Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toá nở một số trường Đại học trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 53 - 55)

thế giới và ở Việt Nam

Trên góc độ kế toán tài chính, hệ thống kế toán trong lĩnh vực công (trong đó có các trường đại học) tại hầu hết các quốc gia đều là hệ thống kế toán trên cơ sở tiền mặt (cash-based accounting), tuy nhiên trong những năm gần đây có rất nhiều quốc gia ở châu Âu đã chuyển đổi sang hệ thống kế toán trên cơ sở dồn tích (accrual-based accounting). Kết quả điều tra việc áp dụng kế toán trên cơ sở dồn tích trong lĩnh vực công tại Vương quốc Anh và Romania cho thấy 65,4% nhân viên kế toán và tài chính trong lĩnh vực công thích áp dụng kế toán trên cơ sở dồn tích hơn, tuy nhiên việc chuyển đổi hệ thống kế toán trên cơ sở tiền sang hệ thống kế toán trên cơ sở dồn tích phức tạp hơn và tốn kém chi phí hơn chưa bộc lộ được nhiều lợi ích đối với các tổ chức. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo tài chính của các trường đại học chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của các đối tượng quan tâm. Hiện nay các trường đại học đều đang cần đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng gia tăng, và do đó cần vay vốn ngân hàng (chủ yếu là trung và dài hạn), chính vì vậy, cần bổ sung báo cáo lưu chuyển tiền và thuyết minh đầy đủ cho các báo cáo kế toán.

Tổ chức công tác kế toán trong các trường đại học tại một số nước trên thế giới đang tồn tại một số vấn đề hạn chế tới thông tin cung cấp cho các nhà quản lý. Tổ chức công tác kế toán vi tính hóa ở các nước đang phát triển đang bị đe dọa về sự an toàn của hệ thống. Sự phá hủy vô tình hoặc cố ý của nhân viên kế toán, sự xâm nhập của vi rút máy tính, hay sự công bố thông tin không đúng đối tượng có thể dẫn tới những thiệt hại về tài chính cho các tổ chức. Theo kết quả điều tra các trường đại học ở Tây nam Nigeria năm 2007, hệ thống thông tin quản lý, trong đó có vai trò quan trọng của tổ chức công tác kế toán đang gặp phải một số vấn đề như mạng lưới kết nối thông tin kém, ngân quĩ đầu tư cho hệ thống còn nghèo nàn và hệ thống thông tin này chưa được sử dụng một cách tương xứng trong việc lập kế hoạch dài hạn cũng như kế hoạch ngắn hạn tại các trường đại học.

Kết quả điều tra về việc lập dự toán trong các trường đại học công lập ở Malaysia năm 2003 cho thấy mặc dù có nhiều đặc điểm của một hệ thống dự toán tốt, hệ thống dự toán trong các trường đại học công lập tại Malaysia cần phân

định rõ ràng trách nhiệm giữa các nhà quản lý cấp cao và các nhà quản lý cấp thấp; nhân viên cần được tham gia vào việc thiết lập các mục tiêu và quá trình lập dự toán; cần trau dồi kiến thức và kỹ năng lập dự toán cho nhân viên; và cần nâng cao chất lượng thông tin để có thể ra được các quyết định tốt hơn.

Các trường đại học ở Italia không gặp phải các vấn đề về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, nhưng lại có hạn chế về tổ chức công tác kế toán. Các trường đại học ở Italia đang thiếu hệ thống kế toán chi phí và hệ thống kiểm soát quản lý, đây là hai nguồn thông tin quan trọng để nâng cao hiệu quả và hiệu năng hoạt động của các trường đại học. Các trường đại học ở Hy Lạp cũng đang tiến hành cải cách hệ thống kế toán để đáp ứng việc cải cách phân bổ nguồn lực của mình sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.

Bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác kế toán, bao gồm nhóm các yếu tố công nghệ, nhóm các yếu tố môi trường, nhóm các yếu tố tổ chức và nhóm các yếu tố xã hội và đạo đức. Khi các yếu tố này thay đổi, cần thiết kế lại tổ chức công tác kế toán và xác định lại các chức năng của chúng. Việc cải cách các trường đại học với việc tăng quyền tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tài chính đòi hỏi hệ thống kế toán cần có những đổi mới theo để kiểm soát việc thực hiện tự chủ.

Chi phí phát sinh trong các trường đại học tại Mỹ ngày càng gia tăng, và hệ thống kế toán truyền thống không cung cấp được những thông tin thích hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động của trường đại học, nhất là trong việc sử dụng các nguồn lực hạn chế. Điều này đòi hỏi hệ thống kế toán cần được thiết kế lại và cần xây dựng các chỉ tiêu hợp lý để đánh giá và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường đại học. Ngân sách nhà nước cấp cho các trường đại học công lập ngày càng bị cắt giảm, do đó các trường đại học cần áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí mới để kiểm soát chi phí. Phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động sẽ giúp kết nối giữa số liệu kế toán với với kế hoạch chiến lược của trường đại học thông qua việc đo lường hoạt động để phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn. Mô hình kế toán chi phí theo hoạt động (activity based costing) hoàn toàn có thể ứng dụng vào các trường đại học tại Malaysia hay tại các trường đại học tại Australia. Phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động cũng có thể được ứng dụng hiệu quả trong các thư viện của trường đại học nhằm cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất hoạt động của thư viện. Trong nhiều năm, tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học công lập Tây Ban Nha chủ yếu tâp trung vào quá trình lập và sử dụng dự toán. Tuy nhiên trong môi trường toàn cầu hóa,

các trường đại học công lập phải đối mặt với rất nhiều thay đổi, có cơ cấu tổ chức phức tạp hơn và việc phân cấp quản lý sâu rộng hơn và được trao quyền tự chủ tài chính theo Luật các trường đại học năm 2001. Những thay đổi này đòi hỏi các trường đại học cần có một mô hình quản lý phù hợp và do đó tổ chức công tác kế toán cũng cần có những đổi mới nhất định.

Ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị nói chung và tại các trường công lập nói riêng là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, trong đó có các đề tài khoa học, bài báo, tạp chí, bài viết tham luận hội thảo khoa học, luận văn; nội dung các công trình nghiên cứu này mang tính định hướng, đề cập từ những quan điểm về cơ chế, chính sách đến các giải pháp về đổi mới và hoàn thiện phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung như:

Theo Đặng Quỳnh Trinh (2016): “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh”, đã nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước, đề tài nghiên cứu đã nâng cao hiểu biết về vị trí vai trò của công tác quản lý tài chính – kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tại các trường.

Theo Đào Diệu Liên (2017): “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung”, Luận văn thạc sỹ kế toán. Tác giả đã nêu được cơ sở lý thuyết cơ bản về tổ chức công tác kế toán và đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung.

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên nặng về mô tả thực trạng tổ chức kế toán, các phân tích, đánh giá còn mang tính chủ quan do phương pháp nghiên cứu của tác giả chưa chỉ rõ nguồn dữ liệu sơ cấp, nguồn dữ liệu thứ cấp và việc vận dụng các phương pháp: Điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích, so sánh trong nghiên cứu như thế nào cũng như chưa làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)