Bài tập yêu cầu học sinh trình bày quan điểm của mình về một nhận định

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 33 - 34)

- Ý nghĩa của hoạt động kết thúc bài học:

2.5.2 Bài tập yêu cầu học sinh trình bày quan điểm của mình về một nhận định

Ví dụ minh họa: Bài 2: Ấn Độ (Lịch sử lớp 11 – Ban cơ bản)

Sau khi học xong mục 3: Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908) giáo viên sử dụng bài tập nhận thức sau:

Trình bày ý kiến của em về nhận định sau: Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ là cái “van an toàn” của thực dân Anh.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu ý kiến của mình về nhận định, học sinh có thể đồng ý hoặc khơng đồng ý với nhận định. GV khuyến khích học sinh trình bày lập luận của mình.

- Sau khi học sinh trình bày ý kiến, GV gợi ý, định hướng hoạt động nhận thức của học sinh:

+ GV khái quát bối cảnh lịch sử, sự thành lập của Đảng Quốc Đại: Giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Ấn Độ phát triển, dần đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội. Tư sản Ấn Độ muốn tự do phát triển kinh tế nhưng bị thực dân Anh kìm hãm. Năm 1885, Đảng Quốc Đại là chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập.

+ GV khái quát hoạt động Đảng Quốc Đại trong 20 năm đầu (1885 – 1905): - Chủ trương: Yêu cầu Anh nới rộng các điều kiện để tư sản tham gia Hội đồng tự trị, giúp đỡ phát triển kĩ nghệ

- Phương pháp: ơn hịa

- Chính sách của Anh hạn chế hoạt động của Đảng Quốc Đại: Khi phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh, Anh nới lỏng sự kiểm soát cho Đảng Quốc Đại hoạt động, hướng phong trào của quần chúng vào con đường thỏa hiệp, hịa bình, khi phong trào của nhân dân tạm lắng, Anh hạn chế hoạt động của Đảng Quốc Đại trong kiểm sốt của Anh. Vì vậy, Anh xem Đảng Quốc Đại là “van an toàn” của thực dân Anh.

+ Đầu thế kỉ XX, Đảng Quốc Đại có sự phân hóa: Phái cấp tiến do Ti Lắc đứng đầu chủ trương đấu tranh kiên quyết chống thực dân Anh, phát động nhân dân lật đổ ách thống trị của Anh, xây dựng một quốc gia độc lập dân chủ.

Thái độ kiên quyết của phái Cấp Tiến đã thúc đẩy phong trào đấu tranh phát triển: Phong trào phản đối đạo luật chia đôi xứ Ben-gan và phong trào bãi công phản đối kết án Ti Lắc. Cao trào 1905 – 1908 mang đậm tính chất dân tộc dân chủ.

Dưới tác động của phong trào đấu tranh của nhân dân, hoạt động của Đảng Quốc Đại đã vượt khỏi sự kiểm soát của Anh, trở thành một phong trào dân tộc dân chủ rộng lớn, khơng cịn là “van an tồn” của thực dân Anh.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)