nghiệp công lập
2.1.4.1. Đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Mỗi đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức đều được thành lập bởi các chủ thể quản lý khác nhau và thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau, do vậy mỗi loại hình đơn vị, doanh nghiệp hay tổ chức khác nhau có những đặc điểm riêng và đòi hỏi yêu cầu quản lý cũng khác nhau. Như vậy, đặc điểm của đơn vị sự nghiệp khác với đặc điểm của các doanh nghiệp và các tổ chức khác cần được nghiên cứu vì nó ảnh hưởng đến nhu cầu quản lý nói chung và ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp nói riêng.
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập để xác định được vị trí, lĩnh vực hoạt động và cơ chế tài chính mà đơn vị tuân thủ, mô hình hoạt động của đơn vị từ đó xác định được phạm vi, tính chất và đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn với từng đối tượng kế toán cụ thể trong mỗi loại đơn vị. Qua đó tổ chức phù hợp với mỗi loại hình đơn vị. Tùy theo yêu cầu quản lý khác nhau ở mỗi loại đơn vị, mỗi cấp dự toán khác nhau có thể xây dựng hệ thống BCTC phản ánh thông tin ở các mức độ khác nhau về các đối tượng kế toán. Do vậy, khi tiến hành tổ chức công tác kế toán không thể không nghiên cứu về phân loại đơn vị sự nghiệp công lập.
2.1.4.2. Khuôn khổ pháp lý về kế toán và quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Môi trường pháp lý (Khuôn khổ pháp lý) bao gồm toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy và việc vận hành trong thực tế của hệ thống này. Trong đó, đứng dưới góc độ tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập, khuôn khổ pháp lý về kế toán và quản lý tài chính ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập là luật kế toán, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán và các văn bản pháp quy liên quan đến cung cấp dịch vụ công, hoạt động kế toán như các bộ luật về thuế, luật cán bộ công chức, luật ngân sách, chế độ quản lý và trích khấu hao TSCĐ…Khi tổ chức công tác kế toán cần nắm vững các văn bản pháp quy về kế toán, tài chính, và vận dụng phù hợp với đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập.
2.1.4.3. Nhu cầu thông tin kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
được nhu cầu thông tin kế toán của các nhà quản lý trong các đơn vị Sự nghiệp công lập. Nhu cầu thông tin của các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm các thông tin kế toán tài chính và các thông tin kế toán quản trị. Về nguyên tắc, các thông tin kế toán tài chính được cung cấp phải tuân thủ chế độ kế toán. Các thông tin kế toán quản trị được cung cấp theo nhu cầu sử dụng thông tin nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập. Nhu cầu thông tin kế toán quản trị rất đa dạng và thường không được chuẩn hóa.
Các thông tin kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập rất đa dạng, do đó khi tổ chức công tác kế toán cần phân tích kỹ để có thể xác định chính xác nhu cầu thông tin, từ đó vận dụng các phương pháp kế toán phù hợp và cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.
2.1.4.4. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Hình thức tổ chức bộ máy quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ chi phối quá trình tổ chức, quản lý các hoạt động của đơn vị này. Do vậy, ảnh hưởng đến quá trình tổ chức trong các đơn vị này. Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập có thể lựa chọn một trong 3 hình thức tổ chức quản lý sau để tổ chức quản lý các hoạt động diễn ra trong đơn vị sự nghiệp công lập:
- Tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến
- Tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình theo chức năng
- Tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình hỗn hợp
2.1.4.5. Đặc điểm quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập được duy trì và đảm bảo chủ yếu bằng nguồn NSNN theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Do vậy, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ chế độ quản lý tài chính công. Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh và theo dõi tình hình thu - chi, tình hình quyết toán ngân sách để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo,… Do đó, việc quản lý tài chính có hiệu quả hay không là nguyên nhân dẫn đến sự thành công hay thất bại của các đơn vị Sự nghiệp công lập.. Chính vì vậy, công tác quản lý tài chính sẽ chi phối và tác động rất lớn đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
2.1.4.6. Năng lực nhân viên kế toán
Là một yếu tố quan trọng tác động đến tổ chức công tác kế toán vì họ là những người trực tiếp vận hành kế toán tại đơn vị, nên nếu năng lực nhân viên kế toán không đáp ứng yêu cầu sẽ làm tổ chức công tác kế toán của đơn vị xấu đi. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, số năm kinh nghiệm làm việc tại đơn vị, tinh thần ham học hỏi và cầu tiến, nhân viên kế toán cần có trình độ sử dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu về năng lực, góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thiện và phát triển hệ thống tổ chức công tác kế toán, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thông tin hay việc giám sát, điều hành của cơ quan chủ quản. Như vậy, các nhân viên kế toán chuyên nghiệp, có năng lực sẽ giúp nâng cao chất lượng tổ chức công tác kế toán tại đơn vị.
2.1.4.7. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc tốt là yếu tố thu hút nguồn nhân lực. Môi trường làm việc đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin và có chế độ đào tạo, đãi ngộ tốt với nhân viên được xem là môi trường làm việc tốt và ngược lại. Kế toán viên cần có một môi trường làm việc tốt, một chế độ đãi ngộ xứng đáng với kết quả công việc mà họ bỏ ra như các chính sách thi đua khen thưởng và thăng tiến trong công việc nhằm động viên tinh thần, nâng cao trách nhiệm trong công việc, ảnh hưởng tích cực đến tổ chức công tác kế toán.
2.1.4.8. Tổ chức kiểm tra kế toán
Kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đúng chính sách, chế độ được ban hành, thông tin do kế toán cung cấp có độ tin cậy cao, việc tổ chức công tác kế toán tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.
Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh trên các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán, kiểm tra việc chấp hành chế độ, thể lệ về kế toán, việc tổ chức bộ máy kế toán, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác, việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán trưởng.
2.1.4.9. Tình hình trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán
Phần mềm kế toán là yếu tố quan trọng trong công việc kế toán. Vì thế, phần mềm phải đảm bảo chất lượng về mặt kỹ thuật cũng như nội dung nhờ phần mềm ít bị lỗi, giao diện thân thiện với người sử dụng hay có tính tương thích với
hệ điều hành máy tính hiện nay. Yếu tố này, sẽ ảnh hưởng lớn đến tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng và khu vực công nói chung.