Giám sát sát sao việc sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng vào

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 79 - 80)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Giám sát sát sao việc sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng vào

công tác cho vay và trích lập dự phòng rủi ro

Lợi thế của MB là đã trang bị cho mình một đội ngũ nhân viên làm công tác tín dụng trẻ, năng động, nhiệt huyết đƣợc trang bị đầy đủ về kiến thức tài chính ngân hàng, đáp ứng đƣợc khả năng công tác trong môi trƣờng hoạt động của Ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, do đa phần là nhân viên trẻ nên kinh nghiệm công tác còn hạn chế, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề, nhất là các vấn đề về quản trị rủi ro còn thiếu chiều sâu. Cách thức tiếp nhận, xử lý công việc phần nhiều vẫn còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào cách làm việc, ý kiến chỉ đạo từ trên xuống; chƣa hình thành đƣợc cách phân tích, đánh giá riêng , chƣa thể hiện đƣợc sự sáng tạo, “phá cách” một cách hiệu quả khi xử lý công việc. Trên bình diện tổng quát thì mặt bằng chung về kinh nghiệm và kiến thức (nhất là khiến thức về việc nhận xét, đánh giá khách hàng) của đội ngũ nhân viên làm công tác tín dụng chƣa thật đồng đều.

Vậy nên để đảm bảo thông tin xếp hạng phục vụ công tác quản lý rủi ro tín dụng đúng với thực tế MB cần có chế độ khảo sát, kiểm tra, đánh giá định

71

kỳ hàng năm trên qui mô lớn về mức độ trung thực, chính xác của các chuyên viên trong việc chấm điểm phân loại khách hàng. Ban hành những qui định khen thƣởng đối với các cá nhân làm tốt công tác chấm điểm, đồng thời xử phạt đối với các hành vi sai phạm thiếu trung thực đối với cá nhân hoặc tập thể vi phạm, thiếu khách quan trong việc chấm điểm khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)