PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TẠI CÁC DOANH
4.1.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán
Qua khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du cho thấy bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp 100% được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Với mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung sẽ đảm bảo được sự thống nhất, tập trung, cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời, thuận lợi cho việc kiểm tra và phân công chuyên của kế toán. Chi tiết về bộ máy kế toán của các doanh nghiệp sản xuất gạch trên địa bàn huyện Tiên Du được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Hình thức bộ máy kế toán và bố trí nhân viên của các doanh nghiệp sản xuất gạch trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh
Tên Doanh nghiệp
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Hình thức ghi sổ Số nhân viên kế toán Trình độ chuyên môn của kế toán viên Đại học Cao đẳng Trung cấp Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng Tập trung Chứng từ ghi sổ 6 2 3 1 Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn
Tập trung Nhật ký chung
4 2 1 1
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Minh Đạo
Tập trung Nhật ký chung
4 2 1 1
Nguồn: Khảo sát tại các doanh nghiệp (2018) Chất lượng kế toán của 3 doanh nghiệp được khảo sát chủ yếu là trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp, không có nhân viên nào có trình độ trên đại học. Có thể thấy trình độ kế toán viên của các doanh nghiệp đã đáp ứng đủ yêu cầu
về chuyên môn nghiệp vụ.
Tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung với 6 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ: 2 nhân viên trình độ đại học, 3 nhân viên cao đẳng và 1 nhân viên trung cấp. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện ở sơ đồ 4.1.
Ghi chú :
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ nghiệp vụ
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng Tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn bộ máy kế toán có 4 nhân viên trong đó: 2 người trình độ đại học, 1 người trình độ cao đẳng và 1 người trình độ trung cấp. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện ở sơ đồ 4.2.
Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư & TSCĐ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán phân xưởng Thủ quỹ Kế toán tiền lương Kế toán trưởng
Ghi chú :
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ nghiệp vụ
Sơ đồ 4.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân sơn
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn Tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Minh Đạo bộ máy kế toán có 4 nhân viên trong đó: 2 người trình độ đại học, 1 người trình độ cao đẳng và 1 người trình độ trung cấp. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện ở sơ đồ 4.3. Kế toán thanh toán Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán phân xưởng Thủ quỹ Kế toán trưởng
Ghi chú :
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ nghiệp vụ
Sơ đồ 4.3. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Minh Đạo
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Minh Đạo) Các nhân viên kế toán của những doanh nghiệp này được phân công, phân nhiệm nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán tại một số doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh được thể hiện ở bảng 4.2.
Kế toán bán hàng Kế toán phân xưởng Thủ quỹ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán trưởng
Bảng 4.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán một số doanh nghiệp sản xuất gạch trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Minh Đạo
Kế toán
trưởng
- Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về công tác hạch toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp - Chỉ đạo trực tiếp xuống từng bộ phần theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc công ty.
Kế toán tổng hợp
Theo dõi, kiểm tra, đối chiếu công tác kế toán của từng bộ phận, tổng hợp số liệu kế toán và lập báo cáo kế toán. Kế toán vật tư
và Tài sản cố định
Theo dõi, ghi chép và phản ánh tình hình tăng giảm tồn kho vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm, tài sản. Kế toán tập
hợp chi phí và tính giá thành
Tập hợp chi phí phát sinh trong Công ty, tính giá thành sản phẩm. Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Tập hợp chi phí phát sinh trong Công ty, tính giá thành sản phẩm. Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Theo dõi, phản ánh tình hình tăng giảm tài sản, vật tư, hàng hóa....
- Tập hợp chi phí phát sinh trong Công ty, tính giá thành sản phẩm. Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Theo dõi, phản ánh tình hình tăng giảm tài sản, vật tư, hàng hóa....
Kế toán phân xưởng
Phản ánh chi phí có liên quan trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực
Phản ánh chi phí có liên quan trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực
Phản ánh chi phí có liên quan trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện
hiện lệnh nhập xuất vật tư, thành phẩm, báo cáo hàng ngày về tình trạng nhập – xuất kho
hiện lệnh nhập xuất vật tư, thành phẩm, báo cáo hàng ngày về tình trạng nhập – xuất kho
lệnh nhập xuất vật tư, thành phẩm, báo cáo hàng ngày về tình trạng nhập – xuất kho
Kế toán tiền lương và Bảo hiểm xã hội
Tính toán, trả lương cho nhân viên, theo dõi các khoản trích theo lương, đóng góp thành lập các quỹ.
Kế toán thanh toán
Quản lý thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi công nợ, thực hiện chi trả lương, thanh toán tiền mua hàng bên ngoài, kết hợp với thủ quỹ thu, chi theo đúng quy định, đối chiếu, kiểm tra, lập báo cáo, in sổ sách tồn quỹ báo cáo lãnh đạo.
Kế toán bán hàng
Phản ánh các nghiệp vụ bán hàng, chi phí bán hàng; quản lý thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi công nợ, thực hiện chi trả lương...
Thủ quỹ Ghi chép, phản ánh tình hình thu, chi tiền mặt của Công ty. Định kỳ, lập báo cáo quỹ, tiến hành kiểm kê quỹ khi hết năm tài chính.
Ghi chép, phản ánh tình hình thu, chi tiền mặt của Công ty. Định kỳ, lập báo cáo quỹ, tiến hành kiểm kê quỹ khi hết năm tài chính.
Ghi chép, phản ánh tình hình thu, chi tiền mặt của Công ty. Định kỳ, lập báo cáo quỹ, tiến hành kiểm kê quỹ khi hết năm tài chính.
Đánh giá chung
Với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các bộ phận, xưởng sản xuất được tập trung tại một điểm, bố trí ngay gần nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp nên bộ máy kế toán của các doanh nghiệp tổ chức theo mô hình tập trung là hoàn toàn hợp lý. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung có những ưu điểm nổi trội như thuận tiện trong phân công, chuyên môn hóa công việc đối với cán bộ kế toán và trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán, xử lý và cơ giới hóa công tác kế toán; tổ chức bộ máy kế toán, tiết kiệm chi phí hạch toán; việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng cũng như các nhà quản lý đối với hoạt động quản lý tài sản và sử dụng kinh phí của đơn vị; kiểm tra, xử lý, cung cấp kịp thời thông tin kế toán.
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng trung bình mỗi tháng có khoảng 100 hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra, tương ứng 100 phiếu xuất kho cộng thêm các chứng từ khác như hóa đơn bán lẻ, hóa đơn đầu vào, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kho, phiếu thu, phiếu chi... thì mỗi tháng công ty có thể phát sinh khoảng 400 -500 chứng từ. Bộ máy kế toán của công ty gồm 6 nhân viên. Trong khi Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Minh Đạo khối lượng công việc cũng tương đương Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng nhưng công ty chỉ bố trí 4 nhân viên kế toán mà vẫn đảm bảo hoàn thành công việc. Vì vậy, với bộ máy kế toán có 6 nhân viên kế toán ở công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bắc Hưng thì hơi nhiều so với khối lượng công việc phát sinh. Bộ máy kế toán của công ty cồng kềnh, lượng nhân sự bố trí không tương xứng với khối lượng công việc, công ty có thể cắt giảm 1 nhân viên kế toán.
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn trung bình mỗi tháng có khoảng 250 - 300 chứng từ phát sinh. Với bộ máy kế toán có 4 nhân viên là khá phù hợp, các kế toán dù phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhưng khối lượng công việc không quá nhiều nên kế toán viên vẫn có khả năng hoàn thành công việc.