8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.4.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc
Hòan thiện văn bản chế độ.
Công tác ban hành các quy định, văn bản quản lý phải mang tính kế thừa, ổn định và phù hợp với thực tiễn Việt Nam cũng nhƣ thông lệ quốc tế : Ở cấp quản lý vĩ mô, các Bộ ngành và các cơ quan quản lý nhà nƣớc nên có cái nhìn bao quát, toàn diện, sâu sát hơn; lƣờng trƣớc đƣợc tác động và đề ra đƣợc giải pháp khắc phục trƣớc khi ban hành các Nghị định, Thông tƣ, Chỉ thị, văn bản, qui định,…có tính chất nhạy cảm, ảnh hƣởng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế trong nƣớc. Trong thực tế nhiều khách hàng đang quan hệ tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại nói chung và MB nói riêng phải chịu những đánh giá định tính rất bất lợi xuất phát từ những rủi ro pháp lý, rủi ro thị trƣờng … không do khách hàng tạo ra.
Quy định Báo cáo tài chính doanh nghiệp phải đƣợc kiểm toán.
Mặt khác, hiệu quả của hệ thống chấm điểm định hạng của MB còn phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của chế độ, chuẩn mực kế toán do Bộ tài chính ban hành cũng nhƣ mức độ tuân thủ pháp luật về kế toán kiểm toán của các
79
doanh nghiệp. Nguồn thông tin tài chính để chấm điểm định hạng khách hàng chủ yếu đƣợc căn cứ vào báo cáo tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, mức độ tuân thủ chế độ kế toán, độ chính xác, trung thực của số liệu… của khách hàng lại chịu sự tác động từ các chính sách, các qui định,… do các Cơ quan quản lý chi phối. Sự thay đổi về bảng biểu, mẫu biểu kế toán do Bộ tài chính (hoặc Cơ quan thuế) cũng có thể ảnh hƣởng đến cấu trúc nhập liệu của hệ thống định hạng mà MB đang áp dụng.
Từ những nhận định nêu trên để kết quả chấm điểm của hệ thống định hạng có cơ sở hoàn thiện hơn nữa thì hệ thống kế toán cần phải đƣợc các cơ quan quản lý ban hành qui định chế độ kế toán phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Các quy định về kế toán thống kê cần phải có tính thống nhất, công bằng và ổn định trong khoảng thời gian nhất định. Có nhƣ vậy thì việc thống kê, tính toán các chỉ số trung bình ngành mới thuận lợi, căn cứ để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính mới thực sự thêm phần tin cậy, giúp cho việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng có thể thực hiện đƣợc dễ dàng và nâng cao chất lƣợng của kết quả định hạng.
Tăng cƣờng kiểm tra giám sátviệc thực hiện nghiêm túc các chế độ báo cáo tài chính.
Bên cạnh đó các Cơ quan quản lý có chức năng cũng cần tăng cƣờng kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về kế toán kiểm tóan của các doanh nghiệp. Hiện nay, Luật kế tóan thống kê và chuẩn mực kế toán cũng đã đƣợc ban hành và ngày càng hoàn thiện, nhƣng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nhiều doanh nghiệp không chấp hành, hoặc chấp hành không đúng theo Luật định. Một trong số những nguyên nhân vừa nêu xuất phát từ việc kiểm tra xử lý các trƣờng hợp vi phạm của các Cơ quan quản lý chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, rạch ròi và nghiêm khắc. Vì vậy, để doanh nghiệp chấp hành chế độ kế toán thống kê nghiêm chỉnh, đảm bảo nguồn cung cấp thông tin chính xác thì
80
công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng cần phải thƣờng xuyên liên tục hơn, cũng nhƣ các biện pháp xử lý vi phạm cần đƣợc thực hiện nghiêm minh. Nếu các Cơ quan quản lý (và cả doanh nghiệp) nhận thức và thực hiện đƣợc các vấn đề nêu trên thì chắc rằng chất lƣợng dự báo của hệ thống chấm điểm định hạng mà MB đang áp dụng sẽ đƣợc cải thiện nhiều.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Dựa trên căn cứ nghiên cứu thực trạng công tác XHTD tại chi nhánh NH TMCP Quân Đội Đăk Lăk kết hợp với những định hƣớng của ngân hàng về hoạt động kinh doanh nói chung và công tác XHTD nói riêng trong thời gian tới, khóa luận đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác XHTD. Đồng thời khóa luận cũng đã đƣa ra những kiến nghị đề xuất với các cơ quan quản lý vĩ mô nhằm tạo ra một môi trƣờng đồng bộ, góp phần tạo điều kiện cho NH TMCP Quân Đội hoàn thiện thành công công tác XHTD của mình
80
KẾT LUẬN
Với thực tế hiện nay thì việc nâng cao chất lƣợng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng càng là nhân tố sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay, hòa cùng làn sóng hội nhập mạnh mẽ, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của các NHTM thì việc xây dựng triển khai hệ thống XHTD là yêu cầu tất yếu. Thực tế đã cho thấy rằng, tuy mới đƣợc thiết lập không lâu nhƣng hoạt động XHTD đã thực sự đem lại hiệu quả, góp phần đắc lực giúp các NH mở rộng tín dụng song song với nâng cao công tác quản trị rủi ro.
Tuy nhiên, vấn đề chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là vấn đề có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành và nhiều lĩnh vực. Mặt khác, khó khăn còn tồn tại là do việc hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp còn chƣa thống nhất toàn ngành ngân hàng, thực tế thì mỗi ngân hàng tự xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp riêng.
Ngân hàng TMCP Quân Đội là một trong năm ngân hàng TMCP dẫn dầu trong toàn hệ thống hiện nay. Đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ đó không khó tránh khỏi những sau lầm và rủi ro sẽ gặp phải. Trong quá trình làm việc tại chi nhánh NH TMCP Quân Đội chi nhánh Đăk Lăk đã giúp em hiểu sâu sắc hơn về hoạt động XHTD, nhận thấy đƣợc những mảng sáng tích cực. Song bên cạnh đó cũng còn tồn tại cần khắc phục. Do vậy em đã thực hiện đề tài này với mong muốn tìm ra những nguyên nhân căn bản từ đó đƣa ra các giải pháp kiến nghị phù hợp nhằm xóa đi những mảng tối tồn tại. Hy vọng khóa luận có thể đóng góp một phần nhỏ bé giúp nâng cao cải thiện chất lƣợng hiệu quả của hoạt động XHTD doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đăk Lăk...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Nguyễn Thị Ngọc Anh (2011), “Giải pháp hoàn thiện Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tai Tổng công ty Cổ Phần Dầu Khí Việt Nam (PVFC),
luận văn thạc sĩ Tài Chính – Ngân hàng, trƣờng Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
[2] Đoàn Quốc Chinh (2010), Hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Vietcomnbank, luận văn thạc sĩ kinh tế, trƣờng Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
[3] Frederic S. Mishkin, 2001, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Bản dịch, Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật.
[4] Trần Thị Thúy Hà (2011), Nghiên cứu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
[5] Đỗ Trọng Hoài (2007), Phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, luận văn thạc sĩ Tài Chính – Ngân Hàng, trƣờng Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh.
[6] Khoa Khoa Học Kinh Tế (2010), “Xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam – Thực trạng và Giải Pháp”, công trình Nghiên cứu Khoa Học Nhà Kinh Tế Trẻ, trƣờng Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
[7] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
[8] Ngân hàng Quân Đội, Quy định số 1346/QĐ-NHQĐ-HS ngày 28/04/2008 V/v ban hành Hệ Thống Xếp Hạng Tín Dụng Nội Bộ của Tổng giám Đốc TMCP Quân Đội, Sổ tay hƣớng dẫn chấm điểm.
[9] Ngân hàng Quân Đội, Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân Đội năm 2012; Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân Đội năm 2013; Ngân hàng Quân Đội năm 2014.
[10] Ngân hàng Quân Đội Đắk Lắk, Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Quân Đội Đắk Lắk năm 2012; Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Quân Đội Đắk Lắk năm 2013; Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Quân Đội Đắk Lắk năm 2014.
[11] Peter S. Rose, 2001, Quản trị ngân hàng thương mại, Bản dịch, Hà Nội: NXB Tài Chính.
Tiếng Anh
[12] Altman, 2003. The use of Credit scoring Models and the Importance of a Credit Culture. New York University.
Trang web
http://www.vdb.gov.vn http://crvietnam.com
http://tinnhanhchungkhoan.vn http://www.vnba.org.vn