách hàng, cán bộ khách hàng đều đã phân tích biến động của các khoản mục trên BCĐKT bằng việc xem xét tính toán quy mô từng loại tài sản, nguồn vốn biến động như thế nào, tốc độ thay đổị Tuy nhiên chưa đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó và việc thay đổi này có phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới hay không.
Trong phân tích cấu trúc tài sản-nguồn vốn, cán bộ khách hàng chưa kết hợp được việc phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn để đánh giá chính sách sử dụng vốn với các chỉ tiêu thuộc nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn mà cán bộ khách hàng đã tách các chỉ tiêu này riêng sang phần phân tích các hệ số tài chính khiến việc phân tích cấu trúc tài sản – nguồn vốn khó theo dõi liền mạch và khoa học.
- Về phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
Điểm thiếu sót cơ bản khi xem xét nhóm chỉ tiêu này là về khái niệm của những chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán. Các chỉ tiêu này phải thể hiện khả năng thanh toán của công ty tại một thời điểm nhất định (đầu năm hay cuối năm) chứ không phải cả một thời kỳ (cho một năm tài chính). Qua tính toán lại cho thấy, cán bộ khách hàng đã tính các chỉ tiêu theo mốc thời điểm, tuy nhiên khi trình bày vào bảng số liệu lại để mốc thời gian là thời kỳ (năm 2012, năm 2013). Điều này cho thấy sự không chính xác trong nội dung trình bày phản ánh của các chỉ tiêu nàỵ Bên cạnh đó là việc sử dụng các chỉ tiêu của các công ty chưa đầy đủ, khi xem xét khả năng thanh toán thì chỉ dừng ở việc phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn mà bỏ qua chỉ tiêu quan trọng
là khả năng thanh toán nợ dài hạn. Đây sẽ là một thiếu sót lớn khi đánh giá khả năng thanh toán chung của mỗi khách hàng. Mặc dù ngân hàng quan tâm hơn đến khả năng thanh toán ngắn hạn của khách hàng nhưng nếu khả năng thanh toán dài hạn không đáp ứng được cũng gây rủi ro tổn thất cho ngân hàng trong dài hạn. Nếu không phân tích, cán bộ khách hàng sẽ không thấy được rủi ro nàỵ Khi các hệ số khác đáp ứng được, ngân hàng sẽ giải ngân và không lường tới kết quả của việc đầu tư dài hạn là gì.
- Về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Với các báo cáo phân tích của các khách hàng, cán bộ khách hàng đều tính toán hết các chỉ tiêu và chỉ đi vào nhận xét chung chung mà không phân biệt theo từng loại hình khách hàng có những đặc thù riêng để đi sâu vào một số chỉ tiêu điển hình và lướt qua một số chỉ tiêu khác để nâng cao chất lượng báo cáo phân tích và tiết kiệm chi phí phân tích. Việc phân tích còn mang tính hình thức và liệt kê, chưa đi vào bản chất của khách hàng.
Các báo cáo phân tích được xem xét ở trên đều sử dụng các chỉ tiêu tài chính giống nhau nhưng đều không trình bày công thức để tính toán chỉ tiêu đó một cách cụ thể trong báo cáo phân tích và tờ trình thẩm định. Điều này có thể gây khó khăn khi kiểm tra lại tính chính xác của các chỉ tiêu này cũng như việc so sánh các chỉ tiêu này giữa các kỳ và giữa các khách hàng với nhaụ
Kết quả phân tích đôi khi thiếu tính toàn diện, chỉ có thể nhận biết được sự biến động của tình hình tài chính khách hàng vay vốn mà không thể chỉ ra nguyên nhân của sự biến động đó đúng theo bản chất kinh tế của nó. Các chỉ tiêu được phân tích một cách rời rạc, mỗi chỉ tiêu cho nhận xét về một nội dung mà chưa xâu chuỗi được các vấn đề phân tích. Từ đó, khó có thể đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả để tư vấn cho khách hàng hoặc không thể kiểm định được biện pháp khắc phục mà khách hàng đưa ra là phù hợp hay không, có khả thi hay không.
Việc xem xét các chỉ tiêu vừa thiếu lại rời rạc như vậy sẽ khiến cho thông tin phân tích không được bao quát, toàn diện để thấy được bức tranh toàn cảnh về thực trạng tài chính của khách hàng.
- Về việc dự báo dòng tiền
Hiện nay, công tác phân tích đang thiếu mảng dự báo, cũng là một nội dung hết sức quan trọng trong phân tích BCTC khách hàng. Dự đoán sự biến động của các chỉ tiêu tài chính cũng như dự báo dòng tiền là một trong những phần quan trọng trong phân tích BCTC khách hàng nhưng chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức. Mặc dù dự đoán là phần khó nhất trong phân tích