Đặc điểm hoạt động của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 57 - 59)

Nhà trường hoạt động trên hai mảng chính đó là mảng hành chính sự nghiệp gồm cung cấp dịch vụ đào tạo và mảng dịch vụ sản xuất gồm gia công hàng may mặc và tổ chức các lớp đào tạo cho các doanh nghiệp.

Hoạt động với tư cách là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, trong đó phần lớn kinh phí bù đắp bằng lệ phí, học phí, doanh thu hoạt động sản xuất dịch vụ, và một phần bù đắp bằng khoản xin cấp từ ngân sách nhà nước. Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là đơn vị dự toán cấp một.

3.1.2.1. Hoạt động hành chính sự nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế, trường đã áp dụng phương pháp đào tạo theo hướng ứng dụng, lấy người học làm trung tâm, đảm bảo HSSV ra trường làm việc được ngay mà không phải đạo tạo lại. Nhà trường chú trọng tới phương pháp giảng dạy với trọng tâm là kết hợp học thực hành ứng dụng với lao động sản xuất. Trong quá trình học, học viên được học lý thuyết xen kẽ với thực hành theo phương thức học xong lý thuyết đến đâu thì thực hành đến đó. Khối ngành kỹ thuật được thực hành bằng những sản phẩm thực được thiết kế để phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu; Khối ngành kinh tế được thực hành tại các phòng tin học, kế toán ảo,

nhà máy của trường và một số doanh nghiệp khác.

Để nắm bắt nhu cầu đào tạo, hàng năm, nhà trường khảo sát nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp thông qua các hình thức tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo xác định nhu cầu đào tạo.... Qua khảo sát, nhà trường thu được căn cứ từ thực tiễn sản xuất kinh doanh để xây dựng kế hoạch đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo.

Trong giai đoạn 2010-2016, nhà trường giữ ổn định Quy mô đào tạo chính quy từ 6000-8000 sinh viên. Một tín hiệu tích cực trong công tác tuyển sinh của Nhà trường là cơ cấu tuyển sinh ngành nghề có sự chuyển dịch và thay đổi rất rõ rệt, tỷ lệ học sinh – sinh viên khối ngành dệt may tăng lên nhanh chóng, từ 66,4% năm 2009, đến năm 2017 là 94,9%. Từ đó giúp Nhà trường tập trung vào đào tạo ngành cốt lõi của mình phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành.

3.1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh

a. Hoạt động sản xuất dịch vụ

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội có trung tâm sản xuất dịch vụ có nhiệm vụ là hoạt động gia công hàng may mặc chủ yếu là áo khoác, áo veston tạm nhập tái xuất thông qua công ty thứ ba. Với lợi thế có kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong ngành dệt may thêm nữa là đội ngũ lao động chất lượng cao được đào tạo từ trường, Trung tâm sản xuất dịch vụ của Trường đã có thành tựu lớn trong sản xuất kinh doanh, với tổng số hơn 500 công nhân sản xuất đạt doanh thu trên 50 tỷ một năm.

b. Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp

Đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp là mảng đào tạo rất được Nhà trường quan tâm, từ việc khảo sát nhu cầu, xây dựng chương trình học liệu và bố trí những giảng viên giỏi về chuyên môn và giàu kinh nghiệm triển khai thực tiễn giảng dạy. Trong những năm vừa qua, hình thức đào tạo theo phương thức tư vấn, “chuyển giao đồng bộ dây chuyền sản xuất” và “chuyển giao đồng bộ nhà máy sản xuất” đã được nhà trường thực hiện thành công đối với nhiều doanh nghiệp. Sau một khoá đào tạo trong vòng 03 đến 06 tháng, trường sẽ chuyển giao cho doanh nghiệp một đội ngũ nhân lực hoàn chỉnh của một

nhà máy sản xuất hoặc một dây chuyền sản xuất bao gồm: cán bộ quản lý nhà máy, cán bộ kỹ thuật và quản lý chất lượng trong nhà máy, tổ trưởng, tổ phó, kỹ thuật chuyền, kiểm hoá và đội ngũ công nhân kỹ thuật ở các vị trí sản xuất trong dây chuyền theo đúng yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

Nhà trường thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng theo nhu cầu của doanh nghiệp cho khoảng 2000 học viên/năm. Cụ thể là các khóa học:

- Giám đốc doanh nghiệp dệt may - Tổ trưởng sản xuất ngành may

- Đào tạo chuyển giao công nghệ sản xuất tinh gọn

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý khác theo các chuyên đề: Giác sơ đồ, làm mẫu rập, quản lý thiết bị, quản lý đơn hàng- Merchandiser…

- Tin học ứng dụng ngành may - Sửa chữa thiết bị may

- Tiếng anh chuyên ngành may

Các hoạt động đào tạo và sản xuất kinh doanh đã đảm bảo phần lớn nguồn tài chính cho hoạt động của trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)