6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1 Kiến nghị với Vietcombank TW
Ø Hoàn thiện hệ thống thông tin lưu trữ tại Hội sở chính
Vietcombank TW:
Do hạn chế về kinh phí, nguồn nhân lực, Vietcombank Đà Nẵng không thể thiết lập riêng cho bản thân ngân hàng một hệ thống thông tin lưu trữ đầy đủ, đa dạng. Do đó xây dụng một hệ thống lưu trữ thông tin toàn hệ thống Vietcombank tại Hội sở chính Vietcombank TW là hợp lý. Hệ thống sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản về các khách hàng đã hoặc đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Những thông tin này rất ngắn gọn cho biết tên khách hàng, lĩnh vực hoạt động, số lần quan hệ tín dụng với từng ngân hàng trong hệ thống Vietcombank, quy mô và thời hạn từng món vay và đặc biệt là kết quả thanh toán gốc và lãi như thế nào cùng với một số điểm lưu ý (nếu có). Nguồn thông tin có thể được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau để tiện tra cứu như ngành nghề, quy mô doanh nghiệp, thời hạn vay… Ngoài ra, còn có các thông tin tổng hợp chung được cập nhập từ các báo, tạp chí chuyên ngành về đặc điểm ngành nghề, xu hướng phát triển tại thị trường trong nước và thế giới mà cán bộ khách hàng cần lưu ý khi phân tích khách hàng. Hệ thống thông tin này còn có thể hoạt động như một mạng thông tin phòng ngừa rủi ro cho hoạt động tín dụng của các chi nhánh Vietcombank.
Trung tâm tin học có nhiệm vụ thiết lập hệ thống lưu trữ dưới dạng vi tính hoá song song với hồ sơ tín dụng lưu bằng văn bản, hòa vào mạng nội bộ trong toàn hệ thống Vietcombank, để thông tin được phong phú và hiệu quả sử dụng caọ Và tất nhiên, để đảm bảo bí mật kinh doanh thì mạng phải được
bảo mật chặt chẽ.
Ø Hoàn thiện nội dung phân tích BCTC khách hàng
Vietcombank TW cần không ngừng hoàn thiện quy định về phân tích khách hàng và nhất là phân tích BCTC khách hàng thông qua học hỏi kinh nghiệm từ các hội thảo chuyên đề Ngân hàng Nhà nước tổ chức, hoặc do cử cán bộ đi học tập nước ngoàị Đồng thời hướng dẫn cho các chi nhánh áp dụng những quy định này theo chuẩn mực, áp dụng hình thức khen thưởng với những chi nhánh thực hiện tốt những quy định đề ra thể hiện ở các báo cáo thẩm định, ở kết quả hoạt động cho vay, giúp đỡ những chi nhánh hoạt động phân tích chưa đạt yêu cầu thông qua mở lớp đào tạọ
Ø Hỗ trợ Vietcombank Đà Nẵng nhân lực:
Vietcombank TW với đội ngũ cán bộ có năng lực và giàu kinh nghiệm cùng nguồn kinh phí lớn, cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo cán bộ ngân hàng, trong đó chú trọng đến cán bộ khách hàng, dưới nhiều hình thức khác nhau như tập huấn nghiệp vụ, hội thi nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm qua đó nâng cao kĩ năng nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật, kinh tế xã hội cho cán bộ. Đặc biệt Vietcombank TW cần liên tục tiến hành các khoá tập huấn phân tích BCTC khách hàng để cán bộ hiểu cặn kẽ về công tác này, đánh giá đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của kết quả đánh giá. Việc làm trên có thể giao cho Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo phối hợp với Phòng Hành chính nhân sự nghiên cứu, lên kế hoạch cụ thể về cả thời gian, địa điểm, cách thức và kinh phí học tập…
Về chiến lược nhân sự trong thời gian dài: Trên cơ sở chỉ tiêu bổ sung cán bộ của Vietcombank Đà Nẵng cũng như các chi nhánh Vietcombank khác, Vietcombank TW cần xây dựng kế hoạch cụ thể về tuyển dụng cán bộ cho từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu của công việc cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt chú trọng đến trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
của cán bộ tín dụng. Ngay từ khâu tuyển dụng cần đặt ra những yêu cầu cần thiết tối thiểu cho một cán bộ khách hàng như đọc và lập báo cáo tài chính, hạch toán kế toán trong doanh nghiệp, nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, hiểu biết sâu rộng về kinh tế xã hội, khả năng giao tiếp, phục vụ khách hàng…
Ø Hỗ trợ Vietcombank Đà Nẵng nâng cấp cơ sở vật chất:
Bản thân Vietcombank Đà Nẵng rất khó có nguồn kinh phí lớn để nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa và hội nhập, hơn nữa do quy chế tài chính nội bộ về mua sắm tài sản tại các chi nhánh phụ thuộc vào Vietcombank TW. Vấn đề này cần phải nhờ đến sự trợ giúp của Vietcombank TW cấp kinh phí để trang bị máy tính mới tốc độ cao cho các cán bộ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiệp vụ. Hơn nữa, hiện nay Vietcombank Đà Nẵng nói riêng và các ngân hàng khác trong hệ thống Vietcombank nói chung vẫn chưa có phần mềm phân tích khách hàng tự động. Vì vậy trong thời gian tới Vietcombank TW nên tập trung nhân lực (có thể thuê chuyên gia bên ngoài) và đầu tư kinh phí để xây dựng phần mềm nàỵ
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ø Tăng cường hướng dẫn về nghiệp vụ phân tích tín dụng
Ngân hàng Nhà nước mới ban hành quy chế cho vay đối với các TCTD mà chưa có quy định cụ thể về hoạt động phân tích khách hàng hay hoạt động phân tích BCTC khách hàng. Do vậy mỗi ngân hàng phải xây dựng quy trình riêng cho mình. Để nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD nói chung, NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện quy trình phân tích khách hàng, nhất là phân tích BCTC khách hàng. Dựa trên những quy trình chung này, mỗi ngân hàng có những sửa đổi nhất định tuỳ điều kiện từng ngân hàng nhưng vẫn phải đảm bảo không thay đổi những nội dung chính.
Ø Nâng cao chất lượng Trung tâm thông tin tín dụng:
lượng và tăng cường vai trò của trung tâm thông tin tín dụng CIC: Tài trợ cho trung tâm này nâng cao chất lượng và số lượng thông tin; Giúp các TCTD dễ dàng tiếp cận thông tin này trong hoạt động phân tích tín dụng, phân tích BCTC khách hàng; Kết nối thông tin này với các Bộ ngành liên quan như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ tài chính, Bộ thương mại, Tổng cục thống kê...
Ngân hàng Nhà nước cần quy định chặt chẽ, chi tiết trách nhiệm và quyền lợi tương ứng của các thành viên tham gia vào kênh thông tin nàỵ Đồng thời phải quy định rõ ràng hình thức xử phạt thích đáng với từng hành vi gian lận, cạnh tranh bất hợp pháp, đặc biệt là hành vi cung cấp thông tin sai sự thật làm tổn hại đến các đối tượng khai thác, sử dụng thông tin.
Ngoài ra, CIC còn có thể mở rộng thông tin cung cấp như tăng cường các thông tin kinh tế, tài chính liên quan phục vụ cho hoạt động phân tích tín dụng nói chung và hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nói riêng của các NHTM. Không những tăng số lượng thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng của chúng. Cần thu thập thông tin mang tính hai chiều, cập nhật thêm thông tin từ các bộ ngành như Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ thương mại, Tổng cục thống kê… Đồng thời tiếp cận với nguồn thông tin ngoài nước, cần thiết lập mối quan hệ trao đổi thông tin với một số cơ quan thông tin tín dụng lớn như Hiệp hội thông tin tín dụng Châu Á, diễn đàn thông tin tín dụng Asean, các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp…Ngân hàng Nhà nước cần đặt ra mục tiêu xây dựng CIC thành kênh thông tin chủ yếu và đáng tin cậy của các tổ chức tín dụng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà thông tư số 02/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về “phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan
Ø Hoàn thiện những quy định về hệ thống kế toán, kiểm toán đối với
các doanh nghiệp
Nhà nước cần ban hành quy chế kiểm toán bắt buộc và quyết toán công khai đối với các doanh nghiệp. Việc kiểm toán phải được tiến hành định kỳ, thường xuyên, các BCTC của doanh nghiệp phải được kiểm toán trước khi cung cấp cho ngân hàng để tiến hành phân tích. Đồng thời các biện pháp xử lý cũng cần được quy định rõ đối với các doanh nghiệp cố tình cung cấp số liệu sai sự thật để lừa đảo vay vốn ngân hàng. Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về kế toán doanh nghiệp còn lỏng lẻo, nên đã xảy ra không ít trường hợp lập báo cáo tài chính ma, lừa đảo, chiếm đoạt vốn doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì vậy, Nhà nước cần ban hành các quy định đi kèm với các chế tài bắt buộc để đảm bảo tính trung thực, rõ ràng trong các báo cáo tài chính; phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành: Bộ tài chính kết hợp với các bộ ngành có liên quan xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cho từng giai đoạn để làm căn cứ chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của các NHTM. Hệ thống chỉ tiêu này sẽ được điều chỉnh theo định kỳ cho phù hợp với tình hình mới và được công bố công khai, rộng rãi cho nhiều đối tượng không chỉ riêng các NHTM.
Ø Nhà nước cần tăng cường quản lý đối với hoạt động tín dụng
ngân hàng.
Vì hoạt động của ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nhà nước vẫn thường thông qua ngân hàng để thực hiện những chính sách phát triển kinh tế xã hội tầm vĩ mô. Nên việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tín dụng ngân hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cụ thể, Nhà
nước cần xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách để đảm bảo được hoạt động tín dụng ngân hàng có hiệu quả, ngày càng lành mạnh và phát triển.
Đồng thời với việc ban hành và hoàn thiện các văn bản, cơ chế về hoạt động tín dụng, Nhà nước cũng cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt là thông qua vai trò của Nhà nước cần phân chia trách nhiệm cụ thể cho Ngân hàng nhà nước trong công tác giám sát, kiểm tra định kỳ hoạt động tại các tổ chức tín dụng để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm trong lĩnh vực tín dụng.
Ø Xây dựng, củng cố và hoàn thiện các cơ quan chuyên trách thống
kê cung cấp thông tin.
Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, các ngành trong việc nghiên cứu thành lập các cơ quan chuyên trách tiến hành thống kê, thu thập thông tin, đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp. Để đạt được hệ thống thông tin toàn diện cần có sự phối hợp giữa nhiều Bộ, ngành liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê và các doanh nghiệp đầu ngành...trước mắt, cần thu thập, trao đổi, xử lý và chuẩn hóa thông tin về doanh nghiệp, sau đó công bố, phát hành các thông tin này một cách định kỳ, thường xuyên. Thông qua các cơ quan chuyên trách, hoạt động này được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Các nguồn thông tin trên là cơ sở quan trọng, đáng tin cậy về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình hoạt động chung của ngành góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phân tích BCTC khách hàng của ngân hàng. Trong tương lai, Nhà nước có thể có những khuyến khích nhất định cho việc ra đời và hoạt động của các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tín dụng để đảm bảo nguồn thong tin mà ngân hàng khai thác được sẽ đa dạng, đa chiều, phục vụ cho nhiều mục
đích khác nhaụ Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống ngân hàng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia nên Quốc hội cần thiết xây dựng một khung pháp lý chặt chẽ áp dụng cho loại hình này và Chính phủ cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của những tổ chức đó tránh hiện tượng kẻ xấu lợi dụng để cung cấp thông tin sai lệch với ý đồ phá hoại hoặc rò rỉ thông tin mật của quốc giạ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Công tác phân tích BCTC khách hàng vay vốn tại Vietcombank Đà Nẵng mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục và cải thiện. Do đó, việc hoàn thiện công tác này luôn là vấn đề mà Vietcombank Đà Nẵng quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Hoàn thiện về cơ sở số liệu hệ thống thông tin phục vụ phân tích, hoàn thiện phương pháp phân tích, nội dung phân tích cũng như công tác tổ chức phân tích BCTC khách hàng và hoàn thiện về đội ngũ nhân sự… là những giải pháp tổng thể mà luận văn đưa ra nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC khách hàng vay vốn tại Vietcombank Đà Nẵng.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ nước ta còn non trẻ, phân tích báo cáo tài chính khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong hoạt động của NHTM vẫn còn là hoạt động còn mới mẻ với các Ngân hàng Việt Nam hiện naỵ
Vietcombank Đà Nẵng kể từ khi được thành lập đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác phân tích BCTC khách hàng vay vốn là một trong những lĩnh vực còn yếụ Vì vậy, việc hoàn thiện công tác phân tích BCTC nhằm nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cũng như nâng cao chất lượng công tác cho vay là một yêu cầu cấp thiết đối với Vietcombank Đà Nẵng.
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận công tác phân tích BCTC khách hàng của NHTM, đưa ra và đánh giá được thực trạng công tác phân tích BCTC khách hàng. Trong luận văn tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu quy trình phân tích BCTC khách hàng vay vốn tại Vietcombank Đà Nẵng và nêu ra thực trạng công tác này tại chi nhánh. Qua thực tế việc thực hiện phân tích BCTC khách hàng tại ngân hàng bên cạnh những ưu điểm đã nêu ra vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Đề tài đã có một số đóng góp nhất định để hoàn thiện công tác phân tích BCTC khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng, với mong muốn Ngân hàng thực hiện toàn diện và nghiêm túc hơn quy trình này nhằm phát huy hết khả năng của mình mang lại hiệu quả phân tích BCTC khách hàng nói riêng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay nói chung.
Tuy nhiên, nghiên cứu về phân tích BCTC khách hàng là vấn đề phức tạp và còn chưa được quan tâm chú ý nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Cụ thể, đề tài cần được phát triển nghiên cứu thêm về công tác phân tích BCTC khách hàng trong hệ thống NHTM tại Việt Nam và thế giới và việc vận dụng các mô hình phân tích BCTC hiện đại vào các NHTM cụ thể là Vietcombank
Đà Nẵng. Nhưng với tâm huyết nghiên cứu, tác giả rất mong đề tài của mình sẽ đóng góp một phần vào quá trình hoàn thiện phân tích BCTC khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (đặc biệt là hoạt động cho vay) cho Vietcombank Đà Nẵng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS TS Lâm Chí Dũng, Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại (lớp
cao học).
[2] TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính
[3] TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê
[4] Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, Báo cáo
tổng kết năm 2011,2012,2013, Đà Nẵng
[5] TS Nguyễn Hoà Nhân (2013), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB