1 Miền núi Đông Bắc 2.028.659 664.878 33 2Miền núi Tây Bắc504.43426
3.2.1. Dự báo xu hướng giảm nghèo trong thời gian tớ
Qua phân tích, tình hình thực hiện công tác giảm nghèo, thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại cũng như việc chỉ ra những nguyên nhân của những kết quả giảm nghèo ở nước ta, có thể chỉ ra một số dự báo về xu hướng giảm nghèo trong thời gian tới như sau:
- Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại do tác động của tăng trưởng
kinh tế đến giảm nghèo giảm, hệ số co giãn giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ 1 - 0,7 giai đoạn 1992-1998, giảm xuống còn khoảng 1 - 0,3 giai đoạn 1998-2005 nhất là vùng bị chia cắt địa lý, hạ tầng thấp và dân trí chưa phát triển. Điều này được thể hiện rất rõ qua tỷ lệ giảm nghèo của cả nước cũng như của các vùng. Một số động lực cho xóa đói giảm nghèo bị hạn chế, không còn tác dụng mạnh mẽ như giai đoạn đầu như chính sách đất đai, giao đất giao rừng… Vì vậy, trong thời gian tới nỗ lực giảm nghèo sẽ tốn kém hơn, các can thiệp giảm nghèo đòi hỏi cách tiếp cận sáng tạo hơn so với giai đoạn trước. Cần phải tìm các động lực mới cho tương lai như chính sách phát triển và chuyển giao công nghệ sinh học để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị trên một héc ta gieo trồng; chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh phục vụ cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến (bông, cà phê, cao su, hạt điều, chè, mía, gỗ, tre, lúa, ngô, khoai sắn, vừng, đậu lạc...); chính sách phát triển kinh tế trang trại; chính sách phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ; chính sách khuyến
khích chuyển dịch cơ cấu, đưa chăn nuôi đại gia súc có hiệu quả kinh tế cao thành ngành sản xuất chính,...
Khoảng cách chênh lệch về thu nhập có xu hướng gia tăng. Chênh lệch
về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002; Khoảng cách chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002 tăng lên 13,5 lần năm 2004. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn có xu hướng tăng nhanh hơn khu vực thành thị, năm 2008 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn bằng 3,4 lần so với năm 1999, trong khi đó ở khu vực thành thị chỉ là 3,1 lần. Tuy nhiên, mức thu nhập của người dân nông thôn vốn rất thấp vì vậy mặc dù có tốc độ tăng thu nhập cao hơn nhưng giữa thành thị và nông thôn khoảng cách thu nhập vẫn có xu hướng gia tăng... Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo này sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở nên khó khăn hơn, do tác động của lạm phát, thay đổi công nghệ, cơ hội tiếp cận với các dịch vụ như y tế, giáo dục, cơ hội tìm kiếm việc làm… đối các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau này.
Hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt hơn ở một số vùng địa lý (vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, vùng bãi ngang ven biển) và ở một số nhóm đối tượng (dân tộc thiểu số). Cả nước hiện vẫn có khoảng gần 60 huyện nghèo có tỷ lệ
hộ nghèo đói cao trên 50%. Các xã nằm ngoài Chương trình 135 của các huyện này, nhìn chung do 10 năm qua chưa được hỗ trợ đầu tư ( ngoại trừ một số xã đã được đầu tư từ chương trình kiên cố hoá trường học và kênh mương thuỷ lợi) nên các công trình thiết yếu hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Tỷ lệ người nghèo là người dân tộc thiểu số còn cao, đến năm 2008 có đến 50% người dân tộc thiểu số là người nghèo, đặc biệt khi chuẩn nghèo mới được áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 có những huyện nghèo trong Nghị quyết 30a có tỷ lệ nghèo lên tới 80,3% (Mường Nhé - Điện Biên), 80,20% (Kỳ Sơn - Nghệ An)… Người dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 14,5% tổng dân số nhưng lại chiếm đến 50% số người nghèo của cả
nước [11]. Từ đó có thể khẳng định vấn đề đói nghèo trong tương lai sẽ tập trung chủ yếu ở nhóm đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp đặc biệt (tương tự như các chính sách giảm nghèo đặc thù đã và đang thực hiện) nhằm giảm nhanh tỷ lệ nghèo ở đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời khai thác những nhân tố bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội ở những vùng này.
Ngoài ra, đã xuất hiện một số nhóm đối tượng nghèo mới ở vùng đô thị hoá do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; dân nhập cư, số lao động nhập cư đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn lao động sở tại và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn. Điều này cũng làm tăng áp lực giảm nghèo ở khu vực thành thị, nghèo đói ở đây không chỉ thể hiện ở mức thu nhập thấp mà còn thể hiện ở sự thiếu hụt về tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch, vệ sinh, nhà ở, cơ hội tham gia vào thị trường lao động… việc không có đăng ký hộ khẩu cũng gây ra khó khăn trong việc tiếp cận với các trợ giúp và dịch vụ công.
Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do thiên tai, dịch bệnh, khí hậu biến đổi
bất thường, biến động giá cả, tác động của hội nhập và phát triển kinh tế thị trường; cơ hội của người nghèo về việc làm ngày càng khó khăn hơn do đổi mới khoa học, công nghệ, biến động về đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng không đồng đều. Điều này đòi hỏi Việt Nam không chỉ có những chính sách giúp các hộ nghèo thoát nghèo mà còn phải có các chính sách bảo vệ để những hộ nghèo không bị rơi vào nghèo đói.
Đặc biệt khi có sự thay đổi chuẩn nghèo ngay lập tức làm cho tỷ lệ nghèo tăng mạnh (tỷ lệ nghèo 2010 theo chuẩn cũ là 9,45%, theo chuẩn mới là 15%), vì vậy đòi hỏi phải nhận diện chính xác tình hình nghèo đói của từng địa phương để có những cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo phù hợp nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.