Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 42 - 47)

- Ý nghĩa của hoạt động kết thúc bài học:

6 Video đĩa cd, usb

3.2.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Bài 28: Truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến (Lịch sử lớp 10, ban cơ bản)

Đề kiểm tra đánh giá:

Theo em, nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến là gì? Vì sao?

Trong bài làm của học sinh, tiêu chí đánh giá tư duy phản biện tập trung một số biểu hiện sau:

Tiêu chí 1: Học sinh chọn đúng nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến là yêu nước gắn với kháng chiến chống ngoại xâm. HS nhấn mạnh được đây là đặc trưng riêng của Việt Nam.

Học sinh huy động kiến thức để chứng minh lựa chọn đó:

Tiêu chí 2: Học sinh lập được bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử

Học sinh nhận xét được các đặc điểm sau của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam.

Tiêu chí 3: Nhận xét được: Dân tộc Việt Nam liên tục phải tiến hành các cuộc đấu tranh chống kẻ xâm lược. Thời gian chống ngoại xâm kéo dài trong lịch sử dân tộc.

Tiêu chí 4: Nhận xét được: Việt Nam ln phải đối phó với những kẻ xâm lược là những đế quốc hùng mạnh của thời kì trung đại và hiện đại.

Tiêu chí 5: Nhận xét được: Mặc dù là 1 dân tộc nhỏ phải chống lại những đế quốc sừng sỏ trên thế giới nhưng dân tộc Việt Nam ln giành thắng lợi.

Tiêu chí 6: Học sinh nhận xét được trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, để có sức mạnh chống lại những kẻ thù hùng mạnh, các triều đại và nhân dân luôn phải đoàn kết, khoan thư sức dân, phải xây dựng tiềm lực kinh tế, quân sự vững chắc, phát huy sức mạnh của nhà nước trung ương tập quyền, xóa bỏ mọi xu thế cát cứ, xây dựng khối thống nhất dân tộc… tạo nên sức mạnh toàn diện thúc đẩy cuộc đấu tranh giành thắng lợi.

Tiêu chí 7: Từ đó học sinh rút ra đặc nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến là yêu nước gắn với kháng chiến chống ngoại xâm. Hiện nay truyền thống đó tiếp tục phát huy.

Kết quả điều tra thực nghiệm lớp 10A3 trường THPT Nguyễn Duy Trinh

Tiêu chí Các mức độ

Khơng đạt được Đạt được Tốt

Tiêu chí 1: 0% 70% 30% Tiêu chí 2: 20% 75% 5% Tiêu chí 3: 44% 45% 11% Tiêu chí 4: 50% 45% 5% Tiêu chí 5: 55% 46% 4% Tiêu chí 6: 30% 67% 3% Tiêu chí 7 6% 80% 14%

Kết quả điều tra thực nghiệm lớp 10A5 trường THPT chuyên Phan Bội Châu

Tiêu chí Các mức độ

Khơng đạt được Đạt được Tốt

Tiêu chí 1: 0% 70% 30% Tiêu chí 2: 0% 40% 60% Tiêu chí 3: 5% 84% 11% Tiêu chí 4: 0% 45% 55% Tiêu chí 5: 0% 40% 60% Tiêu chí 6: 0% 35% 65% Tiêu chí 7 0% 40% 60%

Qua kết quả điều thực nghiệm, các lớp 10A5 trường THPT chuyên Phan Bội Châu và lớp 10A3 trường THPT Nguyễn Duy Trinh cùng học chương trình lịch sử ban cơ bản, tuy nhiên, dạy học bài 28 theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh và hình thức dạy học truyền thống đã dẫn đến kết quả thực nghiệm khác nhau:

Lớp 10A3 trường THPT Nguyễn Duy Trinh: Các tiêu chí 2,3,4,5,6 địi hỏi học sinh phải phát huy kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin, phân tích, so sánh, đối chiếu, thể hiện quan điểm cá nhân thì tỉ lệ học sinh chưa đạt được tiêu chí đó cịn cao (20%, 44%, 50%, 55%, 30%), số học sinh đạt được lần lượt là (75%, 45%, 45%, 46%, 67%), còn số học sinh thực hiện tốt còn thấp (5%, 11%, 5%, 4%, 3%)

Lớp 10A5 trường THPT chuyên Phan Bội Châu: Các tiêu chí 2,3,4,5,6, tỉ lệ học sinh khơng đạt được thấp (0%), tỉ lệ học sinh đạt được cao (40%, 84%, 45%, 40%, 35% ), số học sinh làm bài tốt chiếm tỉ lệ cao (60%, 11%, 55%, 60%, 65%).

Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII (Lịch sử lớp 10 – ban cơ bản)

Đề kiểm tra đánh giá: Trình bày sự thành lập và những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Mạc. Em có nhận xét gì về vương triều Mạc?

Trong bài làm của học sinh, tiêu chí đánh giá tư duy phản biện tập trung một số biểu hiện sau:

Tiêu chí 1: Trên cơ sở sự thành lập của nhà Mạc, học sinh đánh giá được sự thay thế của nhà Mạc khi nhà Lê đã suy yếu, khủng hoảng là một tất yếu lịch sử. Nhà Mạc không phải là “ngụy triều”.

Tiêu chí 2: Học sinh thu thập được các tư liệu lịch sử về các chính sách đối nội của nhà Mạc:

Lập kinh đô thứ 2: Dương Kinh ở Hải Phịng (tầm nhìn hướng biển) Kinh tế: Mở mang thương nghiệp

Văn hóa – giáo dục: Khuyến khích phát triển chữ Nơm, tổ chức thi cử đều đặn: 65 năm 20 kì thi hội, 20 trạng nguyên, 456 tiến sĩ, nhiều nhân tài như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Thị Duệ…

Học sinh nhận xét được: nhà Mạc đã có nhiều chính sách để phát triển kinh tế. Tiêu chí 3: Học sinh thu thập được các tư liệu lịch sử về các chính sách đối ngoại của nhà Mạc trên cơ sở đó học sinh nhận xét được:

- Nhà Minh trong tình thế khó khăn: Bên ngồi nhà Minh đe dọa xâm lược, bên trong cựu thần nhà Lê chống đối cho nên nhà Mạc thi hành chính sách thần phục.

- Mục đích của nhà Mạc: Thần phục giả vờ, độc lập thực sự.

- Tuy nhiên, chính sách thần phục làm mất lòng dân, ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.

Tiêu chí 4: Nhận xét được: Nhà Mạc có nhiều chính sách để phát triển đất nước tuy nhiên nhà Mạc cịn nhiều hạn chế trong chính sách đối ngoại.

Kết quả điều tra thực nghiệm lớp 10A3 trường THPT Nguyễn Duy Trinh

Tiêu chí Các mức độ

Khơng đạt được Đạt được Tốt

Tiêu chí 1: 15% 57% 28%

Tiêu chí 2: 5% 75% 20%

Tiêu chí 3: 10% 62% 28%

Tiêu chí 4: 5% 71% 24%

Kết quả điều tra thực nghiệm lớp 10A5 trường THPT chun Phan Bội Châu

Tiêu chí Các mức độ

Khơng đạt được Đạt được Tốt

Tiêu chí 1: 0% 60% 40%

Tiêu chí 2: 0% 40% 60%

Tiêu chí 3: 0% 39% 61%

Tiêu chí 4: 0% 45% 55%

Qua kết quả điều tra thực nghiệm, các lớp 10A5 trường THPT chuyên Phan Bội Châu và lớp 10A3 trường THPT Nguyễn Duy Trinh khi dạy học bài 21 theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh và hình thức dạy học truyền thống đã dẫn đến két quả thực nghiệm như sau:

Kết quả thực nghiệm lớp 10A3 trường THPT Nguyễn Duy Trinh: Các tiêu chí 1,2,3,4 đòi hỏi học sinh phải phát huy kĩ năng thu thập tư liệu ngồi sách giáo khoa, phân tích thể hiện quan điểm cá nhân thì vẫn cịn có học sinh chưa đạt được tiêu chí đó (15%, 5%, 10%, 5%), số học sinh đạt được là (57%, 75%, 62%, 71%), còn số học sinh thực hiện tốt còn thấp (28%, 20%, 28%, 4%).

Kết quả thực nghiệm lớp 10A5 trường THPT chuyên Phan Bội Châu: Các tiêu chí 1,2,3,4 tỉ lệ học sinh khơng đạt được thấp (0%), tỉ lệ học sinh đạt được cao (40%, 84%, 45%, 40%, 35% ), số học sinh làm bài tốt chiếm tỉ lệ cao (60%, 11%, 55%, 60%, 65%),

Qua thực tiễn dạy học, tơi có một số nhận xét, lí giải nguyên nhân của sự chênh lệch giữa kết quả của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm như sau:

Về câu hỏi kiểm tra đánh giá: Chủ yếu để thực hiện mục đích kiểm tra sự phát triển của tư duy phản biện, cho nên, các thang bậc đánh giá tập trung vào khả năng thu thập và xử lí thơng tin, học sinh phải thể hiện rõ quan điểm của cá nhân đối với vấn đề đánh giá.

Ở lớp đối chứng, thực hiện giáo án theo phương pháp truyền thống cho nên, học sinh chủ yếu nắm được kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, không đủ tư liệu để hiểu rõ hơn về đóng góp và hạn chế của nhà Mạc, vì vậy, học sinh chưa đưa ra được quan điểm riêng khi đánh giá, phần lớn chịu ảnh hưởng của tư duy một chiều.

Ở lớp thực nghiệm, học sinh được tổ chức học tập theo phương pháp phát triển tư duy phản biện nên đã hình thành kĩ năng thu thập và xử lí tư liệu, phân tích, đánh giá tư liệu, từ đó đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề giáo viên yêu cầu.

Như vậy, thực hiện các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng phát triển tư duy phản biện trong mơn lịch sử sẽ hình thành cho học sinh những kĩ năng, kiến thức cần thiết để nhận thức đúng một vấn đề lịch sử.

Phần 3: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung

Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số

biện pháp phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông”, tôi rút ra một số kết luận như sau:

1.1. Trên cơ sở tổng quan các vấn đề lí luận và thực tiễn về tư duy, tư duy phản biện, tư duy phản biện lịch sử của học sinh ở trường THPT tôi nhận thấy:

Vấn đề phát triển tư duy phản biện lịch sử của HS ở trường THPT là cần thiết, phù hợp với các yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Giáo viên nhận thức được vai trò của năng lực tư duy phản biện của học sinh tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên chưa thực hiện các biện pháp để phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh.

Vấn đề nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phát triển năng lực tư duy phản biện của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT là vấn đề cần thiết.

1.2. Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, tơi đã lập được các tiêu chí đánh giá năng lực tư duy phản biện lịch sử của HS ở trường THPT, đó nó là nền tảng để thực hiện một số biện pháp phát triển năng lực tư duy phản biện lịch sử của HS ở trường THPT, đó là:

+ Biện pháp phát triển năng lực TDPB cho học sinh trong khởi động bài học. + Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực TDPB cho học sinh.

+ Dạy học phần kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực TDPB của học sinh.

+ Sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử để phát triển năng lực TDPB cho học sinh.

+ Phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh bằng các bài tập nhận thức

+ Tổ chức tranh biện trong dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh

Chúng tôi đã tiến hành TNSP tại các trường THPT. Kết quả TNSP cho thấy tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp phát triển tư duy phản biện lịch sử của HS ở trường THPT.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)