Đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 68 - 76)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3Đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tạ

tại Ngân Hàng Quân Đội Đăk Lăk

Bảng 2.8 Cơ cấu dƣ nợ quá hạn doanh nghiệp giai đoạn 2012 – 2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng dƣ nợ 286,220 368,480 523,910 Nợ đủ tiêu chuẩn 283,636 347,610 511,536 Nợ cần chú ý 0 0

Nợ dƣới tiêu chuẩn 0 6,509 Nợ nghi ngờ 2,584 8,237 12,374

Nợ không thu hồi đƣợc 0 6,124

Tổng nợ xấu 2,584 20,870 12,374

(Nguồn: Phòng Quản Lý Rủi Ro – Ngân hàng Quân Đội)

Từ bảng trên, có thể thấy:

- Dƣ nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh trong năm 2013, chỉ từ 2,5 tỷ đồng lên đến 20,87 tỷ đồng và sau đó giảm còn 12,374 tỷ đồng vào năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu đã vƣợt quá ngƣỡng cho phép của NHNN.

- Không những tăng mạnh về số lƣợng mà vấn đề còn nằm ở chất lƣợng khi các khoản nợ xấu chủ yếu nằm ở các nhóm nghi ngờ và không thu hồi đƣợc.

a. Những mặt tích cực của công tác xếp hạng tín dụng

Theo Quyết định số 8738/NHNN-CNH của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng Quân đội là ngân hàng cổ phần đầu tiên đƣợc chấp thuận

60

thực hiện chính sách dự phòng rủi ro theo Điều 7, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Và với quyết định trên, MB sẽ đƣợc lấy kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm cơ sở để thực hiện chính sách dự phòng rủi ro tín dụng; tạo thuận lợi cho ngân hàng này trong việc hoạch định và thực thi chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng và chính sách khách hàng để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.

Trƣớc đó, MB đã chủ động triển khai nghiên cứu áp dụng quy chế phân loại khách hàng từ năm 2005. Ngân hàng này tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện quy chế trên thành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, gần với thông lệ quốc tế và áp dụng thử nghiệm trong toàn hệ thống.

Vì thế, chi nhánh Đăk Lăk dù mới thành lập nhƣng đã áp dụng chính xác theo quy chuẩn hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Quân Đội ngay từ đầu. Nhờ đó, chi nhánh Đăk Lăk đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể sau đây:

Một là: Cơ sở dữ liệu đƣợc kết nối giữa trụ sở chính và các chi nhánh, phòng giao dịch, giúp cho quá trình cung cấp thông tin đầu vào nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, kịp thời.

Hai là: Giúp cho công tác xử lý dữ liệu nhanh, chuẩn xác và tiết kiệm thời gian, lao động.

Ba là: Giúp ngân hàng xây dựng đƣợc kho dữ liệu thông tin trong hệ thống để tổng hợp, giám sát hoạt động cho vay trong ngân hàng.

Bốn là: Việc chấm điểm tín dụng đƣợc tíên hành theo từng quý, nhƣ vậy sự thay đổi của doanh nghiệp về hoạt động kinh doanh cũng nhƣ tình hình tài chính đƣợc cập nhật liên tục, giúp CBTD theo dõi sát sao khách hàng hơn.

Năm là: Dựa vào kết quả chấm điểm - xếp hạng khách hàng, chuyên viên tín dụng có quyết định tín dụng đúng đắn, để từ đó ngân

61

hàng có biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng phù hợp với từng khách hàng, phục vụ cho việc báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế.

Sáu là: Hệ thống sẽ giúp ngân hàng đánh giá chất lƣợng của toàn bộ danh mục tín dụng; xác định một cách hợp lý, chính xác tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế; phân tích đƣợc rủi ro và lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển chiến lƣợc marketing nhằm hƣớng tới khách hàng có ít rủi ro hơn để có thể xây dựng danh mục tín dụng có chất lƣợng cao.

Bảy là: Giúp giảm bớt sự phụ thuộc nặng nề của ngân hàng vào ký quỹ, bằng việc đánh giá chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trẻ trong tình trạng thiếu báo cáo thống kê về kinh doanh và các yêu cầu đảm bảo tín dụng khác.

b. Những hạn chế còn gặp phải của công tác xếp hạng tín dụng

Công tác thu thập thông tin từ khách hàng

Nhìn chung công tác thu thập thông tin tài chính, phi tài chính tại MB Đăk Lăk còn gặp nhiều khó khăn.

Về phía khách hàng: hiện nay, khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công tác kế toán còn chƣa đƣợc chú trọng, có tình trạng khác biệt giữa báo cáo kế toán nội bộ và báo cáo thuế, thông tin trong báo cáo tài chính còn không đƣợc chính xác… dẫn đến việc chuyên viên gặp nhiều khó khăn trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng. Báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp cũng chỉ đạt mức độ tƣơng đối. Do vậy, nếu đƣa Báo cáo tài chính vào chấm điểm xếp hạng, Ngân hàng cũng đã mặc nhiên chấp nhận tính tƣơng đối trong việc phân loại khách hàng.

Về phía đội ngũ nhân sự: hiện nay kết quả đánh giá xếp hạng doanh nghiệp tại MB Đăk Lăk chịu ảnh hƣởng rất lớn từ phía chuyên viên thực hiện.

62

Kết quả xếp hạng doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực, trình độ và kinh nghiệm của ngƣời đánh giá. Tuy nhiên, hầu hết chuyên viên chƣa đƣợc trang bị kiến thức về đánh giá xếp hạng tín dụng một cách đầy đủ, toàn diện và chính quy. Mặc dù, phần lớn chuyên viên đã đƣợc đào tạo và đã có kinh nghiệp về phân tích tín dụng. Cách nhìn nhận và đánh giá rủi ro của mỗi chuyên viên thẩm định rất khác nhau do chƣa hình thành đƣợc văn hóa ứng xử với rủi ro trong ngân hàng. Kết quả xếp hạng vì vậy sẽ thiếu độ chính xác do ảnh hƣởng bởi yếu tố chủ quan của ngƣời đánh giá.

Thực tế tại các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, cũng nhƣ tại các ngân hàng TMCP khác thì trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng không đồng đều. Các bộ phận tín dụng và thẩm định thƣờng xuyên có sự biến động nhân sự, do việc tuyển dụng, bổ nhiệm trả lƣơng còn bất cập. Nhiều chuyên viên tín dụng giỏi nhiều kinh nghiệm chuyển sang các ngân hàng cổ phần, ngân hàng nƣớc ngoài. Số chuyên viên tín dụng hiện đang làm việc hầu hết là cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn, nhƣng thiếu kinh nghiệm nên kỹ năng phân tích, đánh giá xếp hạng khách hàng còn rất hạn chế.

Công tác chấm điểm và xếp hạng và phân loại nợ

Số lƣợng các doanh nghiệp đƣợc xếp hạng tại chi nhánh tƣơng đối nhiều so với số lƣợng CVTĐTD tại chi nhánh hiện nay là một cá nhân dành riêng cho xếp hạng 35 khách hàng doanh nghiệp (năm 2014).

Quy trình chấm điểm XHTD còn gặp hạn chế ở việc hệ thống các chỉ tiêu còn nhiều bất cập, việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính khó đo lƣờng chính xác và phụ thuộc vào quan điểm của CVTĐTD.

+ Đối với các chỉ tiêu tài chính (chiếm tỷ trọng 30% tổng điểm): nhìn chung các nhóm chỉ số thuộc về chỉ tiêu tài chính có tỷ trọng điểm tƣơng đối phù hợp, phản ảnh đƣợc, toàn diện các thông tin về tình hình tài chính theo báo cáo của khách hàng; tuy nhiên, trong từng nhóm chỉ tiêu tỷ trọng phân

63

chia điểm số giữa các chỉ tiêu vẫn chƣa thật sự thuyết phục, còn mang tính “đổ đồng”, bình quân một cách chung chung và chƣa thể hiện đƣợc tính đặc thù trong hoạt động của từng loại hình khách hàng doanh nghiệp, ngành nghề…chẳng hạn hàng tồn kho của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khác với doanh nghiệp thƣơng mại hàng hoá thuần tuý. Do vậy, tính chất, tầm ảnh hƣởng của chỉ số thanh khoản của hai khách hàng này không thể giống nhau; hoặc doanh nghiệp có vốn, tài sản lớn không thể so sánh các giá trị tƣơng đối với các doanh ngiệp có qui mô vốn và tài sản nhỏ hơn gấp nhiều lần do vậy các chỉ tiêu thu nhập và chỉ tiêu đòn bẩy không thể “đổ đồng” hoặc bình quân nhƣ nhau.

+ Không nhập các thông tin khác (nhƣ: dƣ nợ trung, dài hạn đến hạn trả; khấu hao dự kiến năm kế hoạch; lợi nhuận dự kiến năm kế hoạch; dƣ nợ bình quân của khách hàng trong 12 tháng qua,…). Khi không nhập các thông tin này, chƣơng trình sẽ tự động để các giá trị này bằng 0, do đó các chỉ tiêu phi tài chính khả năng trả nợ gốc (trung và dài hạn), và tỷ trọng doanh số chuyển qua ngân hàng trong tổng doanh thu (trong 12 tháng qua) so với tỷ trọng tài trợ vốn của ngân hàng trong tổng số vốn đƣợc tài trợ của doanh nghiêp sẽ đạt điểm cao nhất. Do đó, thông tin phi tài chính của các khách hàng cũng bị ảnh hƣởng đáng kể về điểm số từ việc nhập thiếu các thông tin này. Dƣới góc độ tổng quát thì hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính khó có thể đạt đƣợc mức chính xác minh bạch rõ ràng một cách tuyệt đối bởi lẽ đây là các tiêu chí phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan.

+ Về yếu tố tài sản đảm bảo hệ thống định hạng hầu nhƣ không đề cập đến khả năng đảm bảo nợ vay của tài sản trong khi trong hoạt động thực tế hiện nay MB đang chú trọng tập trung vào việc nâng cao tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo.

64

Công tác sử dụng kết quả chấm điểm, xây dựng chính sách khách hàng

Hiện nay việc kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam chủ yếu xuất phát từ tinh thần tự nguyện, chủ động từ doanh nghiệp (có hay không có kiểm toán cũng không quan trọng nhiều); đồng thời do yêu cầu kế hoạch, chỉ tiêu, áp lực kinh doanh từ Hội Sở phân bổ cho các Chi nhánh, chắc chắn có thể một số chỉ tiêu cả phi tài chính lẫn tài chính trong chƣơng trình định hạng đối với một số khách hàng (thƣờng là khách hàng V.I.P) sẽ đƣợc các Chi nhánh can thiệp, điều chỉnh một cách có chủ đích nhằm đảm bảo chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh đƣợc giao.

Công tác kiểm tra, cập nhập kết quả công tác xếp hạng

Hiện nay công tác xếp hạng tín dụng tại chi nhánh đƣợc thực hiện định kỳ hai lần một năm và hàng quý, chƣa có những lần xếp hạng khi doanh nghiệp phát sinh tăng nhu cầu vay vốn hoặc có sự biến động, thay đổi thông tin trong hoạt động kinh doanh. Dẫn đến việc thông tin chƣa đƣợc cập nhập chính xác ngay lập tức, gây khó khăn trong quá trình theo dõi tình hình kinh doanh và vay vốn của doanh nghiệp.

65

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong Chƣơng 2, luận văn tập trung phân tích phƣơng thức và quy trình XHTD tại MB Đăk Lăk theo từng hệ thống chỉ tiêu nhƣ: chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính .Đánh giá thực trạng của hoạt động XHTD trong giai đoạn 2012-2014. Sau đó, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác XHTD và các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trƣờng đặc trƣng tại địa phƣơng. Từ đó có thể đề xuất ra những giải pháp phù hợp ở chƣơng 3.

66

CHƢƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI –

CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam đều đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nên họ không có đƣợc những hệ thống tốt về công nghệ, quản lý nhân lực … Đặc biệt, theo thống kê, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chiếm tới gần 96% tổng số doanh nghiệp trong cả nƣớc, đóng góp 25% GDP và thu hút một lực lƣợng lao động đáng kể, tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác những tiềm năng trong dân chúng. Đội ngũ này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các DNV&N đang chật vật đi lên bởi thiếu vốn, máy móc thiết bị lạc hậu, công nghệ hạn chế, … Bản thân đội ngũ doanh nghiệp vừa và nhỏ có số vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thế chấp cầm cố, không có ngƣời bảo lãnh, cũng không lập đƣợc phƣơng án kinh doanh có đủ sức thuyết phục. Báo cáo tài chính hầu hết không đủ độ tin cậy, do vậy rất khó tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng. Số doanh nghiệp đƣợc vay từ nguồn vốn chính thức (ngân hàng) rất hạn chế bởi một phần do bản thân doanh nghiệp và một phần do các định chế từ phía ngân hàng nói chung và Ngân hàng Quân Đội nói riêng. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp sẽ tạo ra cái nhìn khách quan hơn, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng hơn. Sau đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Ngân hàng Quân Đội Chi Nhánh Đăk Lăk.

67

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 68 - 76)