Đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 85 - 87)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4.1.Đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc

Thứ nhất: Để hoạt động thông tin tín dụng ngày càng phát huy đƣợc hiệu quả cao thì CIC cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các tổ chức tín dụng, cũng nhƣ các chi nhánh NHNN nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của thông tin tín dụng, phát huy tác dụng và góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng.

Một số thông tin nhập liệu cho hệ thống định hạng tín dụng nội bộ của MB phải lấy nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nƣớc – CIC. Tuy vậy, thực tế hoạt động tín dụng đã chứng minh việc đặt niềm tin nhiều vào thông tin do CIC cung cấp để đi đến quyết định tín dụng cuối cùng đôi khi lại thiếu an toàn cho món vay, bởi lẽ các thông tin ấy đã lỗi thời, thiếu chính xác. Sự thiếu chính xác của CIC thƣờng thể hiện ở các thông tin sau : số lƣợng các tổ chức tín dụng mà khách hàng đang có quan hệ, dƣ nợ phát sinh quá hạn, số lần cơ cấu nợ, thời gian khách hàng thiết lập và kết thúc quan hệ tín dụng, thông tin về khách hàng, về ngƣời đại diện doanh nghiệp, báo cáo tài chính của khách hàng,… Có thể nói rằng những sai sót này xảy ra là do CIC còn rất thụ động, trông chờ và ỷ lại vào nguồn thông tin từ các ngân hàng thƣơng mại cung cấp, nếu các Ngân hàng thiếu thiện chí hoặc cung cấp sơ sài lấy lệ thì chất lƣợng thông tin hầu nhƣ không đảm bảo độ tin cậy đối với các phán quyết tín dụng. Do vậy, để ngày càng nâng cao chất lƣợng thông tin mà mình cung cấp, trở thành một địa chỉ tin cậy cung cấp thông tin của các doanh nghiệp cho các TCTD, làm cơ sở tham khảo tốt cho hoạt động tín dụng, thiết nghĩ CIC nên :

− Bắt buộc tất cả các tổ chức tín dụng phải cung cấp thông tin khách hàng định kỳ hàng tháng quý cho CIC.

77

− Quy định các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lớn với ngân hàng định kỳ phải gửi báo cáo các thông tin tổng quát về doanh nghiệp mình cho CIC.

− Thông tin khách hàng vay phải đƣợc thu thập toàn diện, đầy đủ và không giới hạn bất kỳ mức vay nào.

− Phân chia và quản lý thông tin khách hàng theo vùng, miền, khu vực cũng nhƣ ngành nghề để dễ tra cứu, tránh đƣợc sự nhầm lẫn, chồng chéo đối với khách hàng có tên, mã số thuế…khá giống nhau.

− Phối hợp chia sẻ thông tin với các cơ quan thuế, thống kê. Xây dựng đội ngũ chuyên viên có chất lƣợng để thực hiện thu thập, xử lý, cập nhật thông tin.

− Liên kết, hợp tác với các định chế tài chính nƣớc ngoài nhằm mở rộng công tác thu thập thông tin liên quan đến các khách hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngòai.

Thứ hai: Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng và ứng dụng công nghệ tin học vào công tác thông tin tín dụng. Nghiên cứu, xây dựng chƣơng trình phần mềm chung báo cáo thông tin từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng cho NHNN. Hiện nay, tuỳ theo việc áp dụng công nghệ của từng TCTD mà có nhiều chƣơng trình báo cáo khác nhau, nên chƣa đảm bảo chuẩn chung và không an toàn chính xác đối với thông tin đầu vào.

Thứ ba: Nâng cấp hoặc trang bị mới các hệ thống máy chủ và thiết bị để đáp ứng yêu cầu của việc tăng trƣởng dữ liệu và cập nhật công nghệ cao phù hợp với xu hƣớng phát triển công nghệ và của ngành.

Thứ tƣ: Cán bộ làm công tác thông tin tín dụng cần đƣợc đào tạo chuyên sâu về tin học và xử lý thông tin, về phân tích hoạt động tài chính, kinh tế… Vì vậy, cần phải có kế hoạch xây dựng phát triển con ngƣời, xây dựng đội ngũ các chuyên gia phân tích đánh giá các hoạt động kinh tế theo

78

ngành, theo lĩnh vực hoạt động khác nhau, tổ chức tập huấn, học hỏi kinh nghiệm. phối hợp các tổ chức thông tin quôc tế, khu vực hội thảo nghiệp vụ, cử cán bộ đi học tập nƣớc ngoài.

Thứ năm: Phải thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc những khó khăn, thuận lợi và nhu cầu thông tin phát sinh hằng ngày của TCTD, chi nhánh TCTD để kịp thời điểu chỉnh, đƣa ra những sản phẩm thông tin thích hợp, đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi thực tế .

Thứ bảy: Phát triển thêm các nhóm sản phẩm về dƣ nợ tín dụng, sản phẩm tín dụng thẻ, tín dụng tiêu dùng, hỗ trợ chấm điểm tín dụng… Cải thiện biểu phí khai thác thông tin, nhằm khuyến khích các TCTD trong việc thực hiện tốt các báo cáo và khai thác nhiều sản phẩm của CIC.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 85 - 87)