Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn lực xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu giảm nghèo theo hướng bền vững ở việt nam (Trang 72 - 75)

1 Miền núi Đông Bắc 2.028.659 664.878 33 2Miền núi Tây Bắc504.43426

3.3.1.Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn lực xóa đói giảm nghèo

lực xóa đói giảm nghèo

Thứ nhất:Tạo môi trường tăng trưởng bền vững cho xóa đói giảm nghèo Giải pháp này nhằm tác động đến tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô bằng cách: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và có tính cạnh tranh, đặc biệt là sự bình đẳng giữa doanh nghiệp kinh tế Nhà nước và các doanh nghiệp khác, nhằm thúc đẩy tăng tác dụng của quy luật cạnh tranh. Bên cạnh đó tiếp tục cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước, tập trung hoạt động của những doanh nghiệp Nhà nước còn nắm giữ 100% vốn vào một số lĩnh vực công ích, xây dựng kết cấu hạ tầng và một số lĩnh vực quan trọng mà khu vực tư nhân chưa có khả năng tham gia…

Tiếp tục tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như kinh tế hộ gia đình. Lao động của Việt Nam chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là lao động là người nghèo vì vậy khuyến khích các hình thức doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình phát triển ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa là rất cần thiết để tạo công ăn việc làm nói chung và việc làm cho người nghèo nói riêng.

Bên cạnh đó cần tăng cường đầu tư Ngân sách Nhà nước vào các địa bàn khó khăn nhất (các xã đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng cũ, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số), tập trung trước hết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, điện, nước, y tế, hỗ trợ xã nghèo phát triển sản xuất, dịch vụ, tiếp cận thị trường.

Một vấn đề cần quan tâm trong việc tạo môi trường cho tăng trưởng kinh tế cao đó là, khuyến khích thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,

coi đây là một bộ phận kinh tế lâu dài của Việt Nam. Quan tâm đến các chính sách ưu đãi đối với thành phần kinh tế này, đặc biệt là đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, đầu tư ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Thứ hai: Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

Tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế cao là hết sức cần thiết nhưng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, bền vững cần phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo ra tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo nói riêng.

Trước hết, cần hoàn thiện chính sách tài chính, củng cố hệ thống thuế, cần đảm bảo thuế là nguồn thu chính để cân đối ngân sách vững chắc. Đó là việc cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện công khai minh bạch về hoạt động tài chính trong xã hội nhằm kích thích phát triển sản xuất, đảm bảo công bằng xã hội giữa các loại hình doanh nghiệp. Tăng cường chi cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, các dịch vụ then chốt như y tế, giáo dục… nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác xóa đói giảm nghèo.

Cần ổn định chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phát triển kinh tế. Phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ với nhiều hình thức đa dạng, thích hợp nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn, đặc biệt là vốn nhàn rỗi trong xã hội, tạo thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Đặc biệt cần cacir cách hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, sao cho họ thật sự là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ hiệu quả, chất lượng… nhằm tăng khả năng cạnh tranh, gắn trách nhiệm quản lý với hiệu quả kinh doanh. Đồng thời cơ cấu và củng cố lại hệ thống ngân hàng cổ phần, thực thi chính sách lãi suất cơ bản nhằm hướng tới phát huy tác dụng của chính sách lãi suất tự do.

Ngoài ra nhằm ổn định kinh tế vĩ mô cần hoàn thiện chính sách thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tích cực, chủ

động tam gia vào cơ chế hợp tác song phương, đa phương đã cam kết, điều này sẽ là động lực đòi hỏi các doanh nghiệp, các ngành phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đặc biệt trong hoạt động xuất, nhập khẩu Tạo mọi điều kiện để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường đối với người nghèo, nhất là người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Thứ ba: Cải cách hành chính

Cải cách hành chính là việc xây dựng nền hành chính Nhà nước trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả. Cần thực hiện trên bốn lĩnh vực: thể chế hành chính, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công.

Phân cấp rõ ràng giữa Trung ương với địa phương đồng thời tăng cường năng lực của bộ máy hành chính địa phương theo hướng gọn nhẹ, giảm bớt đầu mối. Thực hiện có hiệu quả các quy chế về hực hiện dân chủ cơ sở. Điều này sẽ có tác dụng phát huy sự năng động, sáng tạo của cán bộ lãnh đạo nói chung, cán bộ hoạt động trực tiếp trong các dự án, chương trình giảm nghèo nói riêng.

Cung cấp thông tin đầy đủ đến người dân về chương trình phát triển ở địa phương mình, được quyền tham gia, góp ý kiến xây dựng kế hoạch xây dựng kế hoạch phát triển, tham gia thực hiện, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và đóng góp công lao động, thể hiện vai trò chủ nhân để nâng cao trách nhiệm trong sử dụng và quản lý công trình cơ sở hạ tầng. Tăng cường hệ thống thông tin hai chiều để truyền bá thông tin và lấy ý kiến phản hồi.

Trên đây là nhóm giải pháp mang tính vĩ mô, nhằm tạo ra những điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ đó sẽ cung cấp nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo. Những giải pháp này không tác động trực tiếp đến hộ nghèo, người nghèo nhưng nó sẽ tạo ra những yếu tố bền vững để công tác giảm nghèo đạt

hiệu quả cao hơn, bền vững hơn, do tác động bao trùm và lan tỏa của các vùng phát triển, của toàn bộ nền kinh tế đến các vùng nghèo, người nghèo.

Một phần của tài liệu giảm nghèo theo hướng bền vững ở việt nam (Trang 72 - 75)