thế giới
Băng-la-đét: Nổi lên như một điển hình về chính sách hỗ trợ nâng cao
năng lực sản xuất cho người nghèo thông qua việc cho vay tín dụng đối với người nghèo. Từ năm 1976, Ngân hàng Grameen Bank ra đời nhằm cung cấp tín dụng cho người nghèo dưới hình thức tín chấp, không có ràng buộc về tài sản thế chấp, cho vay các khoản nhỏ, khuyến khích trách nhiệm cộng đồng... Grameen Bank có một cơ chế hoạt động rất đặc biệt, bất cứ người nông dân nào không có đất cạnh tác, thu nhập dưới 100 USD/năm đều được vay vốn không cần tài sản hay vật thế chấp. Mức vay thấp nhất là 200USD (tương đương 5000 Cata - tiền của Băng-la-đét). Không chỉ cho vay vốn, ngân hàng này còn tìm hiểu rất kỹ đặc tính tâm lý, điều kiện sống và lao động của người nghèo... nhằm khơi dậy những mặt tích cực của họ, hướng dẫn họ cách làm ăn, nhờ đó người nghèo tự vươn lên thoát nghèo bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tính đến hết tháng 5/2007, tròn 30 năm tồn tại và phát triển với chủ trương trợ giúp người nghèo đói, số thành viên của Grameen Bank đã lên đến 7.166.944 người, trong đó phụ nữ: 6.935.639 người, chiếm gần 96,8% tổng số người được vay vốn. Nhờ sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống ngân hàng này mà người nghèo ở Băng-La-đét đã có chỗ dựa tin cậy, và đây được coi là mô hình chủ chốt giúp người dân thoát nghèo ở quốc gia Nam Á này. Năm 2006, Giáo sư Mohammad Yunus, Trường Đại học kinh tế Băng-La-đét, người sáng lập ra kiểu ngân hàng này, đã được tặng giải Nô-ben [21].
Tuy-ni-di: Những chính sách cải cách kinh tế của Tuy-ni-di đều gắn
liền với các chương trình phát triển xã hội, nên đến lượt mình chính mặt xã hội không những được giải quyết tốt mà còn có tác dụng thúc đẩy trở lại đối với phát triển kinh tế. Chẳng hạn, do chú trong phát triển y tế và giáo dục mà chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện rất đáng kể. Hay do đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng được chú trọng mà khắp các vùng nông thôn, thành thị đều có điều kiện để phát triển kinh tế, công tác xóa đói giảm nghèo thu được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ... Cuối cùng nhờ sự phát triển hài hòa giữa các chính sách kinh tế và chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo mà chính trị tương đối ổn định, bộ máy chính quyền được người dân ủng hộ, tích cực cùng với Chính phủ giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Trung Quốc: Điển hình về ưu tiên phát triển kinh tế đồng thời giải
quyết vấn đề xã hội hài hòa. Sau một thời gian ưu tiên phát triển Duyên hải phía Đông, hiện nay Trung Quốc đang tập trung vào thúc đẩy phát triển ở phía Tây bằng đường lối phát triển xã hội hài hòa và xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa (thực chất là chính sách tam nông: nông thôn, nông nghiệp và nông dân). Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã đề ra 5 mục tiêu trong việc xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa mới là: Nâng cao năng suất lao động trong nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển xã hội, nâng cao dân chủ và mức sống của nông dân.
Năm 2006, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc đã công bố một tài liệu quan trọng, theo đó đưa ra các giải pháp nhiều mặt về xây dựng nông thôn, vấn đề xã hội và dân chủ, chủ trương coi việc xây dựng “Nông thôn xã hội chủ nghĩa mới” là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Theo đó đề ra các nhiệm vụ chính nhằm mục tiêu giảm nghèo cho nông dân, bao gồm:
Chính sách nông nghiệp: Cùng với việc đầu tư nhiều hơn vào khu vực
nông nghiệp. Hệ thống hỗ trợ nông nghiệp và nông dân còn được bảo đảm và củng cố bằng cách tăng hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất ở các vùng trồng lương thực, đặc biệt cho việc mua hạt giống chất lượng cao và máy nông nghiệp. Một hệ thống hoàn chỉnh cung cấp vật tư và bảo vệ thị trường sẽ được xây dựng để bảo đảm quyền lợi cho nông dân sản xuất lương thực. Không ngừng tăng thu nhập của nông dân vì đây là cơ sở kinh tế của nông thôn mới. Bên cạnh đó, việc dịch chuyển lao động nông thôn sang các lĩnh vực khác cũng phải được chú ý, phải dỡ bỏ các rào cản của việc di cư lao động nông nghiệp đến thị trường lao động đô thị và dần dần xây dựng bảo hiểm xã hội cho lao động di cư.
Giáo dục nông thôn: Cũng từ năm 2007, Chính phủ Trung Quốc sẽ cấp
mỗi năm 103 tỉ để đảm bảo sự hoạt động của các thị, trấn và chính sách giáo dục bắt buộc ở nông thôn (bao gồm 78 tỉ chuyển từ ngân sách trung ương và 25 tỉ từ ngân sách địa phương). Chính phủ sẽ cố gắng để áp dụng giáo dục bắt buộc 9 năm cho học sinh nông thôn và giảm dần gánh nặng giáo dục. Đặc biệt, học sinh ở miền tây được miễn học phí, con em các gia đình nghèo sẽ được phát sách giáo khoa miễn phí, được trợ cấp ăn ở. Từ 2007 Chính phủ đầu tư nâng cấp các trường nông thôn và mở rộng chính sách này ra cho tất cả các vùng nông thôn. Đặc biệt là, cả nông dân ở nông thôn và nông dân di cư ra đô thị đều phải được đào tạo để nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý kinh
tế. Đặc biệt, Nhà nước sẽ miễn phí nhập học và các phí khác cho học sinh nông thôn thuộc diện học bắt buộc.
Bảo hiểm xã hội: Trung Quốc sẽ tổ chức một kiểu hợp tác xã chăm sóc
y tế trong 40% các huyện, tăng trợ cấp cho mỗi nông dân tham gia hợp tác xã này từ 20 lên 40 Nguyên. Ngân sách cũng tăng 4,2 tỉ Nguyên cho chương trình này. Chính phủ hứa sẽ xây dựng hợp tác xã chăm sóc y tế với sự hỗ trợ của ngân sách và sẽ nhân rộng các hợp tác xã kiểu này vào năm 2008, đồng thời đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế ở nông thôn. Bảo hiểm xã hội và chương trình kế hoạch hoá gia đình sẽ được chú trọng.
Ngoài những quốc gia trên, còn rất nhiều quốc gia khác cũng đã thành công và đạt được nhiều thành tựu trong công tác giảm nghèo. Tuy nhiên, việc tập và vận dụng đòi hỏi phải có sự lựa chọn, linh hoạt phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình để đạt hiệu quả cao nhất.