Thứ nhất là việc lựa chọn mô hình tăng trưởng theo hướng nào để có thể giảm nghèo bền vững?
Trên góc độ phân phối lợi ích của tăng trưởng kinh tế cho các bộ phận dân cư khác nhau trong toàn xã hội mà xem xét thì, tăng trưởng kinh tế có 2 kiểu: Kiểu tăng trưởng thứ nhất là kiểu tăng trưởng hoàn toàn dựa trên nguyên lý thị trường, không có sự can thiệp của bàn tay Nhà nước vào quá trình phân phối các nguồn lực và của cải làm ra và Kiểu tăng trưởng thứ hai là kiểu tăng trưởng có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình phân phối các nguồn lực và của cải vật chất làm ra, theo đó từng người, từng nhóm người đều có cơ hội tham gia và hưởng lợi về vật chất và tinh thần do tăng trưởng chung mang lại, mà không phụ thuộc vào điều kiện về nguồn lực và khả năng sử dụng các nguồn lực mà từng người, từng nhóm người có được.
Nước ta đã lựa chọn kiểu tăng trưởng thứ hai nói trên, tức là tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, đây cũng là con đường
mà nước láng giềng Trung Quốc và Tuy-ni-di chọn lựa. Do vậy, trong chính sách phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo của mình, Việt Nam hoàn toàn có thể vận dụng những bài học nêu trên của Trung Quốc và Tuy-ni-di để có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình. Cùng với đó, những bài học về Quỹ tín dụng, Ngân hàng cho vay đối với người nghèo của Băng-La-Đét hay việc tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục, y tế cho nhóm người nghèo cũng cần được nghiên cứu và học tập.
Thứ hai là muốn giảm nghèo bền vững, cần có một hệ thống giải pháp tổng thể, tác động đến người nghèo theo nhiều hướng khác nhau, đặc
biệt chú trọng tới việc nâng cao năng lực phát triển sản xuất của người nghèo. Điểm này giống Tuy-ni-di, Trung Quốc bởi đều tạo ra những yếu tố mang tính tiền đề để người nghèo có thể tự lên thoát nghèo bằng chính kiến thức, kinh nghiệm sản xuất do có khả năng tiếp cận và duy trì đối với một số dịch vụ cơ bản… điều này tạo ra sự bền vững trong giảm nghèo.
Thứ ba chính là việc cải cách các cơ chế thực hiện việc hỗ trợ và nâng cao năng lực của chính bộ máy, cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo.
Vấn đề tín dụng đối với hộ nghèo có thể học tập kinh nghiệm từ ngân hàng Grameen Bank của Băng-La-đét. Cùng với đó, những cải cách từ bộ máy chính quyền cơ sở như kinh nghiệm của Trung Quốc cũng sẽ là điều kiện bảo đảm việc thực thi chính sách có hiệu quả tích cực hơn.
Thứ tư là kinh nghiệm về giảm nghèo có trọng điểm với các chính sách đặc thù. Từ bài học thực tiễn của Trung Quốc và của Tuy-ni-di kết hợp
lại có thể chỉ ra một số yếu tố quan trọng làm tiền để để thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở các nước này. Đó là giảm nghèo có trọng tâm, trọng điểm, đầu tư mạnh vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ trực tiếp người nghèo nâng cao năng lực sản xuất, chú trọng giáo dục, dạy nghề và chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo và có chính sách an sinh xã hội đủ mạnh, giúp người nghèo có thể vượt qua những rủi ro và khó khăn tạm thời. Đây cũng chính là
những vấn đề đã được tác giả luận văn nêu ra trong phần nội dung và những yêu cầu đối với chính sách giảm nghèo bền vững nêu trên
Như vậy có thể khẳng định rằng: Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững là một vấn đề rất quan trọng đối với mọi quốc gia. Muốn công tác giảm nghèo thực hiện hiệu quả và đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững, trước hết phải nắm vững những vấn đề mang tính lý luận về giảm nghèo, trên cơ sở đó đối chiếu với thực tiễn về tình hình nghèo đói của địa phương, của quốc gia, xác định chuẩn nghèo cho từng giai đoạn cũng như học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, từ đó có những chính sách, chương trình giảm nghèo phù hợp nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Chương 2