8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Quân Đội Đăk Lăk
Để tạo điều kiện cho việc giao dịch với khách hàng và phù hợp với các hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng TMCP Quân Đội đã sắp xếp cơ cấu bộ máy tổ chức gọn nhẹ nhƣ sau:
36
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Quân Đội Đăk Lăk 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quân Đội Đăk Lăk
a. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng nguồn vốn 124 157 252
1.Phân theo thời gian
Không kỳ hạn 14 23 25 Có kỳ hạn <12 tháng 76 109 198 Có kỳ hạn >12 tháng 34 25 29
2. Phân theo TP kinh tế
TCTD 41 48 61
TCKT 67 86 163
Dân cƣ 16 23 28
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của MB Đăk Lăk)
Các Phó Giám đốc Phòng Dịch vụ Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng hành chính nhân sự Phòng hỗ trợ tín dụng Phòng tín dụng Phòng thẩm định tín dụng Phòng công nghệ Phòng giao dịch Phòng giao dịch GIÁM ĐỐC
37
Nguồn vốn của Chi nhánh có tốc độ tăng trƣởng khá, cơ cấu nguồn chuyển biến tích cực và theo đúng sự chỉ đạo của Ngân hàng Quân Đội.
- Tổng nguồn vốn năm 2014 đạt 252 tỷ đồng, tăng 128 tỷ đồng so với năm 2012, và tăng 95 tỷ đồng so với năm 2013, tăng trƣởng 49% so với năm 2012.
- Cơ cấu nguồn vốn chuyển biến tích cực, đặc biệt nguồn vốn trên 24 tháng chiếm tỷ trọng lớn và nguồn vốn mang tính ổn định cao trong cơ cấu nguồn vốn. Tiền gửi dân cƣ tăng khá so với năm 2005, tuy vậy tốc độ tăng trƣởng không cao so với các thành phần khác, đây cũng là khó khăn chung của các ngân hàng trên địa bàn trong công tác huy động vốn từ dân cƣ.
Ngoài chi nhánh chính, công tác huy động vốn của các phòng giao dịch cũng đạt đƣợc những thắng lợi lớn với nguồn vốn tăng trƣởng gấp ít nhất 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
b. Hoạt động sử dụng vốn
Bảng 2.2. Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp 2012-2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 GT % GT % Tổng dƣ nợ 286,22 368,48 523,91 82,26 128,7% 155,43 142,2% Dƣ nợ cho vay DN 240,99 290,83 353,46 49,84 120,7% 62,63 121,5% Nợ xấu (cho vay DN) 2,584 20,870 12,374 Tỷ trọng dƣ nợ cho vay DN 0,84 0,79 0,67
38
Tổng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp tăng đều qua các năm, đến năm 2014 tổng dƣ nợ vay doanh nghiệp đạt 353,46 tỷ đồng, tăng 46,67% so với năm 2012. Tuy nhiên, dƣ nợ xấu cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp cũng có dấu hiện tăng lên, nợ xấu từ cho vay doanh nghiệp là 12,37 tỷ đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 2.3%/tổng số dƣ nợ vay và 3.5%/ tổng dƣ nợ vay doanh nghiệp.
Chính sách đầu tƣ đúng hƣớng, theo đó Chi nhánh chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiên quyết chỉ cho vay các dự án có hiệu quả đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, để đảm bảo an toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong điều kiện khung pháp lý chƣa hoàn chỉnh, Chi nhánh đã thực hiện không cho vay các dự án, các phƣơng án không có khả thi. Đối với các khoản nợ xấu thì theo dõi sát sao và đƣa ra các phƣơng án xử lý ngay lập tức.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI ĐAK LĂK NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI ĐAK LĂK
2.2.1 Một số quy định của hoạt động xếp hạng tín dụng
a. Cơ sở pháp lý chung của hoạt động xếp hạng tín dụng
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005, Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ,
39
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”.
Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam “về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” ban hành theo quyết định số 493/2005//QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
b. Căn cứ xếp hạng
-Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính và ngành nghề kinh doanh của khách hàng. -Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của khách hàng.
-Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong các giao dịch với ngân hàng và tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với các Tổ chức tín dụng khác (quá khứ và hiện tại).
- Các nhân tố khác nhƣ: môi trƣờng nội bộ; môi trƣờng bên ngoài; xu hƣớng phát triển của sản phẩm, vị thế trên thƣơng trƣờng.... có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của khách hàng.
Việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp sẽ giúp chuyên viên tài chính hiểu chính xác nội dung các thông tin tài chính và phi tài chính và lựa chọn các thông tin chuẩn nhằm đƣa ra kết quả xếp hạng khách hàng đƣợc chính xác phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng nhƣ làm căn cứ khi xét duyệt cho vay.
c. Kỳ chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp
Chuyên viên tiến hành chấm điểm - xếp hạng khách hàng vào hàng quý, sáu tháng và một năm. Chuyên viên căn cứ vào số liệu thu đƣợc từ báo
40
cáo tài chính quý (6 tháng, 9 tháng, hoặc năm) gần nhất và các thông tin có liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.
d. Nguyên tắc nhập các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính
Hiện nay, Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Đăk Lăk đang tiến hành áp dụng phầm mềm để thực hiện việc chấm điểm - xếp hạng khách hàng đƣợc linh hoạt hơn, chính xác hơn. Việc chấm điểm cho khách hàng không phải tính thủ công, mà đƣợc thực hiện hoàn toàn trên máy, chuyên viên chỉ việc nhập các số liệu liên quan vào máy tính và máy tính sẽ đƣa ra kết quả. Số liệu là báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.
Hệ thống chấm điểm xếp hạng sẽ hỗ trợ ƣớc tính (quy đổi) các giá trị quý, 6 tháng, 9 tháng thành giá trị năm để chấm điểm chỉ tiêu tài chính với các trọng số khác nhau ở các quý và kết hợp với kết quả chấm điểm các chỉ tiêu tài chính năm trƣớc liền kề.
2.2.2 Quy trình thực hiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Ngân Hàng Quân Đội Đăk Lăk doanh nghiệp tại Ngân Hàng Quân Đội Đăk Lăk
a.Thu thập, sàng lọc và phân loại thông tin khách hàng
Hiện nay, MB Đăk Lăk thực hiện nội dung này nhƣ sau:
Chuyên viên Quan hệ khách hàng (CVQHKH) là ngƣời trực tiếp thực hiện việc thu thập, sàng lọc và phân loại thông tin. Do đó, có những thuận lợi nhất định, bởi vì CVQHKH là ngƣời trực tiếp quản lý các khoản vay của khách hàng, theo dõi hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ, nên việc thu thập thông tin, cập nhật thông tin đƣợc nhanh chóng, liên tục, thƣờng xuyên và dễ dàng. Tất cả các hồ sơ thu thập đƣợc sẽ đƣợc chuyển giao toàn bộ cho Phòng thẩm định tại Chi nhánh để tiến hành thẩm định và chấm điểm.
Chuyên viên Thẩm định tín dụng (CVTĐTD) thuộc Phòng thẩm định, là ngƣời thực hiện việc chấm điểm và xếp hạng các khách hàng dựa trên thông tin đƣợc cung cấp bởi CVQHKH. Điều này giúp kết quả chấm điểm
41
đƣợc rõ ràng và khách quan, không dựa trên ý chí muốn cho vay của CVQHKH. Hiện nay, chuyên viên Thẩm định tín dụng phụ trách công tác XHTD đối với khách hàng doanh nghiệp là một ngƣời, phụ trách toàn bộ hồ sơ của chi nhánh và các phòng giao dịch tại địa bàn chuyển về.
Đây là bƣớc quan trọng nhất, quyết định đến chất lƣợng của chấm điểm - xếp hạng khách hàng. Nếu thông tin thu thập sai làm cho kết quả phân tích sai lệch nghiêm trọng, kéo theo việc đánh giá doanh nghiệp thiếu chính xác. Vì vậy, đòi hỏi chuyên viên tín dụng phải thật sự cẩn thận và chú trọng ngay từ bƣớc đầu tiên, cần tìm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó đối chiếu, so sánh, đƣa ra đánh giá, nhận xét tổng quát về doanh nghiệp nhƣ về năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận,….
Để đảm bảo những đánh giá, nhận xét của chuyên viên thẩm định đƣợc chính xác thì thông tin đã thu thập phải trung thực, tin cậy, minh bạch và có nguồn gốc rõ ràng trƣớc khi đƣa vào phân tích. Sau khi thông tin đã đƣợc đƣa vào phân tích, cần lƣu trữ lại để tạo kho dữ liệu, việc lập kho dữ liệu sẽ rất tiện lợi cho ngân hàng trong việc phân tích, so sánh, dự đoán xu hƣớng phát triển.
Phƣơng pháp chủ yếu để thu thập và xử lý thông tin:
- Nguồn thông tin từ phía khách hàng: khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng, ngân hàng yêu cầu khách hàng lập và nộp cho ngân hàng một bộ hồ sơ vay. Qua bộ hồ sơ này ngân hàng có thể thu thập đƣợc khá nhiều thông tin về khách hàng, bao gồm: Thông tin về tƣ cách pháp nhân của khách hàng vay vốn; Thông tin về tình hình tài chính của khách hàng thể hiện qua các báo cáo tài chính của các kỳ ngắn nhất; Thông tin về kế hoạch và chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của khách hàng; Thông tin về hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả nợ vay thể hiện qua phƣơng án sản xuất kinh doanh. Trong các thông tin vừa liệt kê, thông tin về tình hình tài chính của khách hàng và khả
42
năng hoàn trả nợ vay rất quan trọng. Ngoài ra, chuyên viên tín dụng còn có thể khai thác thông tin thông qua: phỏng vấn trực tiếp, thăm quan nhà xƣởng, văn phòng, nói chuyện với ngƣời lao động,...
- Nguồn thông tin từ ngân hàng cho vay: Khi khách hàng đã thực hiện giao dịch với ngân hàng trƣớc đây, nhƣ mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, mở thẻ tín dụng,.. Thì tất cả thông tin của khách hàng đều đƣợc ngân hàng lƣu trữ cẩn thận và thƣờng xuyên bổ xung những thông tin mới. Đây là nguồn thông tin hữu ích cho chuyên viên tín dụng trong quá trình kiểm tra độ tin cậy, tính chính xác thông tin khách hàng cung cấp.
- Nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC: các NHTM có thể thu thập thông tin về doanh nghiệp thông qua hệ thông kết nối với trung tâm CIC rất tiện lợi và nhanh gọn.
- Các nguồn thông tin khác: Ngoài các thông tin kể trên, ngân hàng còn có thể sử dụng một số nguồn thông tin khác. Đó là thông tin từ các ngân hàng khác mà khách hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng. Thông tin từ các tổ chức thông tin chuyên môn nhƣ thông tin từ báo chí, ấn phẩm của cơ quan chính phủ nhƣ niên giám thống kê, báo, tạp chí chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc có quan hệ với khách hàng nhƣ Bộ chủ quản, cơ quan thuế, thanh tra, quản lý thị trƣờng, kiểm toán, hải quan…Và một số thông tin khác tuỳ thuộc vào đặc thù của ngƣời vay.
b.Tiến hành chấm điểm và xếp hạng
Trên cơ sở thông tin thu thập đƣợc, CVTĐTD tiến hành nhập dữ liệu vào các chỉ tiêu của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp để chấm điểm, xếp hạng khách hàng.
Công tác xếp hạng đối với doanh nghiệp đƣợc thể hiện trong mô hình sau:
43
Ngành kinh tế
Quy mô Loại hình doanh nghiệp Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính Tổng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
AAA AA A BBB BB B CCC CC C D
Bƣớc 1: Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, quy mô doanh nghiệp
Hiện nay, Ngân hàng Quân Đội Đăk Lăk đang áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 nhóm ngành/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau
Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động kinh doanh chính của khách hàng. Hoạt động kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 30% doanh thu trở lên và chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng doanh thu hàng năm của khách hàng.
Trƣờng hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhƣng không có ngành nào có doanh thu chiếm tỷ trọng từ 30% trên tổng doanh thu thì cán bộ tín dụng đƣợc quyền chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng có hoạt động để chọn ngành.
Luy ý: Đối với khách hàng có hoạt động kinh doanh biến động liên tục làm thay đổi ngành theo cách xác định trên, thì chuyên viên chọn ngành theo nguyên tắc duy trì 2 năm liên tục ở ngành đó sau mới thay đổi sang ngành khác.
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh trên các ngành nghề khác nhau và đều có đặc trƣng riêng về chu kỳ kinh doanh, triển vọng tăng trƣởng, triển vọng ngành, mức vốn đầu tƣ, kỹ thuật, sản phẩm…Cho nên việc phân loại doanh
44
nghiệp theo từng nhóm ngành nghề là rất cần thiết, nó sẽ giúp cho chuyên viên thẩm định nắm bắt đƣợc đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó, đồng thời qua việc so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, những rủi ro tiềm ẩn trong tƣơng lai, hay xu hƣớng phát triển của sản phẩm….
Cụ thể khách hàng của ngân hàng đƣợc phân theo 4 nhóm ngành kinh tế lớn:
Doanh nghiệp thuộc ngành nông lâm ngƣ nghiệp
Doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng
Doanh nghiệp thuộc ngành thƣơng mại dịch vụ
Doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp đƣợc xác định dựa trên 4 yếu tố, đó là mức vốn chủ sở hữu, số lƣợng lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách. Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, có khả năng cạnh tranh tốt hơn, có thể đa dạng hóa sản phẩm để giảm thiểu rủi ro, nâng cao ƣu thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sản xuất nhỏ lẻ , tiềm lực tài chính kém, sẽ rất khó đứng vững trên thƣơng trƣờng, nhất là trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt từng khách hàng, từng thị trƣờng tiêu thụ một. Vì vậy những doanh nghiệp có quy mô lớn thƣờng đƣợc ngân hàng đánh giá cao hơn và đƣợc hƣởng những chính sách ƣu đãi hơn trong quan hệ tín dụng.
45
Bảng 2.3. Xác định quy mô doanh nghiệp.
STT Chỉ tiêu Cách xác định
1 Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu số 411 - Vốn chủ sở hữu – Trên bảng cân đối kế toán
2 Số lƣợng lao động Là số lƣợng lao động bình quân thực tế trong năm mà doanh nghiệp sử dụng. 3 Doanh thu thuần Chỉ tiêu số 10 – Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 4 Tổng tài sản Chỉ tiêu số 270 - Tổng tài sản – Trên
bảng cân đối kế toán.
Bƣớc 2: Chấm điểm tín dụng dựa trên các chỉ tiêu tài chính và