Những kết quả tích cực và nguyên nhân

Một phần của tài liệu giảm nghèo theo hướng bền vững ở việt nam (Trang 49 - 50)

2.2.1.1. Thành tựu xóa đói giảm nghèo từ năm 1998 đến nay

Từ năm 1993 khi phong trào xóa đói giảm nghèo bắt đầu được thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo của chúng ta rất cao, tuy nhiên bằng sự nỗ lực và quyết tâm thoát nghèo của toàn dân Việt Nam đã đạt những kết quả đáng ghi nhận trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 37,4% năm 1998. Giai đoạn 1998 - 2000, chính sách giảm nghèo đã được thực hiện như một chính sách trong hệ thống chính sách xã hội của quốc gia, làm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo cả nước vào năm 2000 còn 10%.

Trong giai đoạn 2001- 2005, cùng với tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, hàng loạt các chính sách XĐGN được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương với đa nguồn kinh phí, đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là khu vực miền núi, hải đảo. Những nỗ lực trên đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ nghèo đói của cả nước giảm xuống còn dưới 7% vào năm 2005 (tính theo chuẩn của giai đoạn 2001- 2005); bình quân mỗi năm giảm được 34 vạn hộ. Hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trước 1 năm so với kế hoạch đề ra. Như vậy sau 5 năm tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống đáng kể từ 17,2% năm 2000 xuống còn gần 7% năm 2005.

Bộ mặt các xã nghèo, xã ĐBKK đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển sản xuất hàng hoá. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo được nâng cao, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc ở miền núi và phụ nữ, cụ thể: Thu nhập bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng khoảng 1,45 lần vào năm 2005. Chi tiêu bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 là 121.000 đồng/người/tháng và tăng 8-9%/năm trong giai đoạn 2002-2005. Những kết quả đó đã góp phần tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội đối với công tác xóa đói giảm nghèo.

Phát huy kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2001-2005, Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo và Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006- 2010 (gọi chung là các chương trình giảm nghèo) tiếp tục được thực hiện với chuẩn nghèo mới (200.000đồng/người/tháng với khu vực nông thôn; 260.000đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị). Theo chuẩn này, tỷ lệ hộ nghèo cả nước tính tại thời điểm cuối năm 2005, cụ thể như bảng sau:

Bảng 2.3. Tỷ lệ hộ nghèo các vùng năm 2005 theo chuẩn giai đoạn 2006-2010

TT Vùng Tổng số hộ (hộ) Số hộ nghèo

(hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%)

1 Miền núi Đông Bắc 2.028.659 664.878 332 Miền núi Tây Bắc 504.434 211686 42

Một phần của tài liệu giảm nghèo theo hướng bền vững ở việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w