Giải pháp đối với khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá Thứ nhất: Cần xác định cơ cấu tham gia thực hiện chương trình

Một phần của tài liệu giảm nghèo theo hướng bền vững ở việt nam (Trang 84 - 90)

1 Miền núi Đông Bắc 2.028.659 664.878 33 2Miền núi Tây Bắc504.43426

3.3.4.Giải pháp đối với khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá Thứ nhất: Cần xác định cơ cấu tham gia thực hiện chương trình

Thứ nhất: Cần xác định cơ cấu tham gia thực hiện chương trình

giảm nghèo.

Trong thời gian tới Chính phủ đã thống nhất quản lý, chỉ đạo điều hành chương trình giảm nghèo. Thủ tướng thành lập Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo do Phó thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, thành viên là lãnh đạo 20 Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương, các tổ chức kinh tế, xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ y tế, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các phương tiện thông tin đại chúng…) với chức năng nhiệm vụ được quy định rõ ràng tại Nghị quyết 80/NQ-CP - Nghị quyết về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

Tiếp tục thực hiện phân cấp, mở rộng quyền chủ động cho các địa phương, cơ sở trong việc xác định thứ tự ưu tiên các chương trình, dự án; giao cho các địa phương quản lý và xây dựng các dự án phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương, trên cơ sở phương hướng, mục tiêu và quy hoạch đã được Nhà nước phê duyệt và yêu cầu các địa phương bảo đảm đạt hiệu quả cao, tránh các rủi ro. Tăng cường vai trò, trách nhiệm và năng lực quản lý của địa phương trong việc bố trí các nguồn lực, triển khai thực hiện các dự án nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Có các tiêu chí rõ ràng về phân bổ ngân sách và về lập thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư công cộng địa phương. Tạo quyền chủ động hơn nữa cho cấp xã, huyện trong việc xây dựng Quỹ phát triển cộng đồng, Quỹ cứu trợ xã hội,...

Thứ hai: Phải có quy trình thực hiện

Việc triển khai cụ thể công việc các Chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo rất phức tạp có thể dẫn tới sự chồng chéo trong nhiệm vụ, chức năng giữa các bộ phận làm giảm hiệu quả của công tác hoạt động. Vì vậy, cần

có quy trình thực hiện chung cho tất cả các chương trình, dự án, cho các địa phương… trên cơ sở đó sẽ linh hoạt vận dụng: Đầu tiên phải tuyên truyền sâu rộng chương trình, chính sách về giảm nghèo và các mô hình giảm nghèo ở các vùng, các địa phương để người nghèo nắm bắt đầy đủ về nội dung của chương trình, dự án, chính sách, từ đó họ hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của họ; tiếp theo tổ chức huy động, tập trung nguồn lực; nâng cao năng lực và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc triển khai chiến lược và chương trình giảm nghèo - đó là việc công khai hóa các chương trình, dự án, nhất là về nguồn tài chính, các chế độ liên quan đến lợi ích của người nghèo; xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; thực hiện cơ chế lồng ghép để tạo thêm nguồn lực và hoạt động có hiệu quả.

Thứ ba: Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các chương

trình, dự án và chính sách giảm nghèo.

Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện ở tất cả các cấp. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng và người dân trong hoạt động giám sát việc thực hiện chương trình. Công tác này được tiến hành bằng cách thiết lập hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá hàng năm và định kỳ cho các cấp tùy theo đặc điểm của từng chương trình, dự án và đối tượng tác động. Cần lưu ý không thể lấy tất cả các mục đích, chỉ tiêu, mục tiêu từ các chương trình giảm nghèo để đưa vào kế hoạch của các địa phương. Do nguồn lực có hạn nên việc lựa chọn các chỉ tiêu thích hợp sẽ nâng cao tính khả thi đồng thời giảm gánh nặng cho các địa phương. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo dõi đánh giá được sẽ là cơ sở để hoàn thiện các chính sách đã có cũng như hoạch định chính sách mới, điều chỉnh tổ chức thực hiện và đưa ra biện pháp kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.

Trên đây là các nhóm giải pháp cơ bản nhằm tác động một cách toàn diện nhất đến công tác giảm nghèo nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Thực hiện đồng bộ và hiệu quả nhóm giải pháp này sẽ nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Cho đến nay, các chính sách, chương trình giảm nghèo được ban hành và tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước đã được hơn 10 năm. Nhiều chính sách đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần làm nên những “kỳ tích” trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong quá trình đó, tuỳ theo bối cảnh, tình hình, mà Chính phủ cũng liên tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và ban hành mới thêm nhiều chính sách, chương trình, dự án đặc thù nhằm tác động đến người nghèo, địa phương nghèo theo nhiều hướng khác nhau. Đến nay, ngoài các chương trình tác động trực tiếp đến công cuộc giảm nghèo mang tính chất đặc thù như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ… còn rất nhiều các chính sách, chế độ khác có mục tiêu gián tiếp, tác động đến đời sống, điều kiện, cơ sở vật chất và khả năng phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo của người dân. Do đó, công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành quả to lớn. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo như: kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; các chính sách thực hiện dàn trải trên nhiều lĩnh vực, lại được quản lý, điều hành bởi nhiều cơ quan, ngành, cấp khác nhau cũng dẫn đến sự trùng lắp trong đầu tư, tính thiết thực không cao, gây thất thoát, lãng phí trong khi sự “hưởng lợi” của người dân còn hạn chế, không bình đẳng giữa các vùng, miền, khu vực địa lý cũng như với các nhóm đồng bào dân tộc.

Vì vậy, trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao tính bền vững của công cuộc giảm nghèo ở nước ta cần xây dựng, hoàn thiện, mở rộng chính sách hiện hành đối với người nghèo sao cho hướng trực tiếp vào các vấn đề: nâng cao năng lực người nghèo; tạo cơ hội bình đẳng cho người nghèo trong tiếp

cận với các dịch vụ xã hội xã hội cơ bản; trợ giúp đột xuất khi gặp thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu, theo đúng các quan điểm đã đề cập trong phần quan niệm về giảm nghèo bền vững ở chương. Cùng với đó, cũng nên đổi mới cách tiếp cận, trong hỗ trợ giảm nghèo, trước hết là về quan niệm cũng như nhận thức về thế nào là giảm nghèo bền vững, sau đó là việc xem xét lại một số chính sách như hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng các xã nghèo, đầu tư đường xá, giao thông, hạ tầng... và coi đây là trách nhiệm của Nhà nước chứ không phải là một khoản mang tính “xin - cho” như hiện nay.

Về lâu dài cần tách các chính sách, chương trình thuộc hệ thống an sinh xã hội thành chính sách trợ giúp thường xuyên của nhà nước theo hướng phổ cập toàn dân. Trong khi chưa tách được các chính sách thuộc hệ thống an sinh xã hội ra khỏi chương trình phát triển kinh tế và giảm nghèo theo hướng nêu trên (như chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, dạy nghề) thì trước mắt cần đổi mới cơ chế, chính sách trợ giúp giáo dục, dạy nghề theo hướng linh hoạt hơn, bảo đảm cho người nghèo dân tộc thiểu số tiếp cận các dịch vụ giáo dục, dạy nghề, y tế bình đẳng hơn và ngày càng chất lượng hơn; xu hướng chung của cơ chế này mà nhiều quốc gia đã áp dụng thành công là trợ cấp mang tính phổ cập cho các khoản học phí và các chi phí hợp lý khác; Nhà nước mua dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục và dạy nghề, cho người nghèo thông qua việc trợ cấp trực tiếp cho người học hoặc chuyển kinh phí trả trực tiếp cho các cơ sở cung cấp dịch vụ, người nghèo có quyền lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ có chất lượng cho họ, chỉ có như vậy các hoạt động cung cấp dịch vụ sẽ phải cạnh tranh và chất lượng cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn.

Hiện tại, trong bối cảnh lạm phát có xu hướng tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng triệu hộ nghèo. Để ngăn chặn lạm phát, một mặt, Chính phủ đang nỗ lực sử dụng hàng loạt các giải pháp kinh tế nhằm kìm hãm lạm phát và những tác động tiêu cực đến đời sống người dân nói chung và người nghèo nói riêng, mặt khác, Chính phủ cũng đã thể hiện cam

kết tiếp tục xây dựng và triển khai thêm các những chính sách an sinh xã hội, chính sách, chương trình giảm nghèo đặc thù cho các địa phương nghèo nhất cả nước cùng với việc xem xét điều chỉnh chuẩn nghèo. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất trong việc xây dựng và triển khai chính sách, chương trình giảm nghèo vẫn là những vấn đề thuộc về cách tiếp cận và cơ chế thực hiện để chính sách và chương trình giảm nghèo đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả cao.

Với những nghiên cứu, đánh giá về tình hình giảm nghèo của Việt Nam, việc rút ra những nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở quan điểm và những dự báo xu hướng của công cuộc giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian tới, tác giả luận văn mạnh dạn đưa ra những giải pháp cơ bản mang tính khuyến nghị nhằm thực hiện công tác giảm nghèo trong thời gian tới đạt hiệu quả cao và đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu giảm nghèo theo hướng bền vững ở việt nam (Trang 84 - 90)