- Hiện nay, chế độ kế toán thường xuyên có những thay đổi, việc thay đổi cho phù hợp với thực tiễn là rất cần thiết song nhà nước cần nhanh chóng tạo dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tránh sự thay đổi liên tục trong công tác kế toán tài chính, bởi hệ thống kế toán có hoàn chỉnh, ổn định thì mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chế độ chính sách kế toán, làm cho kế toán là công cụ quản lý quan trọng đúng như chức năng, vai trò cung cấp thông tin hữu ích, hoàn thiện chế độ chính sách phù hợp thông lệ kế toán quốc tế, đón bắt được xu thế hội nhập sao cho chế độ được áp dụng ổn định, lâu dài đồng thời phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, phù hợp với hệ thống pháp luật, trình độ của kế toán Việt Nam hiện nay.
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, cập nhật và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán DN đã ban hành và ban hành mới các chuẩn mực chưa có.
Nhà nước cần tạo điều kiện cho Hiệp hội kế toán được giao lưu, liên hệ với các hiệp hội trên thế giới để có thể học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm trong công tác kế toán, từ đó có thể áp dụng làm cho công tác kế toán ngày càng khoa học và hiện đại.
- Tăng cường phổ biến, cập nhật các kiến thức kế toán mới tới doanh nghiệp. Bộ tài chính, tổng cục thuế và các cơ quan chức năng phải thường xuyên mớ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho kế toán các đơn vị mỗi khi có sự thay đổi trong chính sách, chế độ mới để có thể giải thích, hướng dẫn cho các doanh nghiệp hiểu và vận dụng đúng, tránh tình trạng để doanh nghiệp tự làm theo cách hiểu của mình, đến khi làm sai lại bị nộp phạt.
Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nhà nước cũng nên đầu tư cho việc phát triển hệ thống tài chính doanh nghiệp bằng cách mở các trang web điện tử, hay lập các đường dây nóng trả lời thắc mắc của doanh nghiệp về các chế độ mới hay các vấn đề về thuế. Tránh để tình trạng các doanh nghiệp thắc mắc mà không biết hỏi ai.
Để nâng cao công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, các tổ chức đào tạo, tư vấn về quản lý kinh tế, kế toán cần :
- Sớm đổi mới, hoàn thiện chương trình đào tạo kế toán quản trị (đa số các tổ chức đào tạo, tư vấn hiện nay của Việt Nam chỉ dừng lại mô hình kế toán quản trị trong các doanh nghiệp có hệ thống quản lý theo hướng chuyên môn hoá).
- Gắn liền đào tạo chuyên viên kế toán trên công cụ xử lý thông tin hiện đại. - Phân định rõ chương trình, cấp bậc đào tạo từ thấp đến cao để giúp doanh nghiệp có một nhận định đúng về trình độ kế toán của người học trong việc xây dựng chiến lược nhân sự.
- Thực hiện phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn và phục vụ cho việc phát tiển thực tiễn thông qua tổ chức hội thảo kế toán, liên kết đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.