Nhóm giải pháp đối với các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù

Một phần của tài liệu giảm nghèo theo hướng bền vững ở việt nam (Trang 79 - 84)

1 Miền núi Đông Bắc 2.028.659 664.878 33 2Miền núi Tây Bắc504.43426

3.3.3.Nhóm giải pháp đối với các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù

hỗ trợ giảm nghèo đặc thù

Bên cạnh những giải pháp nhằm thực hiện giảm nghèo nói trên, cần phát huy vai trò của những chính sách giảm nghèo mang tính chất đặc thù, đây là những chính sách đã và đang tác động trực tiếp đến những hộ nghèo, xã nghèo và huyện nghèo nhất trên cả nước. Vì vậy, thực hiện hiệu quả những

chính sách này sẽ giảm nghèo nhanh bền vững đối với những nơi nghèo nhất, đồng thời làm giảm tỷ lệ nghèo chung của cả nước.

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.

- Đối với chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo tinh thần Nghị quyết cần được tiếp tục thực hiện với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi, doanh nghiệp, quỹ vì người nghèo của các địa phương, của dòng họ… phát huy kết quả của chính sách này đã đạt được, hết năm 2010 đã hoàn thành kế hoạch hỗ trợ nhà ở trên các huyện nghèo đạt 95,5%.

- Triển khai giúp đỡ huyện nghèo của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp. Đây là một nguồn lực quan trọng cần phải được khai thác hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, khuyến khích, vận động các daonh nghiệp cam kết hỗ trợ lâu dài đối với các huyện nghèo, đặc biệt là trợ giúp về vốn để phát triển kinh tế - xã hội.

- Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ bao gồm: chính sách khuyến công, chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn 62 huyện nghèo, chính sách hỗ trợ thông qua khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất, chính sách hỗ trợ sản xuất và chính sách xuất khẩu lao động. Chính sách này đã và đang được thực hiện rất tốt trong hơn hai năm qua ví dụ trong năm 2009-2010 đã có 17 đề án kinh phí khuyến công quốc gia trị giá hơn 2 tỷ đồng được phê duyệt. Cho vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn là 1527 tỷ đồng, vay trồng rừng là 37 tỷ đồng, vay để xuất khẩu lao động là 143 tỷ đồng… Đối với hỗ trợ sản xuất, đã thực hiệnkhai hoang, tạo nương cố định là 797ha, tạo ruộng bậc thang 559 ha… đến hết 2010 có khoảng 6600 lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu và bước đầu có thu nhập ổn định.

- Đối với chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề và nâng cao dân trí theo Nghị quyết 30a cần tiếp tục: Mở rộng trường dân tộc nội trú, trung tâm dạy nghề huyện; tăng kinh phí trợ cấp cho học sinh dân tộc ngoại trú cũng như trợ cấp cho giáo viên công tác ở các huyện nghèo; tăng cường tập huấn cho cán bộ thôn bản, xã về việc thực hiện Nghị quyết; đào tạo nghề cho lao động nghèo để tham gia lao động tại chỗ hoặc xuất khẩu lao động.

- Đối với chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng ở các thôn, bản, xã và huyện nghèo. Cần tiếp tục bố trí vốn để đầu tư hiệu quả cho việc xây dựng trường trung học phổ thông, trường dân tộc nội trú huyện, trung tâm dạy nghề tổng hợp, bệnh viện huyện hoặc bệnh viện khu vực, công trình thủy lợi, đường lien xã… Ở cấp xã cần triển khai xâ dựng, nâng cấp trạm y tế xã, đường liên thôn, công trình nước sinh hoạt, xử lý rác thải…

- Đối với cán bộ cho các huyện nghèo trong Nghị quyết cần thực hiện theo biện pháp luân chuyển cán bộ tỉnh, huyện về tăng cường cho cán bộ xã, nắm giữ những vị trí chủ chốt. Bên cạnh đó có những chính sách thu hút trí thức trẻ, có năng lực, tâm huyết về giúp xã triển khai các chính sách đặc thù như đề án tuyển chọn 600 trí thức trẻ về làm Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tại 62 huyện nghèo của Bộ Nội vụ.

Thứ hai: Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình 135 giai

đoạn III - Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

- Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

- Về phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập. Phấn đấu hầu hết các xã có đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy trở lên) từ trung tâm xã đến

tất cả thôn, bản; có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất cho diện tích đất trồng lúa nước; 100% xã có đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; đa số thôn, bản có điện ở cụm dân cư; giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn.

- Về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Phấn đấu trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên 80% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt; kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí.

- Về phát triển nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã và trưởng thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn.

Chương trình cần thực hiện ở tất cả các tỉnh miền núi, vùng cao; vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Nam Bộ, đối tượng của Chương trình là các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới, vùng an toàn khu và các thôn, buôn, làng, bản, xóm, ấp... (gọi tắt là thôn, bản) đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II. Đồng thời xét đưa vào diện đầu tư Chương trình đối với các xã chưa hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; xét bổ sung đối với các xã đặc biệt khó khăn và thôn, bản đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II theo quy định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và đưa vào diện đầu tư.

Đặc biệt quan tâm đến 4 mục tiêu chưa đạt được trong số 9 mục tiêu của Chương trình 135 giai đoạn II là: Nâng tỉ lệ xã có công trình thủy lợi nhỏ

bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất; Tỉ lệ học sinh tiểu học trong độ tuổi đến trường ở các xã, thôn bản ĐBKK; Xã có điện đến trung tâm xã; Tỉ lệ hộ có đủ nước sinh hoạt.

Thứ ba: Các chương trình giảm nghèo đặc thù khác

Bên cạnh hai Chương trình giảm nghèo đặc thù trên trong giai đoạn 2011 - 2020 cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo cho các giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020. Đồng thời thực hiện các Chương trình, dự án sử dụng trái phiếu chính phủ, vốn đầu tư gián tiếp và các chương trình, chính sách khác như: hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói, giảm nghèo; góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội tại các địa phương (Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg); Chính sách cho vay vốn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất, ổn định đời sống, sớm vượt qua đói nghèo (Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg); Chính sách dạy nghề cho học sinh dân tộc nội trú tại các cơ sở dạy nghề công lập với thời gian từ 3 tháng trở lên (Quyết định số 267/2005/QĐ-TTG ngày 31/10/2005); Chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn - bao gồm một số đối tượng xã hội trong hộ nghèo (Nghị định 67/2007/NĐ-CP); Chính sách cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (bao gồm con em hộ nghèo) theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg… Trên tinh thần: phải tập trung các hoạt

động và nguồn lực ưu tiên đầu tư cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các đia bàn này.

Một phần của tài liệu giảm nghèo theo hướng bền vững ở việt nam (Trang 79 - 84)