Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh của bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 37)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn được thu thập từ các công trình nghiên cứu đã được công bố, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước và các website. Thông tin về số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ khám bệnh, điều kiện cơ sở vật chất, kết quả khám bệnh... được thu thập từ các phòng ban chuyên môn của Bệnh viện và Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp này liên quan đến việc thu thập dữ liệu trực tiếp từ người được nghiên cứu thông qua khảo sát, điều tra (sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn). Số lượng mẫu điều tra cụ thể như sau:

Đối tượng khảo sát Số lượng Phương pháp Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách Khoa

Khám bệnh 1 Phỏng vấn sâu Ban Chủ nhiệm Khoa Khám bệnh 3 Phỏng vấn sâu Khối phòng, ban thuộc Khoa Khám bệnh 13 Bảng hỏi, phỏng vấn sâu Khối Cận lâm sàng thuộc Khoa Khám bệnh 17 Bảng hỏi, phỏng vấn sâu Khối lâm sàng thuộc Khoa Khám bệnh 21 Bảng hỏi, phỏng vấn sâu Người bệnh 65 Bảng hỏi, phỏng vấn sâu

Tổng cộng 120

Tiến hành điều tra toàn bộ cán bộ có liên quan trực tiếp đến công tác khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên, bao gồm Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách Khoa Khám bệnh, Ban Chủ nhiệm Khoa Khám bệnh, Khối phòng, ban thuộc Khoa Khám bệnh, Khối Cận lâm sàng thuộc Khoa Khám bệnh, Khối lâm sàng thuộc Khoa Khám bệnh. Ngoài ra, theo Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số cần ước lượng. Tuy nhiên, kích thước mẫu phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và phương pháp phân tích. Trong nghiên cứu này, tác giả

lựa chọn ngẫu nhiên 65 người bệnh tại Khoa Khám bệnh, tổng số mẫu điều tra trong đề tài là 120 mẫu.

a. Thiết kế phiếu điều tra

Phiếu điều tra được thiết kế các câu hỏi về các nội dung như sự hài lòng về chất lượng khám bệnh, cơ sở vật chất của bệnh viện, chuyên môn, thái độ phục của bác sỹ khám bệnh, chi phí khám bệnh. Phiếu điều tra sử dụng thang đo likert cho đối tượng điều tra để đánh giá chất lượng dịch vụ khám bệnh.

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này liên quan đến việc thu thập dữ liệu từ những báo cáo hàng năm về số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức khám chữa bệnh bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên. Dữ liệu này bao gồm hồ sơ của công chức như tuổi, giới, trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn.

b. Phương pháp điều tra

Tác giả gặp trực tiếp khách hàng sau khi hoàn tất thủ tục thanh toán viện phí tại bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên sẽ được mời tham gia nghiên cứu bằng việc trả lời các thông tin trong bảng hỏi. Tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu. Việc thu thập thông tin qua phiếu điều tra được thực hiện vào tháng 4-5 năm 2017.

c. Xây dựng bộ công cụ

Tác giả xây dựng bộ câu hỏi dựa trên một số nghiên cứu đã được triển khai của Ngô Thị Doãn (2002), Lê Nữ Thanh Uyên (2006), Nguyễn Đức Thành (2006)…, kết hợp với thang đo likert (2002) để đánh giá chất lượng dịch vụ khám bệnh tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên thông qua sự hài lòng của khách hàng đến khám bệnh. Bộ câu hỏi lấy ý kiến đánh giá có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.

Thang đo Likert được xây dựng với thang điểm từ 1 (kém) đến 5 (tốt) cho bảng câu hỏi sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

Thang điểm Thang giá trị trung bình Mô tả chất lượng 5 4.20 - 5.00 Tốt

4 3.40 - 4.19 Khá

3 2.60 - 3.39 Trung bình 2 1.80 - 2.59 Yếu

Thang đo để đánh giá chất lượng dịch vụ khám bệnh gồm có 7 nội dung với 39 tiểu mục, cụ thể:

1. Đội ngũ nhân viên khám bệnh: 7 tiểu mục

2. Sự hiệu quả và tính liên tục của dịch vụ khám bệnh: 4 tiểu mục

3. Các thiết bị khám bệnh: 7 tiểu mục

4. Thông tin khám bệnh: 6 tiểu mục

5. Chi phí khám bệnh: 5 tiểu mục

6. Sự quan tâm và chăm sóc bệnh nhân: 4 tiểu mục 7. Các dịch vụ liên qua đến khám bệnh: 6 tiểu mục 3.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

Số liệu sau khi làm sạch sẽ được nhập và phần mềm excel để xử lý và phân tích thống kê. Điểm đánh giá được chia thành 5 nhóm với thang giá trị trung bình từ 4,2-5,0 là tốt; 3,4- 4,19 là khá; 2,6- 3,39 là trung bình; 1,8- 2,59 là yếu; và 1,0- 1,79 là kém. Điểm đánh giá ở các mức trên sẽ phản ánh chất lượng dịch vụ khám bệnh của khoa khám bệnh, bệnh viên đa khoa trung ương Thái Nguyên.

* Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp này giúp nhà nghiên cứu có được tài liệu, số liệu về vấn đề nghiên cứu cũng như các vấn đề liên quan. Từ đó tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu và phản ánh, phân tích tài liệu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá biến động của các hiện tượng giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.

* Phương pháp so sánh

Nhằm so sánh, đánh giá và kết luận về chất lượng dịch vụ khám bệnh của Bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên. Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu; trong luận văn sử dụng phương pháp này để xác định mức độ biến động trên mọi mặt của Bệnh viện từ đó đánh giá chất lượng dịch vụ khám bệnh qua các năm. Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự thông qua các tỷ số bằng phương pháp tỷ lệ, so sánh các nguồn khác nhau về thời gian,

không gian để có nhận xét đúng đắn về chất lượng dịch vụ khám bệnh tại Bệnh viên Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ khám bệnh là 1 công cụ để đo lường chất lượng chăm sóc và dịch vụ, nó phải có liên hệ với những kết quả sức khỏe tốt hơn, phù hợp với những hiểu biết về khoa học hiện tại cũng như đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Đánh giá tổng quan về chất lượng dịch vụ khám bệnh của Bệnh viện từ lãnh đạo. Các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ khám bệnh của Bệnh viện, luận văn sử dụng một số chỉ tiêu sau:

- Số liệu thu được từ bảng câu hỏi được tổng hợp, phân loại, phân tích, xử lý sau đó được diễn giải. Trọng số trung bình cũng được sử dụng để đo mức độ đánh giá của những người được điều tra về thực trạng chất lượng dịch vụ khám bệnh.

Các công thức sử dụng trong xử lý số liệu:

Giá trị phần trăm (%) = f *100 N

Trong đó: f = giá trị tương ứng của từng đối tượng nghiên cứu N = Tổng số đối tượng nghiên cứu.

Giá trị trung bình:

  f

X

N

Trong đó: X = Giá trị trung bình

∑f = tổng giá trị tương ứng các đối tượng nghiên cứu N = Tổng số đối tượng nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

4.1.1. Đội ngũ y bác sỹ khám bệnh

Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ nhân viên bệnh viện đã ngày càng vững mạnh với chuyên môn tay nghề vững chắc, chuyên sâu. Đến cuối năm 2016 tổng số cán bộ nhân viên phòng khám bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên là 197 cán bộ nhân viên, tăng nhiều so với các năm trước đây (năm 2005 bệnh viện có 120 nhân viên). Phòng khám gồm hai thành phần nhân sự là nhân viên được biên chế và nhân viên hợp đồng. Nhân sự biên chế là những nhân sự đã qua thời gian làm dài, đạt đủ chuyên môn làm việc của bệnh viện được Ban giám đốc bệnh viện thông qua dựa trên ý kiến phê duyệt của bộ phận đánh giá nhân sự. Trong tổng số 197 cán bộ hiện có, phòng khám có 88 cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm hơn 44%, số cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng chủ yếu là y tá và các điều dưỡng viên. Phân bổ lao động ở các đơn vị theo trình độ được thể hiện ở bảng và biểu đồ sau: gồm 54 cán bộ viên chức, trong đó có 15 Bác sỹ chính quy (7 thạc sỹ nội khoa, HSCC, 1 Bác sỹ chuyên khoa II, 7 Bác sỹ hệ chính quy đã được đào tạo sơ bộ về các kỹ thuật cấp cứu nôi khoa, 37 cử nhân điều dưỡng và điều dưỡng trung cấp, 2 công nhân.

Bảng 4.1. Đội ngũ y bác sỹ khám bệnh năm 2016 tại Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên

Chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

BS CK I,II 1 1,8%

Thạc sĩ 7 13%

Đại học 44 81,4%

Trung cấp 2 3,8%

Tổng số lao động 54 100,0

Nguồn: Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên (2016)

Mặc dù số lượng lao động có trình độ đại học trở lên khá cao, chiếm tới 45 %, tuy nhiên số lao động có trình độ cao như Bác sĩ chuyên khoa I, II, lại rất thấp chỉ chiếm 1,8% trong tổng số. So với năm 2014, số lượng bác sỹ chuyên

khoa I, II có chiều hướng giảm đi, với số lượng giảm là 2 người. Số lượng giảm một phần do điều chuyển công tác, một phần do thu nhập chưa tương xứng nên có 2 bác sỹ chuyên khoa chuyển công tác về Hà Nội, nơi có mức thu nhập cao hơn. Để nâng cao trình độ đội ngũ, đáp ứng ngày càng cao của người dân trong việc khám bệnh, trong thời gian tới bệnh viện cần có thêm nhiều hình thức khuyến khích, tạo điều kiện hơn nữa để khuyến khích người lao động nâng cao trình độ học tập, tay nghề.

Nếu phân chia rõ cơ cấu lao động theo trình độ tại Khoa khám bệnh của bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên thì ta thấy rằng số lượng bác sĩ có trình độ chuyên môn cao nhất là ở khối lâm sàng với 2 thạc sĩ và 17 bác sĩ. Số liệu cụ thể được minh chứng qua bảng dưới đây:

Bảng 4.2. Cơ cấu lao động theo trình độ tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên năm 2016

ĐVT: người Phòng ban Trung cấp Đại học Thạc sĩ BS CK I,II Tổng

cộng Ban CN Khoa 2 1 Khối phòng, ban 12 1 Khối Cận lâm sàng 15 2 Khối lâm sàng 2 17 2 Tổng cộng 2 44 7 1 54

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên (2016)

Với đặc thù là đơn vị khám, tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, tại phòng khám đa khoa trung ương Thái Nguyên, số lao động nữ thường cao gấp 1,4 lần số lao động nam (năm 2016), và lao động nữ tập trung chủ yếu ở lực lượng lâm sáng và cận lâm sàn. Lực lượng lao động nam chủ yếu là các bác sỹ ở khối lâm sàng. Phân bổ lao động theo giới tính tại bệnh viện được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Cơ cấu lao động theo giới tính tại Bệnh viện ĐK TW Thái Nguyên Thái Nguyên

ĐVT: người Phòng ban Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Ban chủ nhiệm khoa 0 3 0 3 0 3 Khối phòng, ban 5 4 6 4 8 5 Khối Cận lâm sàng 9 5 10 6 10 7 Khối lâm sàng 12 7 12 7 13 8

Tổng cộng 26 19 28 20 31 23

Nguồn: Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên (2016)

Về độ tuổi, tại khoa khám bệnh, số lao động từ 20 đến 35 tuổi có 30 người chiếm 56%; Số lao động từ 36 đến 50 tuổi có 15 người chiếm 28%; Số lao động trên 50 tuổi có 9 người chiếm 17%. Xét về cơ cấu độ tuổi, cơ cấu này khá hợp lý, đảm bảo luôn có lực lượng kế cận số lao động chuẩn bị nghỉ hưu đồng thời tạo điều kiện cho số lao động trẻ học tập trực tiếp các kinh nghiệm từ lao động có kinh nghiệm cao hơn. Phân bổ lao động theo độ tuổi tại khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Khoa khám bệnh Bệnh viện ĐK TW Thái Nguyên năm 2016

ĐVT: người Đơn vị Nhóm tuổi từ 20-35 Nhóm tuổi từ 36-50 Nhóm tuổi trên 50 Ban chủ nhiệm khoa 0 2 1 Khối phòng, ban 7 4 2 Khối Cận lâm sàng 8 5 4

Khối lâm sàng 15 4 2

Tổng cộng 30 15 9

Tỷ lệ 56% 28% 17%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Để góp phần cùng ngành Y tế thực hiện tốt sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh, những năm gần đây, ngoài việc chú trọng công tác nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho người

bệnh, khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên còn quan tâm tới việc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của khoa khám bệnh của bệnh viện.

Xác định đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho đội ngũ cán bộ của bệnh viện là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, do đó ban lãnh đạo bệnh viện đã tạo những điều kiện tốt nhất để cán bộ được học để nâng cao trình độ, chuyên môn để đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bảng 4.5. Hoạt động đào tạo nâng cao trình độ của khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên năm 2014-2016

Hình thức đào tạo

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh tuyệt đối So sánh tương đối Số

người Tỷ lệ người Số Tỷ lệ người Số Tỷ lệ 15/14 16/15 15/14 16/15 1. Bệnh viện tổ chức 29 18,83 33 17,65 36 18,27 4 3 113.7 109.1 1.1. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 18 11,69 26 13,90 28 14,21 8 2 144.4 107.6 1.2. Đào tạo ngắn hạn trong nước 07 4,55 05 2,67 05 2,54 -2 0 71.4 100 1.3. Đào tạo dài

hạn trong nước 04 2,60 02 1,07 03 1,52 -2 1 50.0 150.0 2. CBCNV tự

đăng ký học các lớp đào tạo dài hạn

17 11,04 22 11,76 24 12,18 5 2 129.4 109.1

2.1. Sau đại học 11 7,14 13 6,95 12 6,09 2 -1 118.1 92.3 2.3. Đại học 04 2,60 06 3,21 05 2,54 2 -1 150.0 40 2.4. Cao đẳng 01 0,65 03 4,11 07 3,55 2 4 300.0 233.3

Nguồn: Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên (2016)

Có thể nói công tác đào tạo, phát triển đội ngũ được bệnh viện khá quan tâm và hằng năm đều dành ra một khoản kinh phí nhất định để triển khai thực hiện. Nội dung các chương trình đào tạo phát triển chủ yếu nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên chức và phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong những năm vừa qua bệnh viện cũng thường xuyên xin được các chỉ tiêu đào tạo, kinh phí đào tạo của các tổ chức phi chính phủ.

Nhìn chung, việc đào tạo trong công việc tại bệnh viện luôn được đánh giá tốt, mang lại kết quả cao, nâng cao được khả năng làm việc của đội ngũ nhân viên trẻ, tăng khả năng thích nghi công việc ở các bộ phận nhờ phương pháp luân chuyển cán bộ trong các khoa, phòng với nhau. Các kế hoạch về đào tạo còn mang tính tự phát chưa đi vào chiều sâu của việc đào tạo và phát triển các cán bộ nhân viên bệnh viện. Đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên môn sau đại học còn thiếu. Lớp trẻ tiếp cận vẫn còn non yếu. Công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân sự dài hạn chưa có kế hoạch bài bản cụ thể. Các khóa học đào tạo tại chỗ thiếu chiều sâu còn mang nặng về mặt lý thuyết, thực hành chỉ mang tính chất hình thức (vì là hình thức đào tạo tập thể). Việc cử các cán bộ đi học nhiều khi không giám sát được nên cũng chỉ là hình thức “học để lấy bằng”. Bệnh viện còn thiếu chú trọng đến việc đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh của bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)