Công nghiệp Dệt may Hà Nội
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn, chúng tôi nhận thấy vai trò của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới việc ra quyết định của quản lý nhà trường. Ngoài ra, từ
việc tìm hiểu, nghiên cứu những kinh nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam, Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội cũng rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất, bên cạnh các chứng từ bắt buộc thì cần phải thiết kế các chứng
từ hướng dẫn phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu, yếu tố cần thiết để thuận tiện cho việc hạch toán ban đầu. Nhằm phục vụ cho việc cung cấp thông tin được kịp thời, đầy đủ. Mặc dù, việc hoàn thiện hệ thống chứng từ phụ thuộc vào đặc điểm, quy mô hoạt động của từng trường nhưng các trường cũng cần phải có định hướng cụ thể. Ngoài ra, thiết lập quy trình vận hành (lập – tiếp nhận) của chứng từ cũng rất cần thiết vì nó ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin.
Thứ hai, cần chủ động xây dựng các tài khoản chi tiết trên cơ sở hệ thống
tài khoản tổng hợp mà Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) đã ban hành, để theo dõi cho các nội dung hoạt động và đối tượng cụ thể. Có như vậy, thông tin kế toán mới được thu nhận và cung cấp kịp thời, đầy đủ, thích hợp.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán và cách thức tổ chức báo cáo.
Hoạt động của trường bao gồm nhiều khâu và do nhiều bộ phận khác nhau thực hiện. Hiệu quả hoạt động của nhà trường, chính là hiệu quả hoạt động của các khâu, các bộ phận thực hiện. Báo cáo kế toán cần phải chi tiết được cho từng khâu hoạt động và từng bộ phận trong nhà trường. Đồng thời, nội dung của báo cáo phải thể hiện được số liệu dự toán, số liệu thực hiện và chênh lệch giữa hai loại số liệu này trong từng kỳ, từng lần báo cáo. Ngoài ra, việc thiết lập chế độ và cách thức báo cáo cũng cần được chú ý để đảm bảo rằng, việc cung cấp thông tin là thường xuyên, liên tục, đầy đủ và kịp thời.
Thứ tư, hoàn thiện tổ chức kế toán phải được thực hiện ở cả hai khía cạnh:
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là trường công lập, tiền thân là trường Đào tạo Bồi dưỡng Kỹ thuật Nghiệp vụ May mặc được thành lập theo quyết định số 27/NT ngày 19 tháng 1 năm 1967 của Bộ trưởng Bộ Nội thương. Trải qua nhiều lần đổi tên và nâng cấp, ngày 04/6/2015 Trường được nâng cấp thành Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội theo Quyết số 769/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại trường Cao đẳng Công Nghiệp Dệt may-Thời trang Hà Nội.
3.1.2. Đặc điểm hoạt động của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
Nhà trường hoạt động trên hai mảng chính đó là mảng hành chính sự nghiệp gồm cung cấp dịch vụ đào tạo và mảng dịch vụ sản xuất gồm gia công hàng may mặc và tổ chức các lớp đào tạo cho các doanh nghiệp.
Hoạt động với tư cách là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, trong đó phần lớn kinh phí bù đắp bằng lệ phí, học phí, doanh thu hoạt động sản xuất dịch vụ, và một phần bù đắp bằng khoản xin cấp từ ngân sách nhà nước. Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là đơn vị dự toán cấp một.
3.1.2.1. Hoạt động hành chính sự nghiệp
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế, trường đã áp dụng phương pháp đào tạo theo hướng ứng dụng, lấy người học làm trung tâm, đảm bảo HSSV ra trường làm việc được ngay mà không phải đạo tạo lại. Nhà trường chú trọng tới phương pháp giảng dạy với trọng tâm là kết hợp học thực hành ứng dụng với lao động sản xuất. Trong quá trình học, học viên được học lý thuyết xen kẽ với thực hành theo phương thức học xong lý thuyết đến đâu thì thực hành đến đó. Khối ngành kỹ thuật được thực hành bằng những sản phẩm thực được thiết kế để phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu; Khối ngành kinh tế được thực hành tại các phòng tin học, kế toán ảo,
nhà máy của trường và một số doanh nghiệp khác.
Để nắm bắt nhu cầu đào tạo, hàng năm, nhà trường khảo sát nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp thông qua các hình thức tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo xác định nhu cầu đào tạo.... Qua khảo sát, nhà trường thu được căn cứ từ thực tiễn sản xuất kinh doanh để xây dựng kế hoạch đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo.
Trong giai đoạn 2010-2016, nhà trường giữ ổn định Quy mô đào tạo chính quy từ 6000-8000 sinh viên. Một tín hiệu tích cực trong công tác tuyển sinh của Nhà trường là cơ cấu tuyển sinh ngành nghề có sự chuyển dịch và thay đổi rất rõ rệt, tỷ lệ học sinh – sinh viên khối ngành dệt may tăng lên nhanh chóng, từ 66,4% năm 2009, đến năm 2017 là 94,9%. Từ đó giúp Nhà trường tập trung vào đào tạo ngành cốt lõi của mình phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành.
3.1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh
a. Hoạt động sản xuất dịch vụ
Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội có trung tâm sản xuất dịch vụ có nhiệm vụ là hoạt động gia công hàng may mặc chủ yếu là áo khoác, áo veston tạm nhập tái xuất thông qua công ty thứ ba. Với lợi thế có kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong ngành dệt may thêm nữa là đội ngũ lao động chất lượng cao được đào tạo từ trường, Trung tâm sản xuất dịch vụ của Trường đã có thành tựu lớn trong sản xuất kinh doanh, với tổng số hơn 500 công nhân sản xuất đạt doanh thu trên 50 tỷ một năm.
b. Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp
Đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp là mảng đào tạo rất được Nhà trường quan tâm, từ việc khảo sát nhu cầu, xây dựng chương trình học liệu và bố trí những giảng viên giỏi về chuyên môn và giàu kinh nghiệm triển khai thực tiễn giảng dạy. Trong những năm vừa qua, hình thức đào tạo theo phương thức tư vấn, “chuyển giao đồng bộ dây chuyền sản xuất” và “chuyển giao đồng bộ nhà máy sản xuất” đã được nhà trường thực hiện thành công đối với nhiều doanh nghiệp. Sau một khoá đào tạo trong vòng 03 đến 06 tháng, trường sẽ chuyển giao cho doanh nghiệp một đội ngũ nhân lực hoàn chỉnh của một
nhà máy sản xuất hoặc một dây chuyền sản xuất bao gồm: cán bộ quản lý nhà máy, cán bộ kỹ thuật và quản lý chất lượng trong nhà máy, tổ trưởng, tổ phó, kỹ thuật chuyền, kiểm hoá và đội ngũ công nhân kỹ thuật ở các vị trí sản xuất trong dây chuyền theo đúng yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng theo nhu cầu của doanh nghiệp cho khoảng 2000 học viên/năm. Cụ thể là các khóa học:
- Giám đốc doanh nghiệp dệt may - Tổ trưởng sản xuất ngành may
- Đào tạo chuyển giao công nghệ sản xuất tinh gọn
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý khác theo các chuyên đề: Giác sơ đồ, làm mẫu rập, quản lý thiết bị, quản lý đơn hàng- Merchandiser…
- Tin học ứng dụng ngành may - Sửa chữa thiết bị may
- Tiếng anh chuyên ngành may
Các hoạt động đào tạo và sản xuất kinh doanh đã đảm bảo phần lớn nguồn tài chính cho hoạt động của trường.
3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội Dệt May Hà Nội
Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội được thể hiện trong hình sau đây:
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
3.1.4. Tình hình đội ngũ cán bộ của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội Hà Nội
Khối sự nghiệp của Trường có: 319 người, trong đó: giảng viên cơ hữu 276 (chiếm 87%); nhân viên và Cán bộ quản lý 43 (chiếm 13%).
Đối với giảng viên cơ hữu: 100% có trình độ từ đại học trở lên, trong đó: Tiến sỹ: 8 (2.9%), Thạc sỹ: 145 (52.5%), Đại học: 123 (44.6%). Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ còn thấp, việc tuyển dụng tiến sỹ các khối ngành dệt may khá khó khăn.
3.1.5. Kết quả hoạt động chủ yếu của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội Hà Nội
3.1.5.1. Kết quả hoạt động tài chính năm 2018
Bảng 3.1. Kết quả nguồn thu năm 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Nội dung Kế hoạch
2018 Thực hiện 2018 Tỷ trọng từng khoản thu/tổng số thu Dư đầu kỳ 2,635.49 2,635.49
A Thu hoạt động sự nghiệp 69,270.20 69,819.69 100.00%
I Nguồn ngân Sách 18,323.20 20,824.70 28.97%
1 Hỗ trợ đào tạo SV 14,323.20 14,534.80 21.07%
2 Tăng cường CSVC 3,500.00 4,500.00 6.52%
3 Đề tài NCKH, xây dựng chuẩn đầu ra
500.00 1,789.90
1.38%
II Học phí, lệ phí 46,447.00 45,405.72 65.82%
1 Đào tạo cấp bằng 44,200.00 42,876.43 62.16%
2 Đào tạo không cấp bằng 2,200.00 2,294.55 3.33%
3 Lệ phí 47.00 234.74 0.34%
III Thu sự nghiệp khác 4,500.00 3,589.26 5.20%
1 Lãi TGNH 900.00 984.71 1.43%
2 Ký túc xá 600.00 632.75 0.92%
4 Thu khác 3,000.00 1,971.81 2.86%
B Thu hoạt động sản xuất dịch vụ
IV Kinh doanh dịch vu 64,000.00 63,827.79 100%
1 Thu gia công xuất khẩu 60,000.00 61,286.99 96.02%
2 Dịch vụ đào tạo 3,000.00 1,772.30 2.77%
3 Thu gia công học tập 800.00 664.02 1.04%
4 Trông xe 200.00 104.48 0.16%
V Tài trợ (học bổng) 318.99
Bảng 3.2. Chi tiết các khoản chi hoạt động sự nghiệp 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Nội dung Kế hoạch 2018 Thực hiện 2018
Tỷ trọng từng khoản chi/tổng
chi
Tổng chi thường xuyên
55,225.00
56,742.67
I Chi thanh toán cho cá nhân
39,675.00
41,904.99
1 Chi cho thu nhập của cán bộ
công nhân viên
35,400.00 37,462.99 66.02% Lương và phụ cấp theo ngạch bậc 25,900.00 27,305.96
Lương tăng thêm và phụ cấp khác
9,500.00
10,157.03
2 Chi các khoản đóng góp theo
lương
3,890.00
4,228.76 7.45%
Bảo hiểm xã hội
2,900.00 3,176.86 Bảo hiểm y tế 490.00 540.79
Bảo hiểm thất nghiệp
165.00
180.26
Kinh phí công đoàn
335.00
330.84
3 Thuê chuyên gia và hợp đồng lao
động
385.00
213.24 0.38%
Thuê chuyên gia và giảng viên
trong nước
320.00
169.88
Thuê lao động trong nước
65.00 43.37 II Chi hỗ trợ người học 1,900.00 2,339.65 4.12%
III Chi cơ sở vật chất
1,700.00
TT Nội dung Kế hoạch 2018 Thực hiện 2018 Tỷ trọng từng khoản chi/tổng chi
1 Chi sửa chữa duy tu bảo dưỡng
1,200.00 1,760.81 2 Vật tư văn phòng 500.00 318.99
IV Chi dịch vụ mua ngoài
3,750.00
4,445.19 7.83%
1 Năng lượng và dịch vụ công cộng
2,500.00
2,945.50
2 Thông tin truyền thông
750.00
876.75
3 Chi phí thuê mướn khác
500.00
622.94
V Chi chuyên môn nghiệp vụ
6,750.00 5,065.56 8.93% 1 Công tác phí 650.00 745.84
2 Hỗ trợ nghiên cứu sinh, Đào tạo cán bộ
900.00
610.62
3 Nghiệp vụ chuyên môn
5,200.00 3,709.11 VI Chi khác 1,450.00 907.48 1.60%
VII Chi thực hiện đề tài
500.00 1,789.90
VIII Chi đầu tư mua sắm thiết bị
3,500.00 4,500.00 TỔNG CỘNG CHI 59,225.00 63,032.57
Bảng 3.3. Chi tiết các quỹ
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Nội dung Số dư đầu
năm 2018 Số thu năm 2018 Số chi năm 2018 Dư cuối năm 2018
1 Quỹ khen thưởng 26.33 28.00 54.32 0.01
2 Quỹ phúc lợi 148.45 148.02 286.52 9.95
3 Quỹ ổn định thu nhập 3,271.19 3,271.19
4 Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 22,167.89 3.920.00 1,465.00 24,622.89 5 Quỹ học bổng doanh nghiệp tài trợ 320.01 318.99 193.99 445.01
CỘNG 25,933.87 4,415.01 1,999.83 28,349.05
Bảng 3.4. Chi tiết hoạt động sản xuất gia công xuất khẩu
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Nội dung Giá trị Ghi chú
I Doanh thu 61.286,99 II Chi phí 60.876,21 1 Chi lương 42.705,02 2 Ăn ca 3.541,76 3 Chi phí BHXH, BHYT, BHTN, CĐ 3.780,31 - Chi phí BHXH 2.940,24 Chi phí BHYT 504,04 BHTN 168,00
Kinh phí công đoàn 168,01
4 Chi phí khấu hao 500,00
5 Chi phí vật tư, dịch vụ thuê ngoài 8.041,70
6 Chi phí quản lý 937,42
7 Chi phí thuê ngoài gia công 1.370,00
3.1.5.2. Đầu tư của trường năm 2018
Danh mục các trang thiết bị được đầu tư năm 2018 thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.5. Đầu tư cơ sở vật chất năm 2018
Đơn vị tính: đồng
TT Nội dung đầu tư mua
sắm
Đơn vị
Số
lượng Giá trị Ghi chú
1 Thiết bị tin học Bộ 122 1.373.830.000
2 Thiết bị trình chiếu ( ti vi)
Chiếc 13 231.650.000
3 Điều hòa thông gió chiếc 3 60.063.000
4 Thiết bị may chuyên dung, máy 1 kim điện tử
Bộ 57 4.299.598.000
Cộng 5.965.141.000 1,465 tỷ từ quỹ
phát triển hoạt động SN
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp từ các báo cáo kế toán và báo cáo hoạt động của trường. Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp các thông tin thứ cấp khác có liên quan đến vấn đề tổ chức công tác kế toán từ các nguồn khác nhau như công trình nghiên cứu khoa học đã công bố, sách, tạp chí khoa học chuyên ngành và trên Internet.
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ quản lý, các nhân viên nghiệp vụ. Để tiến hành điều tra, tác giả đã xây dựng biểu mẫu điều tra cho từng đối tượng, xin ý kiến lãnh đạo trường cũng như phòng Kế toán rồi phát phiếu điều tra tới từng đối tượng được điều tra. Đối tượng điều tra là các cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ kế toán.
Bảng 3.6. Tổng hợp mẫu điều tra
TT Đối tượng phỏng vấn Tổng số Quản lý
cấp cao
Quản lý cấp cơ sở
Nhân viên
1 Ban Giám hiệu, chủ tài khoản 1 1 0 0
2 Phòng Tài chính và Kế toán 7 0 2 5
3 Cán bộ lãnh đạo các khoa, phòng
15 15
Cộng 23 1 17 5
Nguồn: Tổng hợp mẫu điều tra, 2018.
Theo như bảng hợp nêu trên, để tìm hiểu những thông tin phục vụ nghiên cứu trong đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến của lãnh đạo trường, cán bộ quản lý thuộc các khoa, phòng cụ thể như sau:
- Hiệu trưởng, chủ tài khoản: Tác giả tìm hiểu về quyết định giao tự chủ tài chính? Kế hoạch tài chính? Đánh giá về mức độ thỏa mãn những thông tin được cung cấp từ phòng kế toán?
- Cán bộ quản lý Khoa, Phòng: tác giả đề nghị phỏng vấn với mục đích tìm hiểu:
Mức độ tự chủ của Nhà trường như thế nào?
Nhà trường có xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ không?
Về cơ chế quản lý tài chính của đơn vị?
Thông tin về bộ máy kế toán?
Tổ chức hạch toán và báo cáo kế toán?
- Nhân viên phòng kế toán: gồm 6 Nhân viên phòng Kế toán, với mục đích tìm hiểu:
Về tổ chức bộ máy kế toán
Về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Về tổ chức hệ thống sổ kế toán
Về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Về tổ chức kiểm tra kế toán
01,02) do tác giả trực tiếp thực hiện, từ đó có những thông tin liên quan trực tiếp tới