Nâng cao chất lượng của cán bộ khách hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 100 - 103)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7. Nâng cao chất lượng của cán bộ khách hàng

Chất lượng phân tích BCTC phụ thuộc khá nhiều vào trình độ của cán bộ khách hàng. Do vậy, để nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC khách hàng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng của Vietcombank Đà Nẵng cần phải:

Nâng cao nhận thức của cán bộ khách hàng về tầm quan trọng của hoạt động phân tích BCTC khách hàng: Riêng đối với hoạt động chấm phân tích khách hàng, cán bộ khách hàng phải nhận thức rõ tầm quan trọng của công việc, phải tuân thủ triệt để quy trình phân tích. Yêu cầu cán bộ khách hàng phải am hiểu thật sự chứ không tiến hành công việc một cách máy móc, phải hiểu được ý nghĩa cũng như ưu nhược điểm của từng chỉ tiêu, lý giải được kết quả của những chỉ tiêu này so với chỉ tiêu trung bình ngành. Đồng thời có thể dựa vào giá trị các chỉ tiêu để thấy được những điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp và những bất hợp lý về số liệu nếu có. Có như vậy mới đưa ra được những đánh giá xác thực về năng lực tài chính khách hàng, phục vụ đắc lực cho quá trình ra quyết định.

- Chú trọng đào tạo cán bộ khách hàng: Thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về các thay đổi liên quan đến chế độ chính sách, nhất là chế độ kế toán thống kê và các thông tin kinh tế nói chung. Bên cạnh việc trang bị cho cán bộ khách hàng những kiến thức nền tảng đó, ngân hàng có thể tạo điều kiện cho cán bộ tham gia những khóa học đào tạo chuyên sâụ Đào tạo chuyên sâu là chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ có trình độ chuyên môn và hiểu biết sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn, các ngành kinh tế- kĩ thuật; chuyên cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa;...Như vậy đào tạo sẽ sát với thực tế công việc của từng đối tượng nghiệp vụ cụ thể theo những qui trình nghiệp vụ cụ thể. Có như vậy nhân viên mới có điều kiện nâng cao kỹ

năng, kỹ xảo từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng tín dụng và hạn chế rủi rọ Và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phân công lao động tại chi nhánh, mỗi cán bộ khách hàng quản lý một số khách hàng hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh đặc thù (nông lâm ngư nghiệp, xây dựng, thương mại-dịch vụ,…) và có qui mô nhất định. Tuy nhiên kinh phí đào tạo dành cho cán bộ ở một chi nhánh là giới hạn nên đối tượng đào tạo chỉ tập trung vào trưởng phòng, phó phòng và một số ít cán bộ nòng cốt. Các cán bộ này có nhiệm vụ truyền đạt những kiến thức đã học được sau khi tham gia khóa huấn luyện cho các cán bộ còn lại của chi nhánh. Nhờ phương pháp này mà các kiến thức, thông tin mới luôn được cập nhật và nhân rộng trong toàn bộ đội ngũ nhân viên ngân hàng, nâng cao mặt bằng chất lượng cán bộ khách hàng của toàn chi nhánh. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phân tích BCTC khách hàng phải được xây dựng thành kế hoạch cụ thể từng thời kỳ, rèn luyện trình độ chuyên môn và đạo đức nhân viên phân tích BCTC khách hàng. Thường xuyên khuyến khích ý kiến đóng góp của nhân viên để bổ sung, hoàn thiện nội dung quy trình phân tích, đảm bảo mục tiêu phát triển chung của ngân hàng.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá cán bộ khách hàng: Để đảm bảo quy trình phân tích tín dụng trong đó có hoạt động phân tích BCTC khách hàng được tuân thủ triệt để, Vietcombank Đà Nẵng cần có kế hoạch tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ với nghiệp vụ nàỵ Mục đích chính là đánh giá mức độ tuân thủ các quy chế tín dụng và hạn chế những nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng phát sinh từ phía cán bộ khách hàng của ngân hàng. Việc kiểm tra này được tiến hành trong cả 3 giai đoạn trước, trong và sau cho vaỵ

Cụ thể, ở giai đoạn trước khi cho vay, cần kiểm tra xem cán bộ khách hàng có hướng dẫn khách hàng đầy đủ các điều kiện, thủ tục vay vốn ngân

hàng theo quy định hiện hành hay không; Hồ sơ vay vốn có chắc chắn do khách hàng tự lập, đã đầy đủ hay chưa; Cán bộ khách hàng đã điều tra, thu thập xử lý thông tin, tiến hành phân tích khách hàng như thế nào, có theo đúng hướng dẫn của ngân hàng không. Những đánh giá của cán bộ khách hàng về khách hàng có khách quan và chính xác hay không, có dấu hiệu nào chứng tỏ sự dễ dãi trong cho vay hay mối quan hệ bất bình thường giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng.

Giai đoạn trong cho vay, cần kiểm tra xem cán bộ khách hàng có theo sát hay bỏ mặc doanh nghiệp. Còn khi hợp đồng tín dụng đã kết thúc cần kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ, cung cấp thông tin cho hệ thống lưu trữ nội bộ của cán bộ khách hàng, ý thức sửa chữa thiếu sót (nếu có) và đúc rút kinh nghiệm của bản thân cán bộ đó.

Hoạt động kiểm tra cán bộ tín dụng có thể do cấp trưởng, phó phòng tín dụng phụ trách. Việc kiểm tra phải được tiến hành cẩn thận, khách quan và kết quả kiểm tra cần công bố một cách công khaị Những người đưa ra đánh giá về cán bộ khách hàng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho ý kiến của mình, không được bao che, bỏ qua sai sót nhưng cũng không được bóp méo sự thật, cố tình đổ lỗi cho nhân viên. Đồng thời giữ gìn mối quan hệ chung tại nơi làm việc vừa nghiêm túc vừa thân thiện.

- Áp dụng chế độ thưởng phạt công bằng, nghiêm minh: Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá cán bộ khách hàng mà Vietcombank Đà Nẵng áp dụng một chính sách thưởng phạt công bằng, nghiêm minh với mục đích gắn kết trách nhiệm của cán bộ khách hàng với hoạt động phân tích, thẩm định khách hàng. Theo đó, ngân hàng tổ chức thi đua cán bộ khách hàng xuất sắc và có chế độ thưởng, phạt thích hợp với từng mức độ đạt được. Nếu cán bộ khách hàng đạt loại xuất sắc nghĩa là các khoản cho vay đều lành mạnh, thu hồi gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn, có thể tìm thêm khách hàng mới hoặc vượt chỉ tiêu

tín dụng của bản thân thì có thể thưởng một tháng lương hoặc hơn. Trường hợp cán bộ khách hàng để phát sinh nợ quá hạn do lỗi chủ quan của bản thân thì có thể kiểm điểm, trừ tiền lương, thưởng và chỉ được tiếp tục thực hiện nghiệp vụ của mình khi giải quyết hết nợ quá hạn thuộc trách nhiệm của mình. Cần lưu ý khi thực hiện chế độ khen thưởng phải được sự đồng tình và hưởng ứng của tập thể cán bộ, sẽ tạo động lực tốt cho lao động nếu không sẽ có tác động tiêu cực.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm: Định kỳ tổ chức hội nghị tổng kết tình hình, đánh giá rút kinh nghiệm về hoạt động thẩm định nói chung và hoạt động phân tích BCTC khách hàng nói riêng. Tuỳ theo điều kiện có thể tổ chức hội nghị tổng kết trong toàn chi nhánh hoặc chỉ trong phòng tín dụng. Hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm cần được toàn thể cán bộ nhìn nhận một cách nghiêm túc để không phạm phải những thiếu sót đã xảy ra trước đó

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)