Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Tổng quan về Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên
NGUYÊN
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên Thái Nguyên
Tên bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Địa chỉ: 479 Lương Ngọc Quyến, Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Điện Thoại: 0280.3855.198 Fax: 0280.3851.348
Website: www.bệnh việndktuthainguyen.gov.vn
Tháng 7/1951, Bệnh viện được thành lập tại Minh Lý, Minh Lập - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, với tên gọi: Bệnh viện Liên khu Việt Bắc trực thuộc khu Y tế Liên khu Việt Bắc. Những năm đầu mới thành lập, nhất là trong các năm tháng chiến tranh, Bệnh viện phải di chuyển nhiều nơi, cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị y tế thiếu, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ còn ít... nhưng đơn vị luôn hoàn thành tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân cho đồng bào các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc.
Ngày 01/7/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 268-SL, thành lập khu tự trị Việt Bắc, cùng trong thời gian đó Bệnh viện được đổi tên thành: Bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc, trực thuộc Ủy ban hành chính khu tự trị Việt Bắc.
Ngày 29/4/1997, Bộ Y tế có Quyết định số 744/QĐ-BYT đổi tên Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên thành Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trực thuộc Bộ Y tế.
Qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Bệnh viện đã phát triển lực lượng thầy thuốc giỏi, nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị y tế ngày càng hiện đại, xứng tầm bệnh viện hàng đầu trong khu vực Việt Bắc. Trong số 789 cán bộ công nhân viên của bệnh viện có 1 Phó giáo sư - Tiến sĩ, 8 Tiến sĩ, 23 bác sĩ chuyên khoa II, 63 thạc sĩ, 42 bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa I công tác ở 42 khoa, phòng, trung tâm…Bệnh viện đã sử dụng nhiều thiết bị hiện đại như: máy xét nghiệm sinh hóa tự động; hệ thống máy phân tích tế bào máu; máy chụp mạch,
chụp buồng tim; máy siêu âm màu 4D; máy chụp huỳnh quang đáy mắt; máy tim, phổi nhân tạo; máy chụp cộng hưởng từ (MRI)... Bệnh viện đã thực hiện tốt nhiều dịch vụ y tế chuyên sâu như: nút mạch máu điều trị các khối u, phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối bán phần và toàn phần, phẫu thuật vi phẫu nối các chi thể bị đứt rời, đặt Stent động mạch vành tim; thay máu điều trị vàng da nhân sơ sinh; phẫu thuật tim kín, phẫu thuật tim hở; phẫu thuật khối u nội sọ… Trung bình mỗi ngày bệnh viện có từ 900 đến 1.200 bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú, khoảng hơn 1.000 bệnh nhân điều trị nội trú hàng ngày. Quy mô giường bệnh của Bệnh viện cũng tăng từ 600 giường năm 2007 lên tới 1.086 giường vào năm 2014, công suất sử dụng giường bệnh đạt 92,03%. Bệnh viện đã cử các cán bộ có trình độ chuyên môn cao về tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho 16 bệnh viện huyện, tỉnh thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng...
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Đội ngũ lãnh đạo gồm 1 Giám đốc và 5 Phó Giám Đốc gánh trên vai trọng Đội ngũ lãnh đạo gồm 1 Giám đốc và 5 Phó Giám Đốc gánh trên vai trọng trách lớn, đã phát huy tinh thần đoàn kết tập hợp, điều hành cả một tập thể y bác sĩ luôn một lòng đặt trên mình trách nhiệm của người thầy thuốc, người lương y như từ mẫu, đặt sức khoẻ bệnh nhân lên hàng đầu chăm lo sức khoẻ cho bệnh nhân không quản ngày đêm, lễ tết, bất cứ khi nào bệnh nhân cần, đội ngũ y bác sĩ luôn sát cánh bên giường bệnh, mỗi một bệnh nhân phục hồi sức khoẻ là vạn niềm vui đối với tập thể bác sĩ. Phòng ban chuyên môn của bệnh viện gồm có 7 phòng ban. Số khoa, trung tâm chuyên môn của bệnh viện là 35 đơn vị, trong đó, số khoa lâm sàng 24 khoa, số khoa cận lâm sàng: 11 khoa. Tổng số biên chế là 789 người. Trong đó số CBCC viên chức là 711 người. Hợp đồng dài hạn, hợp đồng 68 là 78 người.
Bệnh viện đã có đường dây nóng trực 24/24 để giải quyết kịp thời bất cứ thông tin của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Là bệnh viện có thể thực hiện được nhiều kỹ thuật cao ở nhiều chuyên khoa, tuy nhiên các bệnh nhân đến viện hầu như không phải nằm ghép, bệnh viện luôn cân đối số lượng người bệnh để đảm bảo sự phục vụ chu đáo tối đa. Trong một thế giới luôn luôn vận động thay đổi, thì thứ gì có thể tồn tại bền lâu nhất. Cơ sở vật chất rồi cũng sẽ xuống cấp, trang thiết bị dù có hiện đại rồi cũng sẽ lỗi thời, trình độ công nghệ cũng có thể bị nhân bản sao chép và con người cũng sẽ già đi theo thời gian và tuổi tác…
Nhưng chỉ có một thứ mà bệnh viện có thể xây dựng và vun đắp theo thời gian, đó chính là hình ảnh về một Bệnh viện y đức trong lòng bệnh nhân.
3.1.3. Giới thiệu về Khoa Khám bệnh- bệnh viên Đa khoa TW Thái Nguyên
3.1.3.1. Giới thiệu về lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Khoa Khám bệnh
Cùng với sự hình thành của bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc ( tháng 7 năm 1951- nay là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên) Phòng Khám bệnh được hình thành với cơ cấu tổ chức ban đầu là phòng khám Nội - Nhi - Lây. Đội ngũ cán bộ viên chức lao động của Bệnh viện Việt Bắc ( nay là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên) nói chung và cán bộ viên chức lao động của Phòng Khám trước kia ( nay là Khoa Khám bệnh Đa khoa) nói riêng, luôn kề vai sát cánh, đoàn kết thống nhất khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn để làm việc, học tập và cống hiến sức lực, trí tuệ cho công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi Đông Bắc. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ tiền nhiệm, đội ngũ cán bộ viên chức khoa khám bệnh hiện nay luôn tích cực hoạt động, lao động sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại,phát huy tốt mọi nguồn lực được trang bị để phục vụ bệnh nhân ngày càng chất lượng và hiệu quả với lòng nhiệt tình tâm huyết: “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, Bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, Bệnh nhân về dặn dò chu đáo”.
Vì vậy trong nhiều năm, đặc biệt 10 năm gần đây tập thể khoa khám bệnh liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, ba năm liền được Bộ trưởng Bộ y tế tặng bằng khen, nhiều cá nhân được khen thưởng từ cấp cơ sở đến cấp Bộ, Ngành vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác khám chữa bệnh và các hoạt động phong trào khác, trong đó có 05 thầy thuốc được phong tặng danh hiệu thầy thuốc ưu tú, 27 thầy thuốc được tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Được sự quan tâm của bộ y tế, của Đảng ủy, Ban Giám Đốc Bệnh viện năm 2006 khoa Khám Bệnh được xây dựng lại khang trang với kiến trúc hiện đại, tòa nhà ba tầng với tổng diện tích 3.864m, gồm 64 phòng làm việc, với 6 đơn vị nhỏ trực thuộc (đơn nguyên cấp cứu; phòng khám quản lý bệnh đái tháo đường; phòng khám, quản lý, theo dõi điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp; phòng khám cơ xương khớp; các phòng khám chuyên khoa sâu; phòng lấy bệnh
phẩm xét nghiệm). Hàng ngày, khoa Khám bệnh tiếp đón trên một nghìn lượt bệnh nhân đến khám bệnh, khám sức khỏe định kỳ và khám tuyển học tập, lao động trong và ngoài nước...Không chỉ có hạ tầng cơ sở khang trang, rộng rãi, Khoa Khám bệnh còn được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại: Máy chụp cắt lớp vi tính, Chụp XQ có gắn hệ thống Computer trả kết quả nhanh, chính xác, máy siêu âm hình ảnh 3D, siêu âm Doppler tim - mạch máu hiện đại, máy noi soi đại trực tràng và hệ thống labo sinh hóa, huyết học, vi sinh, giải phẫu bệnh phục vụ bệnh nhân ngay tại khoa khám bệnh.
Cùng với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ thầy thuốc của khoa Khám Bệnh Đa khoa không ngừng được đào tạo bồi dưỡng, cặp nhật kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cấp cứu, kỹ năng giao tiếp, cho đến nay đội ngũ cán bộ viên chức khoa Khám Bệnh đã lớn mạnh về số lượng và chất lượng: gồm 54 cán bộ viên chức, trong đó có 15 Bác sỹ chính quy (7 thạc sỹ nội khoa, HSCC, 1 Bác sỹ chuyên khoa II, 7 Bác sỹ hệ chính quy đã được đào tạo sơ bộ về các kỹ thuật cấp cứu nôi khoa, 37 cử nhân điều dưỡng và điều dưỡng trung cấp, 2 công nhân.
Khoa Khám bệnh tổ chức dây truyền khám chữa bệnh một chiều, khoa học nề nếp và hiệu quả, linh hoạt trong các tình huống khi có dịch bệnh, thiên tai thảm họa...Khi bệnh nhân đến khoa Khám bệnh Đa khoa sẽ được bộ phận tiếp đón hướng dẫn vào các phòng khám chuyên khoa tùy theo mô hình bệnh tật và mức độ nặng nhẹ.
3.1.3.2. Quy trình khám bệnh tại khoa Khám bệnh
Bước 1: Bệnh nhân đến khoa khám bệnh
- Bệnh nhân rút số khám tại cây phát số phía cổng chính vào khoa khám bệnh
- Sau khi có số tiếp đón khám, người bệnh ngồi chờ tại ghế đợi hệ thống gọi số lên đăng ký khám.
Bước 2: Đăng ký khám bệnh
1. Bệnh nhân có thẻ BHYT
- Sau khi được gọi vào ô tiếp đón theo số thứ tự bệnh nhân xuất trình thẻ BHYT và số khám được rút, số khám chữa bệnh của bệnh viện có điền đầy đủ thông tin (chưa có sổ mua tại bản đăng ký).
- Sau đó bệnh nhân được in phiếu đăng ký khám (gồm số thứ tự khám, số phòng khám, tên phòng khám, tầng khám) kẹp vào sổ khám bệnh.
2. Bệnh nhân không có thẻ BHYT
- Sau khi được gọi vào ô tiếp đón theo số thứ tự, bệnh nhân đưa sổ khám chữa bệnh của bệnh viện có điền đầy đủ thông tin (chưa có sổ mua tại bản đăng ký).
- Bệnh nhân nộp tiền khám bệnh tại bộ phận viện phí
- Sau đó bệnh nhân được in phiếu đăng ký khám (gồm số thứ tự khám, số phòng khám, tên phòng khám, tầng khám), kẹp vào sổ khám bệnh.
Bước 3: Đến phòng khám bệnh
- Bệnh nhân chờ trước phòng khám theo thông tin được in trên giấy đăng ký khám (Theo biển phòng khám, tên phòng khám)
- Chờ đến lượt khám theo màn hình trước phòng khám
- Sau khi bác sĩ khám xong, điều dưỡng phòng khám hướng dẫn cho bệnh nhân làm các bước tiếp theo (đi làm xét nghiệm, chuyển phòng khám, lấy thuốc sau khám).
Bước 4: Bệnh nhân có chỉ định làm cận lâm sàng
1. Bệnh nhân có BHYT
- Làm xét nghiệm tại tầng 2 khoa khám bệnh phòng 202 - Làm Xquang, Cty tại tầng 1 khoa khám bệnh
- Làm siêu âm, nội soi.. tại tầng 2 khoa khám bệnh. 2. Bệnh nhân không có BHYT
- Bệnh nhân qua bộ phận thu viện phí đóng tiền đã được chỉ định CLS - Làm xét nghiệm tại tầng 2
- Làm Xquang, Cty tại tầng 1 khoa khám bệnh - Làm siêu âm, nội soi.. tại tầng 2 khoa khám bệnh.
Bước 5: Bệnh nhân quay lại phòng khám (cho làm xét nghiệm, CLS)
- Tại đây bác sĩ đưa ra kết luận và in kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân - Bác sĩ cho thuốc theo bệnh của bệnh nhân.
* Với bệnh nhân BHYT
- In chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân
- Bệnh nhân qua tầng 1 khoa khám bệnh duyệt BHYT và đóng chi phí khám chữa bệnh (nếu có)
- Bệnh nhân qua quầy phát thuốc BHYT bệnh viện lấy thuốc (nếu có). 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn được thu thập từ các công trình nghiên cứu đã được công bố, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước và các website. Thông tin về số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ khám bệnh, điều kiện cơ sở vật chất, kết quả khám bệnh... được thu thập từ các phòng ban chuyên môn của Bệnh viện và Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên.
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp này liên quan đến việc thu thập dữ liệu trực tiếp từ người được nghiên cứu thông qua khảo sát, điều tra (sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn). Số lượng mẫu điều tra cụ thể như sau:
Đối tượng khảo sát Số lượng Phương pháp Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách Khoa
Khám bệnh 1 Phỏng vấn sâu Ban Chủ nhiệm Khoa Khám bệnh 3 Phỏng vấn sâu Khối phòng, ban thuộc Khoa Khám bệnh 13 Bảng hỏi, phỏng vấn sâu Khối Cận lâm sàng thuộc Khoa Khám bệnh 17 Bảng hỏi, phỏng vấn sâu Khối lâm sàng thuộc Khoa Khám bệnh 21 Bảng hỏi, phỏng vấn sâu Người bệnh 65 Bảng hỏi, phỏng vấn sâu
Tổng cộng 120
Tiến hành điều tra toàn bộ cán bộ có liên quan trực tiếp đến công tác khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên, bao gồm Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách Khoa Khám bệnh, Ban Chủ nhiệm Khoa Khám bệnh, Khối phòng, ban thuộc Khoa Khám bệnh, Khối Cận lâm sàng thuộc Khoa Khám bệnh, Khối lâm sàng thuộc Khoa Khám bệnh. Ngoài ra, theo Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số cần ước lượng. Tuy nhiên, kích thước mẫu phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và phương pháp phân tích. Trong nghiên cứu này, tác giả
lựa chọn ngẫu nhiên 65 người bệnh tại Khoa Khám bệnh, tổng số mẫu điều tra trong đề tài là 120 mẫu.
a. Thiết kế phiếu điều tra
Phiếu điều tra được thiết kế các câu hỏi về các nội dung như sự hài lòng về chất lượng khám bệnh, cơ sở vật chất của bệnh viện, chuyên môn, thái độ phục của bác sỹ khám bệnh, chi phí khám bệnh. Phiếu điều tra sử dụng thang đo likert cho đối tượng điều tra để đánh giá chất lượng dịch vụ khám bệnh.
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này liên quan đến việc thu thập dữ liệu từ những báo cáo hàng năm về số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức khám chữa bệnh bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên. Dữ liệu này bao gồm hồ sơ của công chức như tuổi, giới, trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn.
b. Phương pháp điều tra
Tác giả gặp trực tiếp khách hàng sau khi hoàn tất thủ tục thanh toán viện phí tại bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên sẽ được mời tham gia nghiên cứu bằng việc trả lời các thông tin trong bảng hỏi. Tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu. Việc thu thập thông tin qua phiếu điều tra được thực hiện vào tháng 4-5 năm 2017.
c. Xây dựng bộ công cụ
Tác giả xây dựng bộ câu hỏi dựa trên một số nghiên cứu đã được triển khai của Ngô Thị Doãn (2002), Lê Nữ Thanh Uyên (2006), Nguyễn Đức Thành (2006)…, kết hợp với thang đo likert (2002) để đánh giá chất lượng dịch vụ khám bệnh tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên thông qua sự hài lòng của khách hàng đến khám bệnh. Bộ câu hỏi lấy ý kiến đánh giá có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
Thang đo Likert được xây dựng với thang điểm từ 1 (kém) đến 5 (tốt) cho bảng câu hỏi sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Thang điểm Thang giá trị trung bình Mô tả chất lượng 5 4.20 - 5.00 Tốt
4 3.40 - 4.19 Khá
3 2.60 - 3.39 Trung bình 2 1.80 - 2.59 Yếu
Thang đo để đánh giá chất lượng dịch vụ khám bệnh gồm có 7 nội dung với 39 tiểu mục, cụ thể:
1. Đội ngũ nhân viên khám bệnh: 7 tiểu mục
2. Sự hiệu quả và tính liên tục của dịch vụ khám bệnh: 4 tiểu mục