2.1.3.1.Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 -2010
Cuối năm 2005 khi chuẩn nghèo thay đổi làm cho tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam tăng lên rất cao 22% (trước đó chỉ là 7%). Vì vậy trong công tác xóa đói giảm nghèo của chúng ta trong giai đoạn 2006 - 2010 vẫn gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ theo đuổi và đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới mà còn phải đảm bảo tính bền vững của giảm nghèo.
Trong giai đoạn này, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% cuối năm 2005 xuống còn 10 - 11% năm 2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo); Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng lên 1,45 lần so với năm 2005; phấn đấu 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn [13].
Tương ứng với mục tiêu trên nghĩa là đến năm 2010 giảm được 1/2 số hộ nghèo theo chuẩn quốc tế so với năm 2000. Từ 32% năm 2000 xuống còn 16% năm 2010, đặc biệt là giảm tỷ lệ hộ nghèo về lương thực.
Nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn này bao gồm ba nhóm chính sách, dự án:
Nhóm 1: là chính sách, dự án để tạo điều kiện cho người nghèo phát
triển sản xuất, tăng thu nhập (Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo; Chính sách để hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số; Dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; Dự án dạy nghề cho người nghèo; Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo).
Nhóm 2: là chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ
xã hội: (Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo; Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo; Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt; Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo).
Nhóm 3: là dự án nâng cao năng lực và nhận thức: (Dự án nâng cao
năng lực giảm nghèo - đào tạo cán bộ giảm nghèo và hoạt động truyền thông; Hoạt động giám sát, đánh giá).
Với hàng loạt các chính sách, dự án nêu trên chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đã tác động toàn diện hơn đến người nghèo, hộ nghèo, phù hợp với nhiều đối tượng người nghèo cũng như đặc trưng của các địa phương. Do đó, phần nào khắc phục được hạn chế của những giai đoạn trước, đặc biệt là tạo ra khả năng đảm bảo tính bền vững của giảm nghèo.
Kết quả là chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn này đã đạt được những kết quả nhất định:
Đối với các dự án nhóm 1 được thực hiện. Trong 5 năm đã có khoảng 6,2 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn, mức vay bình quân 7 - 8 triệu đồng/lượt/hộ, đạt 103,3% kế hoạch 5 năm; triển khai 30.000 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật; xây dựng 8.500 mô hình trình diễn và hội nghị đầu bờ với 3,7 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn, đạt 88% so với
kế hoạch 5 năm; ước thực hiện 4 năm (2007 - 2010) có khoảng 150.000 lao động nghèo được đào tạo nghề miễn phí, đạt 100% kế hoạch, trong đó trên 60% đã tìm được việc làm, tự tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập để giảm nghèo; dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã được triển khai nhân rộng ở 218 xã thuộc 35 tỉnh, tổng số hộ tham gia mô hình là 27.566 hộ, trong đó 77% là hộ nghèo (21.329 hộ), sau mỗi năm thực hiện mô hình, số hộ nghèotham gia mô hình đã tạo được thêm việc làm (tăng khoảng 15% ngày công); đã có khoảng 2.500 công trình hạ tầng phục vụ sản xuất được đầu tư ở 273 xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển, hải đảo (bình quân 9,15 công trình/xã);
Nhóm 2: 52 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 8 triệu lượt người học sinh nghèo được miễn giảm học phí, 2,8 triệu lượt học sinh nghèo được hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa; ước 5 năm có khoảng 500 ngàn hộ ngheo được hỗ trợ nhà ở, đạt 100% kế hoạch 5 năm.
Nhóm 3: tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 140 ngàn lượt cán bộ giảm nghèo cơ sở, đến nay đã có 17 tỉnh, thành phố, 306 quận, huyện và 5.931 xã, phường, thị trấn được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao “Bằng ghi công” hoàn thành chương trình xóa nhà dột nát cho người nghèo.
2.1.3.2. Chương trình 135 giai đoạn 2 (giai đoạn 2006 -2010)
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 07/2006/QĐ- TTg có mục tiêu tổng quát: tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo quy
định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Để thực hiện mục tiêu trên Chương trình 135 giai đoạn II đưa ra hàng loạt các mục tiêu cụ thể:
- Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
- Phấn đấu trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm vào năm 2010.
- Về phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập.
Các chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu trên 80% xã có đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy trở lên) từ trung tâm xã đến tất cả thôn, bản; trên 80% xã có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích đất trồng lúa nước; 100% xã có đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 80% số thôn, bản có điện ở cụm dân cư; giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn.
- Về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Phấn đấu trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên 80% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt; kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí.
- Về phát triển nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn
thành nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã và trưởng thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn.
Phạm vi chương trình: thực hiện ở tất cả các tỉnh miền núi, vùng cao; vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Nam Bộ, đối tượng của Chương trình là các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới, vùng an toàn khu và các thôn, buôn, làng, bản, xóm, ấp... (gọi tắt là thôn, bản) đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II.
Từ năm 2006, xét đưa vào diện đầu tư chương trình đối với các xã chưa hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; xét bổ sung đối với các xã đặc biệt khó khăn và thôn, bản đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II theo quy định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và đưa vào diện đầu tư từ năm 2007.
Sau 5 năm thực hiện, Chương trình 135 giai đoạn II thực hiện trên địa bàn 1.958 xã; 3.274 thôn, bản đặc biệt khó khăn của 369/690 huyện thuộc 50/63 tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Tổng ngân sách trung ương bố trí cho chương trình là 14.025,25 tỉ đồng. Ngân sách địa phương đã bố trí trên 635 tỉ đồng (chiếm khoảng 4,5% tổng vốn).
Theo báo cáo của Ủy ban dân tộc, mới có 5/9 mục tiêu của chương trình hoàn thành gồm: Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn bản ĐBKK giảm từ 47% năm 2006 xuống còn 28,8% năm 2010 (mục tiêu chương trình đến hết năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 30%). Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người là 4,2 triệu đồng/người/năm (mục tiêu chương trình có trên 70% số hộ có thu nhập bình quân đầu người 3,5 triệu đồng/người/năm). Tỉ lệ xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản lên 80,7% (mục tiêu là 80%). Đảm bảo 100% xã có trạm y tế, 100% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp miễn phí.
Bên cạnh kết quả đạt được, Chương trình 135 giai đoạn 2 còn 4 mục tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra như: Về nâng tỉ lệ xã có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất mới chỉ đạt 70% (mục tiêu đề ra là 80%); tỉ lệ xã có trường, lớp học kiên cố đạt 83,6% (mục tiêu là 100%). Tỉ lệ học sinh tiểu học trong độ tuổi đến trường ở các xã, thôn bản ĐBKK đạt 90% (mục tiêu 95%). Mới có 84,6% xã có điện đến trung tâm xã (mục tiêu đến năm 2010 là 100%). Tỉ lệ hộ có đủ nước sinh hoạt đạt 67,8% (mục tiêu là 80%).
Có thể khẳng định rằng trong 5 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II đã đạt kết quả rất tốt. Chương trình đã tác động tích cực đến các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở những địa bàn này. Giảm tỷ lệ hộ nghèo đáng kể ở các xã ĐBKK từ 47% năm 2006 xuống còn 28,8% năm 2010, đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo được nâng lên rõ rệt bởi bên cạnh mức thu nhập tăng lên, người nghèo ở những địa bàn này còn được hưởng sự thay đổi về cơ sở vật chất hạ tầng, điện, nước, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục...
2.1.3.3. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP - Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 (nay là 62) huyện nghèo
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện) nhằm tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân ở các huyện nghèo nhất của cả nước, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa các vùng, miền, tiếp tục thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.
Các chính sách trong Nghị quyết 30a gồm: Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập (Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; Chính sách hỗ trợ sản xuất; Chính sách xuất khẩu lao động). Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy
nghề, nâng cao dân trí; Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện.
Sau khi thực hiện các chính sách trong Nghị quyết 30a đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nghị quyết được ban hành và thực hiện đã thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc tập trung nguồn lực để hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho các địa bàn nghèo nhất của cả nước, thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Đảng là: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội... Nghị quyết được ban hành và tổ chức thực hiện đã sớm đi vào cuộc sống. Các địa phương vừa xây dựng đề án, vừa tiến hành thực hiện ngay những hoạt động hỗ trợ cần ưu tiên thực hiện trước, giải quyết một bước đời sống của người dân, người nghèo trên địa bàn 62 huyện nghèo. Việc thực hiện Nghị quyết 30a cũng đánh dấu sự nỗ lực của các ngành, địa phương trong việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về giải quyết cơ bản nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn 62 huyện nghèo. Trong gần 2 năm, bằng nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ của các doanh nghiệp và tự lực của chính bản thân hộ nghèo, đã có trên 73 nghìn căn nhà hộ nghèo được xây dựng và hoàn thành, với tổng số tiền khoảng 1.825 tỷ đồng. Nghị quyết 30a được ban hành và tổ chức thực hiện đã huy động được sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty nhà nước. Trong 2 năm, các doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ, giúp đỡ các huyện nghèo với tổng số tiền khoảng 1.300 tỷ đồng, tập trung vào hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế, đào tạo nghề, hỗ trợ học bổng, đầu tư cơ sở vật chất khai thác thế mạnh của địa phương, thu hút lao động nghèo vào làm việc. Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 30a, đời sống của người dân trên địa bàn 62 huyện nghèo đã được cải thiện một bước, nhờ được hỗ trợ tiền nâng mức giao khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền trồng rừng sản xuất; hỗ trợ gạo cho hộ nghèo trồng rừng và hộ nghèo biên giới; hỗ trợ tiền để chuyển đổi cơ cấu cây trồng; vật nuôi, vay với lãi suất
bằng 0% để mua trâu, bò; hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí để tạo việc làm, tăng thu nhập; đã có gần 7 nghìn lao động nghèo được hỗ trợ đào tạo miễn phí để tham gia lao động ở nước ngoài, thu nhập tương đối ổn định.
Theo Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả 02 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ: Đến cuối năm 2010 vẫn còn những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 50% như: Mù Căng Chải (Yên Bái): 77,57%; Mường Nhé (Điện Biên): 55,71%; Nam Trà My (Quảng Nam): 55,36%; Tây Trà (Quảng Ngãi): 60,72%;. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo bình quân của 62 huyện nghèo cuối năm 2010 đã giảm xuống còn khoảng 37% (theo chuẩn nghèo cũ), bình quân giảm 5%/năm, hoàn thành mục tiêu Nghị quyết đề ra: Đến cuối năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% [11].
Kết quả thực hiện Nghị quyết 30a đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo của cả nước, đến cuối năm 2010, tỷ lệ nghèo của nước ta (theo chuẩn cũ) còn 9,45%, hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra, góp phần hoàn thành sớm mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Kết quả đạt được cũng đã góp phần ổn định kinh tế - xã hội của đất nước, giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư, góp phần bảo đảm an ninh - quốc phòng.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, để đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững như Nghị quyết 30a đề ra còn là cả chặng